Quy trình tổ chức hoạt động học của học sinh

pptx 18 trang hoaithuong97 5800
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình tổ chức hoạt động học của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxquy_trinh_to_chuc_hoat_dong_hoc_cua_hoc_sinh.pptx

Nội dung text: Quy trình tổ chức hoạt động học của học sinh

  1. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
  2. Tiến trình tổ chức hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học cần được thiết kế thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp và kỹ thuật dạy học đặc thù bộ môn Tuy có những điểm khác nhau, nhưng tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực đều tuân theo con đường nhận thức chung. Hoạt động của học sinh trong mỗi bài học có thể được thiết kế như sau:
  3. 1. Tình huống xuất phát (Hoạt động khởi động) Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong bài học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Các câu hỏi/nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi/vấn đề mở, không nhất thiết HS phải có câu trả lời hoàn chỉnh. Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
  4. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của bản thân. Giáo viên giúp học sinh xây dựng được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần “chốt” kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng.
  5. 3. Hoạt động luyện tập Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được. Trong hoạt động này, học sinh được yêu cầu áp dụng trực tiếp kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề trong học tập. Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề để học sinh ghi nhận và vận dụng, trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh câu trả lời/giải quyết vấn đề đặt ra trong "Hoạt động khởi động".
  6. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương. Giáo viên cần gợi ý học sinh về những hoạt động, sự kiện, hiện tượng cần quan sát trong cuộc sống hàng ngày, khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học, mô tả yêu cầu về sản phẩm mà học sinh cần hoàn thành để học sinh quan tâm thực hiện. Chú ý: Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
  7. PHƯƠNG PHÁP CHIA SẺ GIỜ DẠY Theo CV 5555: 1. Kế hoach DH và phương tiện DH - Mức độ phù hợp của chuỗihoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. - Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. - Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. - Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
  8. 2. Tổ chức HĐ học cho HS - Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. - Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
  9. 3. HĐ học của HS - Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. - Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
  10. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC 1. Khi dự giờ - Vị trí quan sát của người dự: + Người dự giờ nên đứng ở vị trí có thể quan sát học sinh một cách tốt nhất, tránh di chuyển nhiều làm ảnh hưởng tới lớp học. + Nên đứng ở hai bên hoặc phía trước lớp học. - Quan sát học sinh học và suy ngẫm: + Thái độ của học sinh khi tham gia học thể hiện qua nét mặt, hành vi: thích thú, tích cực, chán nản, uể oải + Khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập (có vừa sức không, có hiểu lời hướng dẫn không? )
  11. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC + Hoạt động nào học sinh hứng thú hay không hứng thú? Vì sao? + Hoạt động nào thu hút được tất cả học sinh tham gia? Vì sao? + Giáo viên làm thế nào để cuốn hút học sinh tham gia? + Những học sinh nào chưa/không tham gia vào hoạt động? + Chú ý đến những học sinh rất tích cực và những học sinh chưa tích cực?
  12. + Quan sát khi học sinh làm việc cá nhân/hoạt động nhóm: thời gian có đủ để học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc nắm được nội dung bài học không? Có bao nhiêu học sinh tham gia vào việc thực hiện nhiệm vụ? Có học sinh nào không tham gia? Vì sao? Trong trường hợp đó, chúng ta có thể làm gì để tất cả học sinh đều tham gia một cách có ý nghĩa? + Có học sinh nào không làm việc khi giáo viên giao nhiệm vụ cho cá nhân? Vì sao? + giáo viên có biết khai thác kinh nghiệm/ kiến thức của học sinh không? + Những kiến thức/ những kỹ năng mới nào mà học sinh học được thông qua hoạt động/ giờ học? + Giáo viên khai thác tình huống thực trong lớp học để ứng dụng cho hoạt động dạy và học thật linh hoạt, sống động.
  13. - Có thể chụp ảnh và quay video khi dự giờ: Việc chụp ảnh hoặc quay video bài học minh họa rất có lợi trong các buổi thảo luận. Những hình ảnh giờ học được trình chiếu lại sẽ giúp người dự có những minh chứng cụ thể cho các ý kiến nhận xét của mình. Các ý kiến nhận xét sẽ trở nên khách quan, có tính thuyết phục làm mọi người dễ dàng chấp nhận, tiếp thu các ý kiến phản hồi một cách tích cực. Nó cũng giúp người dạy nhìn lại quá trình dạy - học của chính mình, tự nhận ra ưu điểm và hạn chế của giờ học để rút kinh nghiệm.
  14. Hoặc khi phân tích biểu hiện tâm lý của một học sinh cụ thể ta có thể dừng hình ảnh đó lại để quan sát kĩ nét mặt, hành vi của học sinh này. Qua đó hiểu học sinh đang học thế nào, đang chịu áp lực gì, có thoải mái hay không Thông qua việc phân tích hình ảnh cụ thể mỗi giáo viên đều có thể học được từ người khác những nhận xét bổ ích. Ngoài ra, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh sống động của video cũng giúp cho buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung vào trọng tâm, mang lại hiệu quả làm cho người dự và người dạy hứng thú hơn.
  15. * Một số lưu ý khi chụp ảnh và quay video giờ học: + Chú ý không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong lớp. + Người quay phim hay chụp ảnh không đứng che khuất học sinh, làm cho học sinh không nhìn thấy bảng hay giáo viên. + Việc quay cận cảnh khuôn mặt, thái độ học sinh cần chú ý không làm học sinh phân tán việc học hay cảm thấy khó chịu. + Việc quay các sản phẩm học tập của học sinh không tự ý bố trí, can thiệp, xáo trộn công việc mà các em đang làm.
  16. 2. Khi góp ý giờ dạy Trong mỗi HĐ của GV và HS, người dự giờ cần: + Mô tả lại những gì mình nghe được, quan sát được; những biểu hiện cụ thể của học sinh như: vẻ mặt, thái độ, hoạt động, sản phẩm (Có thể dùng hình ảnh, video ghi được để minh họa); HS đã làm được gì? Chưa làm được gì? Tại sao? + Nguyên nhân của những khó khăn? + Làm gì để khắc phục những khó khăn? + Bài học có gì mới/sáng tạo so với sách giáo khoa, sách giáo viên, điều này được thể hiện qua kết quả học tập của học sinh như thế nào?
  17. + Các nội dung/hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh không? (đủ thời gian học, dễ hiểu, thu hút sự tham gia của học sinh ). + Các phương pháp, kỹ thuật dạy học có làm cho học sinh hứng thú mang lại hiệu quả thực sự không? Tại sao? (hoạt động nhóm? cá nhân?). + Học sinh được quan tâm/ hỗ trợ như thế nào? (học sinh tích cực, học sinh yếu kém, học sinh bị “bỏ quên” ). + Học sinh có cơ hội liên hệ kiến thức đã biết để hình thành kiến thức mới/luyện tập như thế nào? + Giải pháp của mình như thế nào trong mỗi tình huống cụ thể của giờ dạy? + Những điều mình học được thông qua giờ dạy?
  18. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN