Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp quận Cầu Giấy năm học 2018- 2019 môn thi Hóa học

pdf 2 trang mainguyen 17300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp quận Cầu Giấy năm học 2018- 2019 môn thi Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_quan_cau_giay_nam_hoc_2018_20.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp quận Cầu Giấy năm học 2018- 2019 môn thi Hóa học

  1. [ĐỀ THI HSG HÓA 9 QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI – 01/12/2018] ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP QUẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2018- 2019 Môn thi: hóa học ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 01/12/2018 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2,0 điểm) Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ điều chế khí Z từ chất X được lắp đặt như hình vẽ: a. Biết Y là chất xúc tác, hãy xác định các chất X, Y, Z trong phòng thí nghiệm. Sau phản ứng khối lượng Y thay đổi như thế nào? b. Theo hình vẽ, khí Z đã được thu bằng phương pháp nào? Tại sao có thể dùng phương pháp đó để thu khí Z? c. Hãy đề xuất một phương pháp khác để thu khí Z. Với phương pháp này, làm thế nào để biết khí Z đã được thu vào đầy bình? d. Tại sao phải lắp ống nghiệm theo phương ngang, hơi dốc, đáy ống nghiệm cao hơn so với miệng ống nghiệm? e. Tại sao khi muốn dừng phản ứng thì phải tháo ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm rồi mới được tắt đèn cồn? Câu 2: (3,0 điểm) Hãy chọn các chất thích hợp và viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ biến hóa sau: X ABDP X   Y M X N Q  Y R Cho biết: các chất A, B, D, Y là hợp chất của Natri. Các chất P, Q, R là hợp chất của Bari. Các chất N, Q, R không tan trong nước. X là chất khí không mùi, làm đục dung dịch nước vôi trong. Câu 3: (3,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 88,05 gam hỗn hợp A gồm FeSO4, MgSO4, K2SO4 vào nước được dung dịch X. Cho dung dịch A tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch BaCl2 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Cô cạn dung dịch Y thu được 73,05 gam muối khan. a. Tính thể tích dung dịch BaCl2 2M đã dùng và khối lượng kết tủa Z. b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A biết số mol MgSO4 bằng ¼ tổng số mol hỗn hợp A. c. Lấy 400 gam dung dịch KOH 12,6% cho tác dụng với dung dịch Y thu được ở trên. Sau phản ứng, lọc tách kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính giá trị của m. [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 1
  2. [ĐỀ THI HSG HÓA 9 QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI – 01/12/2018] Câu 4: (2,0 điểm) Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu trong 200 gam dung dịch HCl a% vừa đủ. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 7,2 gam chất rắn. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 48 gam chất rắn khan. Tính giá trị của m và a. Câu 5: (2,0 điểm) Dẫn 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M. Sau phản ứng thu được dung dịch A. Rót 250 ml dung dịch B gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 xM vào dung dịch A thấy xuất hiện 3,94 gam kết tủa. Tìm x. Câu 6: (3,0 điểm) Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với sắt từ oxit trong điều kiện không có không khí. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần. Phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 38,64 gam. Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thấy có 2,688 lít khí thoát ra. Hòa tan phần 2 bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 21,504 lít khí. Biết các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100% và các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính khối lượng sắt thu được sau phản ứng nhiệt nhôm. Câu 7: (4,5 điểm) Trộn đều 36 gam hỗn hợp bột X gồm MgCO3 và kim loại R có hóa trị không đổi rồi chia làm hai phần bằng nhau. - Phần 1 : đem đốt nóng trong không khí. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,2 gam hỗn hợp các oxit kim loại. - Phần 2 : để hòa tan hết cần vừa đủ 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1,2M và H2SO4 0,3M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và V lít khí B (đktc). a. Xác định kim loại R. b. Tính tỉ khối của B so với H2. c. Cho 68,5 gam Ba kim loại vào dung dịch A. Sau khi các phản ứng kết thúc, lọc được m gam chất rắn F không tan và 500 ml dung dịch E. Tính giá trị của m và nồng độ của mỗi chất tan có trong dung dịch E. [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 2