Kiểm tra 1 tiết - Tiết 59 - Hóa học 8

doc 4 trang mainguyen 5010
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết - Tiết 59 - Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_tiet_59_hoa_hoc_8.doc

Nội dung text: Kiểm tra 1 tiết - Tiết 59 - Hóa học 8

  1. Tiết 59: Ngày giảng:8A 8B . KIỂM TRA 1 TIẾT 8C I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Kiến thức: - Chủ đề 1: Tính chất hóa học của hiđro. - Chủ đề 2: Điều chế Hiđro- phản ứng thế. - Chủ đề 3: Tính chất hoá học của nước. - Chủ đề 4: Axit – bazơ – muối. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được hợp chất axit, xác định được CTHH của bazơ, axit dựa vào CTHH của oxit tương ứng. - Phân biệt và gọi tên hợp chất. - Viết được PTHH. - Tính được thể tích khí hiđro và khối lượng của các chất trong PƯHH.Nhận biết được các axit, bazơ và muối. - Tính khối lượng và thể tích các chất tại các thời điểm trong phản ứng. 3. Thái độ: - Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề. - Rèn luyện tính cẩn thận, tính nghiêm túc cho HS. 4. Phát triển năng lực: - Tính toán hóa học. - Sử dụng ngôn ngữ hóa học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Kết hợp cả 2 hình thức TNKQ ( 30%) và TNTL ( 70%). III. MA TRẬN: Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng độ thấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1. Tính Viết PTHH Tính khối Tính khối chất hóa lượng và thể lượng và thể học của tích các chất tích các chất hiđro. trong phản ứng trong các thời khử của H2 điểm của phản ứng Số câu 1 1 1C16 2 C15a C15b 2 2 Số điểm 0,5 2,5 1 4 Tỉ lệ% 40% 2. Điều - Nhận biết phản chế ứng nào là phản Hiđro - ứng thế phản - Biết phương pháp ứng thế. điều chế và thu khí H2 trong phòng thí
  2. nghiệm Số câu 4C3,4,7,10 4 Số điểm 1 1 Tỉ lệ% 10% 3. Tính - Biết được thành chất hoá phần và tính chất học của hoá học của nước. nước. Số câu 4C1,2,8,11 4 Số điểm 1 1 Tỉ lệ% 10% 4. Axit – - Nhận biết được -Phân biệt và bazơ – CTHH của axit, gọi tên các hợp muối. bazơ, các oxit chất. tương ứng. - Dùng phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch axit, bazơ, muối. Số câu 4C5,6,9,12 2C13,14 6 Số điểm 1 3 4 Tỉ lệ% 40% TS câu 12 1 1 1 16 2 2 2 TS điểm 3 3,5 2,5 1 10 Tỉ lệ 30% 35% 25% 10% 100% IV. ĐỀ BÀI: * Phần 1: Trắc nghiệm khách quan. (3điểm) Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1 (0,25 đ): Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường ? A. K, Zn, Na B. Ba, Pb, K C. K, Na, Ba D. Ag, Na, K Câu 2 (0,25 đ): Cho CaO tác dụng với nước, dung dịch thu được sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu như thế nào? A. màu đỏ B. màu xanh C. màu hồng D. không chuyển màu Câu 3 (0,25 đ): Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng thế? t o A. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 t o B. H2O + Na2O  2NaOH t o C. CaCO3  CaO + CO2 dp D. 2Al2O3 + 6 HCl  2AlCl3 + 3H2O Câu 4 (0,25 đ): Chất nào sau đây có thể dùng để điều chế khí H2 khi cho tác dụng với dung dịch HCl? A. Cu B. Ag C. H2O D. Zn Câu 5 (0,25 đ): Nhóm chỉ gồm các axit là: A. H3PO4, H2S, H2SO3 C. CaCO3 , HCl, HNO3 B. NaOH,CaCO3 , ZnCl2 D. HCl, NaNO3, H2SO4 Câu 6 (0,25 đ): Công thức Bazơ tương ứng của Fe2O3 là: A. FeOH B. Fe(OH)2 C. Fe(OH)4 D. Fe(OH)3
  3. Câu 7 (0,25 đ): Khi thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, ta úp ngược ống nghiệm vì khí H2: A. Tan ít trong nước B. Nặng hợn không khí C. Nhẹ hơn không khí D. Nhiệt độ hóa lỏng thấp Câu 8 (0,25 đ): Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố H và O hóa hợp với nhau theo tỉ lệ: A. 2VH:1VO B. 1VH:2VO C. 2mH:1mO D. 1VH:8VO Câu 9 (0,25 đ): Công thức phân tử của các axit: H2SO3, H2SO4, H2CO3, HNO3, H3PO4. Các oxit tương ứng lần lượt là: A. SO2, SO3, CO, N2O5, P2O5 B. SO3, SO2, CO2, P2O5, N2O5 C. SO2, SO3, CO2, N2O5, P2O5 D. SO2, CO2, SO3, P2O5, N2O5 Câu 10 (0,25 đ): Nếu lấy cùng số mol các kim loại Zn, Fe, Al, Mg tác dụng với dung dịch axit HCl thì kim loại nào giải phóng nhiều H2 nhất? A. Zn B. Fe C. Al D. Mg Câu 11 (0,25 đ): Cho các oxit sau: a.MgO b. SO3 c. Na2O d. CaO e. CuO f.CO g. Al2O3 h. P2O5 i. SO2. Những oxit tác dụng với nước là: A. a, b, c, h B. b, c, d, h C. b, c, d, e D. c, g, h, i Câu 12 (0,25 đ): Chất nào dưới đây không làm cho giấy quỳ tím đổi màu? A. HNO3 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaCl * Phần 2: Tự luận (7 điểm) Câu 13 (1,5 điểm): Phân loại và gọi tên các hợp chất sau: H2S, KHCO3, Fe(OH)2, Ba(OH)2, H3PO4, Fe2(SO4)3. Câu 14 (1,5 điểm): Có 4 lọ mất nhãn đựng riêng biệt: H2O, dd HCl, dd KOH, dd NaCl. Nêu phương pháp nhận biết các chất trên. Câu 15 (3 điểm): Cho m (g) sắt (III) oxit tác dụng với hiđro thu được 8,4 g sắt. a.Viết PTPƯ. b. Tính số gam sắt (III) oxit và thể tích khí hiđro ( ở đktc) đã tham gia phản ứng. Câu 16 (1 điểm): Hoàn thành bảng sau, biết các chất ban đầu lấy đúng tỉ lệ theo PTHH Các thời điểm Các chất phản ứng Các chất sản phẩm Fe3O4 (gam) H2 (lít) Fe (gam) H2O (gam) Thời điểm ban đầu t0 8,96 l 0 Thời điểm t1 17,4 g 1,8 g V. Hướng dẫn chấm – thang điểm. * Phần 1: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B A D A D C A C C B D Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 *Phần 2: Tự luận ( 7 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 13 - Axit: H2S: Axit sunfu hidric 0,25 ( 1,5 điểm) H3PO4: Axit photphoric 0,25 - Bazơ: Ba(OH)2: Bari hidroxit 0,25 Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit 0,25 - Muối: KHCO3: Kali hidrocacbonat 0,25 Fe2(SO4)3: Sắt (III) sunfat 0,25 Câu 14 Trích mẫu thử. 0,25 ( 1,5 điểm) - Dùng giấy quỳ tím nhúng vào 4 mẫu thử. 0,25
  4. + Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển thành màu xanh thì đó là dd KOH. 0,25 + Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ thì đó là dd HCl. 0,25 + Hai mẫu không làm đổi màu quỳ tím là dd NaCl và H2O. 0,25 - Cô cạn hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào còn cạn trắng là NaCl, mẫu thử còn lại là H2O 0,25 t o Câu 15 a. 3 H2 + Fe2O3  2 Fe + 3 H2O 0,5 ( 3 điểm) b. Số mol Fe thu được sau phản ứng là: 8,4 n 0,15 mol Fe 56 0,5 1 1 Theo PTHH n n 0,15 0,075 mol Fe2O3 2 Fe 2 0,5 Khối lượng của sắt (III) oxit cần dùng là: m 0,075 160 12 g Fe2O3 0,5 3 3 Theo PTHH n n 0,15 0,225 mol H 2 2 Fe 2 0,5 Thể tích khí hiđro cần dùng ở đktc là: V 0,225 22,4 5,04 l 0,5 H 2 Câu 16 (1 điểm): mỗi ô điền đúng được 0,25 điểm Các thời điểm Các chất phản ứng Các chất sản phẩm Fe3O4 (gam) H2 (lít) Fe (gam) H2O (gam) Thời điểm ban đầu t0 23,2 g 8,96 l 0 0 Thời điểm t1 17,4 g 6,72 l 4,2 g 1,8 g Vinh Quang, ngày Vinh Quang, ngày Vinh Quang, ngày DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TCM NGƯỜI RA ĐỀ