Kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay môn Vật lý - Năm học 2016-2017 - Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 1 trang Hùng Thuận 24/05/2022 8570
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay môn Vật lý - Năm học 2016-2017 - Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfky_thi_hoc_sinh_gioi_giai_toan_tren_may_tinh_cam_tay_mon_vat.pdf

Nội dung text: Kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay môn Vật lý - Năm học 2016-2017 - Thành phố Hồ Chí Minh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP THÀNH PHỐ - NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN VẬT LÝ THPT THỜI GIAN 60 PHÚT (gồm 10 bài, mỗi bài 2 điểm) Bài 1: Vệ tinh Vinasat của Việt Nam chuyển động tròn đều quanh tâm Trái Đất do lực hấp dẫn của Trái Đất. Khoảng cách từ vệ tinh đến tâm Trái đất là r = 42200 km. Cho biết hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 N.m2.kg-2 , khối lượng Trái Đất M = 6.1024 kg. a) Viết biểu thức tính tốc độ chuyển động v của vệ tinh quanh tâm Trái đất. b) Giá trị tốc độ v của vệ tinh quanh tâm Trái Đất (tính theo đơn vị km/s, làm tròn số đến một chữ số thập phân sau hàng đơn vị) là bao nhiêu? Bài 2: Thanh đồng chất AB có khối lượng m = 500 g, đầu A gắn vào tường thẳng đứng nhờ một bản lề, đầu B treo vào tường nhờ dây treo BC. Thanh AB nằm ngang cân bằng. Dây treo hợp với tường góc a = 35o. Cho g = 9,8 m/s2. a) Viết biểu thức tính lực căng T của dây treo. b) Giá trị lực căng T của dây treo (tính theo đơn vị N, làm tròn số đến một chữ số thập phân sau hàng đơn vị) là bao nhiêu? Bài 3: o Một bóng đèn dây tóc khi đèn không sáng, khí trong bóng đèn có nhiệt độ t1 = 31 C, áp suất p1 = 0,43 atm. Khi đèn nóng sáng, áp suất khí trong đèn là p2 = 1,05 atm. a) Viết biểu thức tính nhiệt độ T2 của đèn khi đèn nóng sáng. o b) Nhiệt độ t2 của đèn khi đèn nóng sáng (tính theo đơn vị C, làm tròn số đến hàng đơn vị) là bao nhiêu? Bài 4: Hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng m = 1 g được treo bằng hai dây chỉ mảnh nhẹ có cùng chiều dài l = 0,40 m vào cùng một điểm I trong không khí. Mỗi quả cầu được tích cùng một điện tích q. Hai quả cầu đẩy nhau và khi cân bằng mỗi dây treo hợp với phương thẳng đứng góc a = 20o. Gia tốc trọng trường là g = 9,8 m/s2. a) Viết biểu thức tính độ lớn của điện tích q. b) Giá trị độ lớn của điện tích q (tính theo đơn vị nC, làm tròn số đến hàng đơn vị) là bao nhiêu? Bài 5: Một nguồn điện không đổi có suất điện động E = 3,7 V, điện trở trong r = 1 W nối với một điện trở R để tạo thành một mạch kín. Cho biết công suất điện tiêu thụ của R là P = 2 W. a) Viết biểu thức liên hệ các đại lượng P với E, r, R. b) Giá trị của R (tính theo đơn vị W, làm tròn số đến một chữ số thập phân sau hàng đơn vị) là bao nhiêu? Bài 6: Vật sáng AB cao 2,4 cm đặt trước một thấu kính hội tụ theo phương vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Ảnh A’B’ qua thấu kính là ảnh thật cao 8,1 cm và ở cách AB 124,0 cm. a) Gọi d, d’ lần lượt là khoảng cách từ AB và A’B’ đến thấu kính, f là tiêu cự của thấu kính. Viết biểu thức tính f theo d, d’. b) Giá trị của f (tính theo đơn vị cm, làm tròn số đến một chữ số thập phân sau hàng đơn vị) là bao nhiêu? Bài 7: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là l = 80,3 cm. Thời gian con lắc thực hiện 20 dao động nhỏ là 36 s. Gọi gia tốc trọng trường là g. Bỏ qua ma sát. a) Viết biểu thức liên hệ chu kỳ T của con lắc với l, g. b) Giá trị của g (tính theo đơn vị m/s2, làm tròn số đến hai chữ số thập phân sau hàng đơn vị) là bao nhiêu? Bài 8: Cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc vào nguồn điện xoay chiều điện áp cực đại U0 = 18 V, tần số f = 50 Hz. Khi điện áp hai đầu cuộn cảm là u = 10 V thì cường độ qua cuộn cảm là i = 0,5 A. a) Viết biểu thức liên hệ các đại lượng u, i, U0, I0 của mạch. b) Giá trị của L (tính theo đơn vị mH, làm tròn số đến hàng đơn vị) là bao nhiêu? Bài 9: Mạch dao động lý tưởng LC có L = 2,1 mH, C = 1 mF. Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm L là I0 = 0,1 A. a) Viết biểu thức tính điện áp cực đại U0 giữa hai đầu tụ C. b) Giá trị của U0 (tính theo đơn vị V, làm tròn đến một chữ số thập phân sau hàng đơn vị) là bao nhiêu? Bài 10: Thực hiện thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng với D = 1,2 m, a = 2 mm. Nguồn phát ra cùng lúc 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng l1 = 0,420 mm, l2 = 0,504 mm, l3 = 0,735 mm. a) Vị trí vân sáng trên màn có cùng màu với vân sáng trung tâm và ở gần vân trung tâm nhất được xác định bằng cách nào? b) Giá trị khoảng cách giữa vân sáng trung tâm và vân sáng gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm (tính theo đơn vị mm, làm tròn đến ba chữ số thập phân sau hàng đơn vị) là bao nhiêu? HẾT