Ngân hàng câu hỏi môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)

docx 8 trang Hùng Thuận 24/05/2022 6991
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_mon_tieng_viet_lop_2_co_dap_an.docx

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)

  1. Ngân hàng câu hỏi môn Tiếng Việt – lớp 2 Câu 1: Từ ngữ chỉ tình cảm của dê trắng dành cho bê vàng trong truyện “ Gọi bạn “ là: A. lo lắng, thương, nhớ. B. quý mến, lo lắng, giúp đỡ. C. che chở, chia sẻ, nhớ. Câu 2: Các từ chỉ hoạt động của bê vàng trong khổ thơ : “ Bê vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về Dê trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm bê Đến bây giờ dê trắng Vẫn gọi hoài: “Bê!Bê!” A. đi tìm cỏ, thương bạn, chạy tìm. B. đi tìm cỏ, lang thang, quên đường về. C. đi tìm cỏ, lang thang, gọi. Câu 3: Câu nói nào là lời của kiến trong bài “Tớ nhớ cậu” ? A. Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy. B. Sóc thân mến! C. Sóc ơi, tớ cũng nhớ cậu! Câu 4: Viết tiếp để hoàn thành câu: “Kiến viết đi viết lai nhiều lần vì ”. A. muốn để cho kiến biết Sóc nhớ kiến. B. kiến thích. C. muốn để cho sóc biết là kiến rất nhớ sóc. Câu 5: Trong các từ sau đây, từ nào chỉ tình cảm bạn bè ? A. quý mến, thân thiện, mến thương, kính trọng. B. mến thương, yêu quý, bạn thân. C. quý mến, thân thiện, mến thương, yêu quý, thân thiết.
  2. Câu 6: Trong những từ sau, từ nào viết đúng chính tả ? A. cái xẻng B. lưỡi sẻng C. chen trúc Câu 7: Trong các câu sau đây, câu nào sử dụng từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè ? A. Em rất kính trọng bạn Lan. B. Em rất yêu quý bạn Lan. C. Em rất ngưỡng mộ bạn Lan. Câu 8: Tìm câu nêu hoạt động: A. Em và bạn cùng nhau bơi lội. B. Mẹ em là công nhân. C. Em là học sinh lớp 2. Câu 9: Trong những từ sau đây, từ nào có chứa tiếng “eng”? A. cái xẻng, hoa sen, chen chúc. B. cái xẻng, leng keng, lưỡi xẻng. C. cái xẻng, lưỡi xẻng, khen ngợi. Câu 10: Từ nào dưới đây là từ chỉ hoạt động ? A. bơi lội B. hiền lành C. chăm chỉ Câu 11: Điền dấu hỏi chấm vào câu thích hợp: A. Tuyệt vời quá B. Tớ nướng rất nhiều bánh đến nỗi không đếm xuể C. Sóc ơi, cậu có làm nhiều bánh sinh nhật mời bọn tớ không Câu 12: Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? A. Trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ A đứng ở giữa. B. Trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ A đứng ở cuối.
  3. C. Trong bảng chữ cái Tiếng Việt, chữ A đứng ở đầu. Câu 13: Trong truyện “Chữ A và những người bạn” , chữ A mơ ước điều gì? A. Chữ A mơ ước một mình nó làm ra một cuốn sách. B. Chữ A mơ ước nó nổi tiếng. C. Chữ A mơ ước được khai trường. Câu 14: Trong truyện “Chữ A và những người bạn” , chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn? A. Chăm viết chữ cái B. Chăm đọc sách C. Chăm xếp các chữ cái Câu 15: Trong những từ sau đây, từ nào chỉ cảm xúc? A. vui sướng B. nổi tiếng C. hãnh diện Câu 16: Trong bài “Nhím nâu kết bạn”, vì sao nhím trắng và nhím nâu có những ngày đông vui vẻ, ấm áp? A. Vì nhím trắng và nhím nâu có nhiều bạn mới. B. Vì nhím trắng và nhím nâu được ở cùng nhau. C. Vì nhím trắng và nhím nâu kiếm được nhiều quả cây. Câu 17: Trong những từ sau đây, từ ngữ nào nói về nhím trắng? A. chậm chạp, quý bạn, bạo dạn. B. tốt bụng, thân thiện, lười biếng. C. tốt bụng, thân thiện, quý bạn, vui vẻ. Câu 18: Từ ngữ nào sau đây viết đúng chính tả? A. quả ghấc B. góp thành C. gé vào
  4. Câu 19: Từ ngữ nào sau đây có chứa vần ưu? A. lưu luyến, ưu ái, ưu tú. B. lưu luyến, ríu rít, phân ưu. C. lưu luyến, ưu ái, líu lo. Câu 20: Trong câu : “Em giúp đỡ bạn Tú trong giờ học”, từ nào chỉ hoạt động? A. em B. giờ học C. giúp đỡ Câu 21: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu “Vào giờ ra chơi, em và các bạn thường chơi nhảy dây”. A. nhảy dây B. ra chơi C. thường Câu 22: Trong những từ sau đây, từ nào viết đúng? A. hiền lành, siêng năng, cồng chiên. B. hiền nành, siên năng, cồng chiêng. C. hiền lành, siêng năng, cồng chiêng. Câu 23: Những từ ngữ nào chỉ hoạt động trong giờ ra chơi? A. đọc sách, đuổi bắt, trốn tìm. B. đọc sách, chăm chỉ, đá cầu. C. đọc sách, chăm chỉ, hiền lành. Câu 24: Những sự vật nào giống cánh diều được nhắc tới trong bài đọc “thả diều”? A. trăng vàng, chiếc thuyền. B. trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau. C. trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm. Câu 25: Từ ngữ nào được dùng để nói về âm thanh của sáo diều? A. no gió
  5. B. trong ngần C. uốn cong Câu 26: Từ ngữ chỉ sự vật trong 2 câu thơ dưới đây: “Sao trời trôi qua Diều thành trăng vàng.” A. sao trời, diều, trăng vàng. B. sao trời, trôi qua. C. sao trời, trăng vàng. Câu 27: Trong những từ sau đây, từ nào viết đúng chính tả ? A. ngỉ ngơi, ngỡ ngàng. B. nghỉ ngơi, ngỡ ngàng. C. nghỉ nghơi, nghỡ ngàng. Câu 28: Đặt một dấu phẩy vào chỗ cần thiết trong câu sau: A. Mẹ mua cho Tuấn, đầy đủ sách vở quần áo để đến trường. B. Mẹ mua cho Tuấn đầy đủ, sách vở quần áo để đến trường. C. Mẹ mua cho Tuấn đầy đủ sách vở, quần áo để đến trường. Câu 29: Theo bài đọc “tớ là lê – gô”, những từ ngữ nào chỉ lợi ích của trò chơi lê-gô? A. Trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và sự vui vẻ. B. Trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và tính kiên nhẫn. C. Trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và sự chăm chỉ. Câu 30: Những từ ngữ tả khối lê – gô có trong bài “ tớ là lê – gô” là: A. hình viên dạch, đầy màu sắc, những mảnh ghép nhỏ bé. B. hình viên gạch, nhiều màu sắc. C. hình viên gạch, những mảnh ghép nhỏ bé. Câu 31: Trong những từ sau đây, từ nào chỉ sự vật? A. siêu nhân, xúc xắc, nhảy dây. B. siêu nhân, xúc xắc, cá ngựa, xinh đẹp.
  6. C. siêu nhân, xúc xắc, cá ngựa, lê gô. Câu 32: Từ nào dưới đây là từ chỉ đặc điểm? A. Cây táo B. Sấm sét C. Hiền lành Câu 33: Trong câu: "Bạn Hoa chăm chỉ tập viết." có từ nào là từ chỉ đặc điểm? A. Bạn Hoa B. Chăm chỉ C. Tập viết Câu 34: Chọn câu nêu đặc điểm trong những câu sau: A. Bộ lông của nó thật mềm mượt. B. Con chó nhà em tên là Nicky. C. Chú chó đang nằm ngủ. Câu 35: Câu nào là câu nêu đặc điểm của sự vật trong các câu sau: A. Bạn Bin là học sinh lớp 2A. B. Mẹ nấu cơm tối cho cả gia đình. C. Mái tóc của Hoa dài, mượt mà và đen nhánh. Câu 36: Dòng nào dưới đây chứa những tiếng viết sai chính tả s/x: A. cây sim, sông, suối, chim sẻ. B. xem xét, mùa xuân, xấu xa, xa xôi. C. quả xung, chim xáo, xang sông. Câu 37: Dấu câu nào còn thiếu ở cuối câu sau: "Chúng ta cần phòng tránh dịch bệnh corona như thế nào" A. Dấu chấm hỏi. B. Dấu chấm. C. Dấu hai chấm. Câu 38: Từ "thon thả" là từ chỉ đặc điểm về gì? A. Màu sắc
  7. B. Tính cách C. Hình dáng Câu 39: Từ nào sau đây viết đúng chính tả? A. con đường, uốn lượng, sườn núi. B. hướn dương, vươn mình, uốn lượn. C. hướng dương, uốn lượn, sườn núi. Câu 40: Từ nào là từ chỉ đặc điểm của quả bóng? A. màu xanh pha trắng. B. đá nhanh. C. bon nhanh. Câu 41: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau: A. Em, thích chơi đồ chơi ô tô máy bay. B. Em thích chơi đồ chơi ô tô, máy bay. C. Em thích chơi đồ chơi, ô tô máy bay. Câu 42: Từ nào là từ chỉ đặc điểm về màu sắc của một vật? A. vàng, đỏ, xanh. B. vàng, cao, béo. C. vàng, trắng hồng, rạng rỡ. Câu 43: Từ chỉ đặc điểm trong câu “Mái tóc ông em bạc trắng” là: A. mái tóc B. bạc trắng C. ông em Câu 44: Trong câu “ Các bạn đá bóng đá cầu nhảy dây trên sân trường” thiếu dấu câu nào? A. dấu hỏi chấm B. dấu chấm than C. dấu phẩy
  8. Câu 45: Từ không cùng loại với những từ còn lại trong những từ sau: đen láy, mềm mại, lái xe. A. đen láy B. mềm mại C. lái xe Câu 46: Câu nào sau đây phải điền dấu hỏi chấm? A. Mẹ đi làm trưa mới về B. Mẹ đi làm về chưa C. Mẹ chưa đi làm về Câu 47: Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm có trong đoạn văn sau là: Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hằng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà. A. Dấu phẩy. B. Dấu chấm hỏi. C. Dấu chấm. Câu 48: Tìm từ chỉ hoạt động trong câu sau: “mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.” A. tỏa B. mặt trời C. ánh nắng Câu 49: Trong các câu sau đây, câu nào điền dấu phải đúng vị trí? A. Lớp em, học tập tốt lao động tốt. B. Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh. C. Chúng em luôn, kính trọng biết ơn các thầy giáo, cô giáo. Câu 50: Từ nào viết sai chính tả trong các từ sau? A. cái cìm, bát kơm B. củ khoai, đóng kịch C. lá cờ, cái kéo