Kiểm tra học kỳ I - Môn Lý lớp 11

docx 4 trang hoaithuong97 9041
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I - Môn Lý lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_hoc_ky_i_mon_ly_lop_11.docx

Nội dung text: Kiểm tra học kỳ I - Môn Lý lớp 11

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 TP. HỒ CHÍ MINH MÔN LÝ – LỚP 11 TRƯỜNG THCS-THPT DIÊN HỒNG Thời gian làm bài: 45phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 02 trang) Câu 1: (1,5 điểm) Sét là quá trình phóng điện xảy ra trong tự nhiên (hình 1). Quá trình phóng điện có thể xảy ra trong đám mây giông, giữa các đám mây với nhau và giữa đám mây với đất. Sét là nguồn năng lượng khổng lồ. Người ta ước tính lượng điện năng tích được một lần sét đánh có thể kéo một đoàn tàu 14 toa chạy 200 km. Hay một tia sáng thông thường có thể thắp sáng bóng đèn 100 W trong vài tháng. Tuy nhiên đến nay người ta vẫn chưa thu thập được nguồn Hình 1 năng lượng này. Hãy cho biết sét là quá trình phóng điện trong môi trường nào? Nêu tên các hạt tải điện và bản chất dòng điện trong môi trường đó. (Nguồn Câu 2: (1,5 điểm) Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ cháy nhà hiện nay là do hiện tượng đoản mạch của nguồn điện, gây thiệt hại nặng nề về con người và tài sản. Hãy cho biết hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? Kể một vài ví dụ về ứng dụng hiện tượng đoản mạch có lợi trong đời sống và một vài tác hại của hiện tượng đoản mạch? Câu 3: (2,0 điểm) Định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm. Viết công thức và nói rõ từng đại lượng trong công thức. Vận dụng : Điện tích Q = 10-5C đặt trong không khí. Tính độ lớn cường độ điện trường tại M cách Q 10cm. Điện trường này hướng như thế nào? Câu 4: (1,0 điểm) Để tăng vẻ đẹp và chống gỉ cho các đồ dùng thường ngày bằng kim loại, người ta thường mạ lên chúng một lớp kim loại trơ. Công nghệ mạ thường dùng là công nghệ điện phân. Để tăng khả năng chống mòn và tính thẩm mỹ, người ta tiến hành mạ một lớp niken (Ni) lên bề mặt chiếc chìa khóa (hình 2). Dung dịch điện phân được sử dụng là dung dịch niken sunfat (NiSO4). Hình 2 Chiếc chìa khóa là điện cực anôt hay catôt ? Điện cực còn lại làm bằng kim loại gì ? Để mạ 5,4 gam niken lên chiếc chìa khóa bằng dòng điện có cường độ I 5,0 A thì cần khoảng thời gian bao lâu ? Cho biết hằng số Fa-ra-đây F = 96500C/mol; niken có khối lượng mol nguyên tử A 58,7 g/mol và hóa trị n 2 . -8 -8 Câu 5: (1,5 điểm) Cho hai điện tích trái dấu q 1 = 9.10 C, q2 = -16.10 C đặt tại A và B cách nhau 5cm trong không khí. Xác định vị trí điểm C để tại đó vectơ cường độ điện trường tổng hợp bằng không.
  2. Câu 6: (2,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ: 3 pin giống nhau mắc song song tạo thành bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong Eb = 12V, rb = 1; R1 là đèn loại (6V – 12W) R2 = R3 = 6. a) suất điện động và điện trở trong mỗi nguồn. b) Lúc đầu RX = 10. Tính: + Điện trở mạch ngoài và cường độ dòng điện mạch chính. + Đèn sáng như thế nào? + Nhiệt lượng tỏa ra trên R3 và điện năng tiêu thụ toàn mạch trong 5 phút c) Điều chỉnh RX ampe kế chỉ 0,5A. Tính Rx ?  HẾT  Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh:
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 TP. HỒ CHÍ MINH MÔN LÝ – LỚP 11 TRƯỜNG THCS-THPT DIÊN HỒNG Thời gian làm bài: 45p phút (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TỪNG NỘI DUNG TRẢ LỜI PHẦN Câu 1 (1,5 điểm) Sét là quá trình phóng điện trong chất khí. 0,5 điểm Tên các hạt tải điện: electron, ion âm, ion dương 0,5 điểm Bản chất dòng điện: là dòng chuyển dời có hướng của ion dương cùng chiều điện 0,5 điểm trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường. Câu 2 (1,5 điểm) - Đoản mạch là hiện tượng khi ta nối tắt hai cực của nguồn điện bằng một dây dẫn có điện trở rất nhỏ, lúc này cường độ dòng điện qua nguồn điện đạt giá trị 1,0 điểm rất lớn. - Một vài ứng dụng hiện tượng đoản mạch có lợi trong đời sống: đề xe, còi xe, hàn điện 0,25 điểm - Một vài tác hại của hiện tượng đoản mạch cần tránh : gây hỏng nguồn, gây 0,25 điểm cháy nổ Câu 3 (2,0 điểm) - Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực 0,5điểm của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q. F E 0,5điểm q E: cường độ điện trường (V/m); F: lực điện tác dụng lên điện tích thử 0,5điểm dương q (N); q: điện tích của điện tích thử (C). Vận dụng: E = 106 V/m; hướng ra xa điện tích 0,5điểm Câu 4 (1,0 điểm) Điện cực catôt là chiếc chìa khóa; 0,25 điểm Điện cực anôt là một tấm kim loại bằng niken AIt mFn 0,25 điểm Ta có: m t Fn AI t 3551 0,5 điểm Câu 5 (1,5 điểm) 0,5 điểm Do q1, q2 trái dấu và q1 q2 → C nằm ngoài, gần q1 → r2 – r1 = r (1) E  E 1 2 0,5 điểm Để →EC 0 E1 E2 4r1 3r2 (2) → r1 = 15cm, r2 = 20cm 0,5 điểm Vậy C cách A 15cm, cách B 20cm
  4. Câu 6 (2,5 điểm) a. E = 12V; r = 3Ω 0,5 điểm b. + Rđ = 3Ω; RN = 4Ω; IN = 2,4 A 0,5 điểm 0,5 điểm + U1 = 1,6 V < Uđm → đèn sáng yếu hơn bình thường. 0,5 điểm + Q3 = 1152J; Qng = 8640J 0,5 điểm c. Rx = 4Ω