Ôn tập học kỳ I - Môn Hóa 8 - Năm học 2017 - 2018

doc 3 trang hoaithuong97 3240
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kỳ I - Môn Hóa 8 - Năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_hoc_ky_i_mon_hoa_8_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Ôn tập học kỳ I - Môn Hóa 8 - Năm học 2017 - 2018

  1. ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN HÓA 8 - NĂM HỌC 2017 - 2018 I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn đáp án đúng: Câu 1: Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm các loại hạt là A. proton, nơtron B. proton, electron C. proton, nơtron, electron D. nơtron, electron Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm công thức hóa học của các hợp chất: A. CaCO3, NaOH, Fe, NaCl B. FeCO3, NaCl, H2SO4, NaOH C. NaCl, H2O, H2, NaOH D. HCl, NaCl, O2 , CaCO3 Câu 3: Khối lượng của 0,1 mol khí H2S là: A. 3,4 g B. 4,4 g C. 2,2 g D. 6,6 g Câu 4: Dãy các chất khí đều nặng hơn không khí là: A. SO2, Cl2, H2S B. N2, CO2, H2 C. CH4, H2S, O2 D. Cl2, SO2, N2 Câu 5: Một mol nguyên tử Nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm: A. 56 nguyên tử B. 3.1023 nguyên tử C. 12 nguyên tử D. 6.1023 nguyên tử Câu 6: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố Fe và O, trong đó nguyên tố oxi chiếm 30% về khối lượng trong hợp chất. Công thức hóa học của X là A. Fe3O4 B. Fe2O3 C. FeO D. Cả A, B và C đều sai Câu 7: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm công thức hóa học của các đơn chất: A. CaCO3, NaOH, Fe, H2 B. FeCO3, NaCl, H2SO4 , H2O C. NaCl, H2O, H2 , N2 D. H2 , Na , O2 , N2 , Fe Câu 8: Khối lượng của 0,01 mol khí SO2 là A. 3,3 g B. 0,35 g C. 6,4 g D. 0,64 g Câu 19: Dãy các chất khí đều nhẹ hơn không khí là: A. CO2, O2, H2S, N2 B. N2, CH4, H2, C2H2 C. CH4, H2S, CO2, C2H4 D. Cl2, SO2, N2, CH4 Câu 10: 0,25 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt: A. 56 nguyên tử B. 3.1023 nguyên tử C. 12 nguyên tử D. 1,5.1023 nguyên tử Câu 11: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố C và H, trong đó nguyên tố H chiếm 25% về khối lượng trong hợp chất. Công thức hóa học của X là A. C2H2 B. C2H4 C. CH4 D. C2H6 Câu 12: Phân tử khối của H2SO4 và H3PO4 lần lượt sẽ là: A. 94 đvC ; 98 đvC B. 98 đvC ; 98 đvC C. 96 đvC ; 98 đvC D. 98 đvC ; 100 đvC Câu 13: Biết Al có hóa trị III, chọn công thức hóa học đúng trong các công thức sau: A. Al3(SO4)2 B. AlSO4 C. Al2SO4 D. Al2(SO4)3 Câu 14: Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g Kaliclorat thu được 9,6g khí oxi và Kaliclorua. Khối lượng của Kaliclorua thu được là: A. 13g B. 14g C. 14,9g D. 15,9g Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + CuSO4 Alx(SO4)y + Cu a. Các chỉ số x, y lần lượt là: A. 3, 2 B. 2, 3 C. 1, 2 D. 1,1 b. Các hệ số cân bằng trong phương trình lần lượt là: A. 1,2,1,2 B. 3,2,1,2 C. 1,1,1,1 D. 2,3,1,3 Câu 16: Điều kiện chuẩn là điều kiện: A. 20oC; 1atm B. 0oC; 1atm C. 1oC; 0 atm D. 0oC; 2 atm Câu 17: Ở đkc, 1 mol của bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là: A. 11,2 lít B. 22,4 lít C. 24,2 lít D. 42,4 lít Câu 18: Số Avôgađrô có giá trị là: A. 6.1022 B. 6.1023 C. 6.1024 D. 6.1025 1
  2. Câu 19: Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, so sánh thể tích của 4g CH4 và 1g H2 ta có: A. Thể tích của CH4 lớn hơn B. Thể tích của H2 lớn hơn C. Bằng nhau D. Không thể so sánh được Câu 20: Hóa trị II của Fe ứng với CTHH nào sau đây: A. FeO B. Fe3O2 C. Fe2O3 D.Fe3O4 Câu 21: Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết khối lượng (m): m V A. m = n . M B. n = C. n = D. n = V . 22,4 M 22,4 Câu 22: Đốt cháy 5 g cacbon trong khí oxi, ta thu được 21 g khí cacbonic. Khối lượng khí oxi cần dùng là: A. 8 g B. 16 g C. 28 g D. 32 g Câu 23: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi: A. Hạt proton và hạt nơtron B. Hạt proton và hạt electron C. Hạt proton, nơtron, electron D. Hạt nơtron và hạt electron Câu 24: Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết thể tích (V) ở đktc: m V A. m = n . M B. n = C. n = D. n = V . 22,4 M 22,4 II/ BÀI TẬP Bài số 1: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ các nguyên tử, phân tử giữa các chất: Câu 1: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng: a) Fe + Cl2 - - -> FeCl3 b) Cu + O2 - - -> CuO c) K + H2O - - -> KOH + H2 d) KOH + CuCl2 - - -> Cu(OH)2 + KCl e) Al + O2 - - -> Al2O3 Câu 2: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng: a) Na2O + H2O - - -> NaOH b) K2O + H2O - - -> KOH c) Ba + H2O - - -> Ba(OH)2 + H2 d) Zn(OH)2 + HCl - - -> ZnCl2 + H2O e) NaOH + ZnCl2 - - -> Zn(OH)2 + NaCl Câu 3: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng: a) SO3 + H2O - - -> H2SO4 b) CO2 + H2O - - -> H2CO3 c) HCl + NaOH - - -> NaCl + H2O d) MgO + HNO3 - - -> Mg(NO3)2 + H2O e) Al + CuO - - -> Al2O3 + Cu Bài số 2: Chuyển đổi khối lượng, thể tích và lượng chất: Câu 1: Hãy tính: a) Số mol của 28g sắt Fe? (Biết Fe = 56) b) Khối lượng của 0,25mol H2O? (Biết H = 1; O = 16) c) Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 3,3 g N2O? (Biết N = 14; O = 16) d) Khối lượng của 5,6 lít khí metan CH4? (đktc) (Biết C = 12; H = 1) Câu 2: Hãy tính: a) Số mol của 4,9g H2SO4? (Biết H = 1; S = 32; O = 16) b) Khối lượng của 0,2mol Na2CO3? (Biết Na = 23; C = 12; O = 16) c) Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 95,48 g CO2? (Biết C = 12; O = 16) d) Tính thể tích (đktc) của 0,25mol khí CO2? Câu 3: Hãy tính: a) Thể tích (đktc) của 0,2 mol khí O2? b) Số mol của 2,8 lít khí clo Cl2 (đktc)? c) Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 6,4g phân tử SO2? (Biết S = 32; O = 16) 2
  3. Bài số 3: Định luật bảo toàn khối lượng và bài tập áp dụng: Câu 1: Đốt cháy 16g khí metan CH4 trong bình đựng khí oxi, thu được 44g khí cacbon đioxit CO 2 và 36g nước. a) Lập PTHH của phản ứng trên và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng? b) Viết công thức khối lượng và tính khối lượng khí oxi cần dùng? Câu 2: Ở nhiệt độ cao, người ta cho 1,68g sắt Fe tác dụng hoàn toàn với 0,64g khí oxi, tạo thành sắt từ oxit Fe3O4. a) Lập PTHH của phản ứng trên và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử b) Viết công thức khối lượng và tính khối lượng sắt từ oxit Fe3O4 tạo thành? Câu 3: Đốt cháy 9,2g kim loại natri Na trong bình đựng khí oxi, thu được 12,4g natri oxit Na2O a) Lập PTHH của phản ứng trên và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử b) Viết công thức khối lượng và tính khối lượng khí oxi cần dùng? Câu 4: Cho 11,2 gam kim loại magie (Mg) tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) thu được 29,6 gam muối magie clorua (MgCl2) và 2 gam khí hiđro a) Lập PTHH của phản ứng trên và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng? b) Viết công thức về khối lượng và Tính khối lượng axit clohiđric đã dùng? Câu 5: Cho 5,4 gam kim loại nhôm (Al) tác dụng với dung dịch axit sunfuric (H 2SO4) thu được 26,4 gam muối nhôm sunfat Al2(SO4)3 và 4 gam khí hiđro a) Lập PTHH của phản ứng trên và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng? b) Viết công thức về khối lượng và Tính khối lượng axit sunfuric đã dùng? Câu 6: Phân hủy 10kg canxi cacbonat CaCO 3, thu được khí cacbon đioxit CO 2 và 5,6kg canxi oxit CaO. a) Lập PTHH của phản ứng trên và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng? b) Viết công thức khối lượng và tính khối lượng khí CO2 thu được? Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1,56g kim loại kali K trong bình chứa 0,32g khí oxi, thu được Kali oxit K2O a) Lập PTHH của phản ứng trên và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử? b) Viết công thức khối lượng và tính khối lượng kali oxit K2O thu được? Bài số 4: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: Câu 1: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất K2CO3. (Biết C = 12, O = 16, K = 39). Câu 2: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất CuO. (Biết Cu = 64; O = 16) Câu 3: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất Na 2SO4. (Biết Na = 23; S = 32; O = 16) Câu 4: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất Al(NO3)3. (Biết Al = 27; N = 14; O = 16) Câu 5: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất: 1) Cu(NO3)2 2) HCl 3) ZnCl2 4) CH4 5) CO2 6) H2O 7) FeCl3 8) NaOH 9) K2O 10) BaSO4 11) ZnO 12) Al2O3 13) Ba(NO3)2 14) NaNO3 (Chú ý: Nguyên tử khối của các nguyên tố xem ở bảng trang 42 sách giáo khoa) 3