Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32, 33, 34: Ôn tập kiểm tra giữa kì

doc 12 trang hoaithuong97 4310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32, 33, 34: Ôn tập kiểm tra giữa kì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tiet_32_33_34_on_tap_kiem_tra_giua_ki.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 32, 33, 34: Ôn tập kiểm tra giữa kì

  1. Ngày soạn:21/10/2020 Ngày giảng: Tiết 32 6A 03/12/2020, 6B 31/10 Tiết 33 6A 04/11/2020, 6B 02/11 Tiết 34 6A 05/11/2020, 6B 03/11 Tiết 32,33,34 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I. Mục tiêu dạy học 1. Kiến thức: - Củng cố và khái quát những kiến thức đã được học về văn bản, tiếng Việt và tập làm văn từ đầu năm đến nay. - Vận dụng những kiến thức đã được học vào việc sử dụng, tạo lập văn bản nói cũng như văn bản viết. - Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra giữa kì I 2. Kĩ năng - Luyện kĩ năng hệ thống và tổng hợp kiến thức đó học. 3. Thái độ - Học bài nghiêm túc chuẩn bị ôn tập kiểm tra 4. Định hướng phát triển năng lực cho hs qua giờ dạy - Năng lực hợp tác, tự quản bản thân, năng lực tư duy sáng tạo, tạo lập văn bản. II. Phương án đánh giá: - Các hình thức đánh giá: bài tập, đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng cho điểm. - Thời điểm đánh giá: trước, trong bài giảng và sau bài giảng. III. Chuẩn bị của GV và HS: 1. GV: KHDH, Sgk, sgv. 2. HS: Đọc trước bài III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp: : 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi ôn tập 3. Bài mới: *Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 1’ GV: Trong chương trình Ngữ văn 6 các em đã được học phần văn bản, phần tiếng Việt, phần tập làm văn. Trong tiết học này để giúp các em củng cố lại kiến thức mà mình đã học *Hoạt động 2: Hướng dẫn hs ôn tập, củng cố kiến thức - Mục tiêu: HS nắm lại các kiến thức về văn bản,TLV, tiếng Việt - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: động não. - Thời gian: 85’ A. NỘI DUNG: I. PHẦN VĂN BẢN 1
  2. GV hướng dẫn hs củng cố kiến thức phần văn bản 1. Văn học dân gian - Tên thể loại, tên văn bản - Ý nghĩa văn bản - Ý nghĩa của một số chi tiết kỳ ảo. So sánh truyền thuyết với truyện cổ tích: *Giống nhau: - Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo. - Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính *Khác nhau: - Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể. - Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội. II. PHẦN TIẾNG VIỆT: GV hướng dẫn hs củng cố kiến thức phần TV 1. Cấu tạo từ: Từ là gì? Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy 2. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. - Trong từ nhiều nghĩa có: Nghĩa gốc & nghĩa chuyển. 3. Phân loại từ theo nguốn gốc PHÂN LOẠI TỪ THEO NGUỒN GỐC Từ thuần Việt Từ mượn Từ gốc Hán Từ Từ mượn mượn các ngôn Từ Hán Việt tiếng Hán ngữ khác 2
  3. 4. Chữa lỗi dùng từ: - Lỗi lặp từ - Lẫn lộn các từ gần âm => Xem lại các ví dụ ở Sgk/68,75 - Dùng từ không đúng nghĩa Tiết 33: III. Tập làm văn GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức phần TLV: ? Nhắc lại khái niệm văn tự sự ? ? Bố cục của 1 bài văn tự sự ? ? Các bước làm 1 bài văn tự sự ? ? Ngôi kể? B. LUYỆN TẬP I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.” (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng trong câu: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến”? Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị? Câu 4 (1,0 điểm): Việc tha tội chết cho mẹ con Lý thông của Thạch Sanh thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật này, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Thế nào là chỉ từ? Cho 1 ví dụ về chỉ từ? Câu 2 (0,5 điểm): Kể tên các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6? Câu 3 (1,0 điểm): Trình bày ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng” III. LÀM VĂN (5,0 điểm) Hãy kể về người mẹ của em. ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung I ĐỌC HIỂU 1 - Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Thạch Sanh”. - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Tự sự. 2 - Danh từ chung: nhà vua. - Danh từ riêng: Thạch Sanh. 3
  4. 3 Mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị là vì: - Mẹ con Lý Thông là kẻ ác, tham lam, nhiều lần hãm hại Thạch Sanh. - Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Kẻ ác sẽ bị trừng trị. 4 - Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lý Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha. - Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Ở hiền gặp lành. II KIỂM TRA KIẾN THỨC 1 - Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. - Ví dụ về động từ. 2 Các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6: - Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Thánh Gióng. 3 Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn ”Thánh Gióng”: - Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng về lòng yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm - Thể hiện quan niệm, ước mở của nhân dân về người anh hùng chống giặc, cứu nước - Thể hiện sức mạnh tiềm tàng, ẩn chứa bên trong những con người kì dị. III LÀM VĂN Hãy kể về người mẹ của em. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết giới thiệu đối tượng tự sự, phần Thân bài biết kể câu chuyện theo trình tự. Kết bài biết khái quát và bày tỏ cảm xúc cá nhân. b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. c. Triển khai bài viết theo trình tự hợp lí, có sự liên kết giữa các phần, đoạn, các ý cần phải rõ ràng, có thể triển khai theo định hướng: Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người mẹ và những ấn tượng, cảm xúc của em khi nghĩ về mẹ. Thân bài: - Kể, tả về ngoại hình, tính cách, sở thích, công việc hằng ngày của mẹ. - Kể về vai trò của mẹ trong gia đình em: + Mẹ là người phụ nữ tần tảo, đảm đang: Cùng cha quán xuyến mọi công việc gia đình. + Mẹ thương yêu, lo lắng cho các con hết mực: Từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm lo việc học, dạy dỗ các con nên người + Khi mẹ vắng nhà: thiếu đi tất cả những gì mẹ dành cho gia đình, bố con vụng về trong mọi công việc 4
  5. - Kể về cách ứng xử, quan hệ của mẹ đối với mọi người: + Cởi mở, hoà nhã với xóm làng + Thương yêu, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. - Cảm xúc của em như thế nào khi nhắc đến mẹ. Tình cảm mà em dành cho mẹ. Kết bài Cảm nghĩ của em về mẹ. Em sẽ làm gì để xứng đáng là con của mẹ. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt hay và độc đáo, sáng tạo (sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biểu cảm, ). Tiết 34: Câu 1: Thế nào là từ mượn? Cho vd? Câu 2. Nghĩa của từ là gì? Giải thích nghĩa của các từ sau: nao núng, sính lễ, hồng mao, cầu hôn. Câu 3. Hãy chỉ ra các từ mượn trong câu sau và giải thích nghĩa của các từ mượn đó. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. Câu 5. Lập dàn ý cho đề bài sau: Đề bài: Kể lại một truyện truyền thuyết đã học ở lớp 6 bằng lời văn của em. (Truyện: Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm). GỢI Ý: Câu 1: Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, mà TV chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. VD: sơn hà, phu nhân, phu quân, sứ giả, Câu 2. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, ) mà từ biểu thị. Giải nghĩa các từ: + Sính lễ: lễ vật nhà trai mang đến nhà gái để cưới hỏi. + Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình. + Cầu hôn: xin được lấy làm vợ. Câu 3. Các từ mượn trong câu: - Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. - Trượng: đơn vị đo độ dài bằng 10 thước Trung Quốc cổ; ở đây hiểu là rất cao. Câu 4. Lập dàn ý cho đề bài sau: Đề bài: Kể lại một truyện truyền thuyết đã học ở lớp 6 bằng lời văn của em. (Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm). Lập dàn ý - Yêu cầu HS lập dàn ý phải có bố cục 3 phần: 1. Mở bài. - Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. 2. Thân bài. - Kể diễn biến của sự việc theo một trình tự nhất định (sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào diễn ra sau kể sau, cần phải kể được những chi tiết, sự việc chính, việc làm của các nhân vật, có thể thay đổi lời văn, cần sáng tạo trong khi kể nhưng không được làm sai cốt truyện). 5
  6. 3. Kết bài - Kể kết cục của sự việc. Ví dụ: TruyÖn S¬n Tinh, Thuû Tinh 1. Mở bài - Giíi thiÖu chung vÒ thêi gian, nh©n vËt vµ sù viÖc, tªn truyÖn ®Þnh kÓ. 2. TB: - Kể diễn biến của sự việc: + VH kÐn rÓ. + ST,TT cùng đến cÇu h«n MÞ N­¬ng. +Vua Hïng ra điều kiện chọn rể. + ST đến trước, lÊy ®­îc MÞ N­¬ng. +TT đến sau, næi giËn, d©ng n­íc ®¸nh ST. + Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút quân về. 3. KB: - Hµng n¨m TT lại d©ng n­íc ®¸nh ST nh­ng ®Òu bÞ thua. - ý nghÜa cña truyÖn, suy nghÜ cña em qua c©u chuyÖn. 4. Cñng cè: 5.Dặn dò: Về nhà đọc kĩ các vb truyền thuyết đã học để tiết sau viết văn 2 tiết. - Đóng vai một trong các nhân vật trong truyện để kể lại. VI. RÚT KINH NGHIỆM 6
  7. Ngày soạn: Ngày thực hiện: TIẾT 39, 40 : KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Bước 1: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH KIỂM TRA - Đánh giá khả năng và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức về phần truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, phần tiếng Việt về nghĩa của từ, chỉ từ. Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự biết viết một bài văn kể chuyện có nhân vật, sự việc, có ý nghĩa. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Căn cứ kết quả đạt được sau bài kiểm tra của học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh phù hợp về PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Bước 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức truyện ngụ ngôn; kiến thức về nghĩa của từ, chỉ từ - Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự biết viết một bài văn kể chuyện đời thường có nhân vật, sự việc, có ý nghĩa. Có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 2. Kĩ năng: - HS biết giải thích nghĩa của từ, chỉ từ văn cảnh cụ thể. 7
  8. - Học sinh biết rút ra bài học, ý nghĩa của truyện. - Biết vận dụng các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài. 3. Thái độ: Có ý thức chuẩn bị bài, trung thực trong làm bài. 4. Năng lực cần đánh giá: Năng lực tư duy sáng tạo, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học/thẩm mĩ, năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản. Bước 3: LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Cấp độ tư duy Mô tả Nhận biết - Nhớ được kiến thức cơ bản về văn bản: tên văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể. Nhớ được ngôi kể của văn bản. Xác định chỉ từ trong câu, văn bản cụ thể. Nhớ được các văn bản cùng thể loại. Thông hiểu - Hiểu được ý nghĩa truyện truyền thuyết. Hiểu được nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể. Hiểu được ý nghĩa của chỉ từ. Vận dụng thấp Vận dụng cao - Viết được bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. HỆ THỐNG CÂU HỎI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Ghi lại tên văn bản - Hiểu được ý nghĩa - Viết được hoàn truyện truyền thuyết truyện truyền thuyết chỉnh kiểu bài tự - Nhớ được ngôi kể - Hiểu được nghĩa sự của văn bản. của từ trong văn - Xác định chỉ từ. cảnh cụ thể. BƯỚC 4: LÀM ĐỀ I. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Cộng Chủ đề - Nhớ được tên Hiểu được ý Văn bản văn bản, ngôi nghĩa truyện kể truyền thuyết Số câu: 3 1 3 Số điểm: 1,5 1,0 2,5 Tỉ lệ: 15% 10% 25% Tiếng - Nhận biết chỉ - Hiểu được Việt từ trong câu. nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể. Số câu: 1 1 2 8
  9. Số điểm: 1,0 0,5 1,5 Tỉ lệ: 10% 5% 15% Tập Viết được bài làm văn văn kể chuyện Số câu: 1 1 Số điểm: 6 6 Tỉ lệ: 60% 60% Số câu: 4 2 1 7 Số điểm: 2,5 1,5 6 10 Tỉ lệ: 25% 15% 60% 100% II. ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN ĐỀ BÀI Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.” (Ngữ văn 6 – tập một) Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Câu 2 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của văn bản đó. Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu từ “nao núng” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì? Câu 4 (0,5 điểm). Tìm chỉ từ trong câu văn sau: “Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.” Câu 5 (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa hình tượng của 2 nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh? Câu 6 (1 điểm). Trình bày ý nghĩa của truyện? Phần II: Tập làm văn (6 điểm): Kể về một người mà em yêu quý. III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm 1 Đoạn trích nằm trong văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” 0.5 2 Ngôi kể: ngôi thứ 3 0,5 Giải nghĩa từ nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình 3 0,5 nữa. 4 Chỉ từ: đó 0.5 9
  10. - Các nhân vật chính trong truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt hằng năm được hình tượng hóa; Sơn Tinh là lực 5 1,0 lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt xưa được hình tượng hóa. Ý nghĩa của truyện: - Giải thích hiện tượng mưa lũ hàng năm 6 1,0 - Thể hiện ước mơ chiến thắng, chế ngự thiên tai của người Việt cổ 7 LÀM VĂN 6,0 Hãy kể về người mẹ của em. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: 0,5 Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết giới thiệu đối tượng tự sự, phần Thân bài biết kể câu chuyện theo trình tự. Kết bài biết khái quát và bày tỏ cảm xúc cá nhân. b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0,5 đặt câu. c. Triển khai bài viết theo trình tự hợp lí, có sự liên kết giữa các phần, đoạn, các ý cần phải rõ ràng, có thể triển khai theo định hướng: Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người mẹ và những ấn tượng, 0,5 cảm xúc của em khi nghĩ về mẹ. Thân bài: - Kể, tả về ngoại hình, tính cách, sở thích, công việc hằng ngày 0,25 của mẹ. - Kể về vai trò của mẹ trong gia đình em: + Mẹ là người phụ nữ tần tảo, đảm đang: Cùng cha quán xuyến 0,5 mọi công việc gia đình. + Mẹ thương yêu, lo lắng cho các con hết mực: Từng bữa ăn, giấc 0,5 ngủ, chăm lo việc học, dạy dỗ các con nên người + Khi mẹ vắng nhà: thiếu đi tất cả những gì mẹ dành cho gia đình, 0,25 bố con vụng về trong mọi công việc - Kể về cách ứng xử, quan hệ của mẹ đối với mọi người: + Cởi mở, hoà nhã với xóm làng 0,25 + Thương yêu, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. 0,25 - Cảm xúc của em như thế nào khi nhắc đến mẹ. Tình cảm mà em 0,5 dành cho mẹ. Kết bài Cảm nghĩ của em về mẹ. Em sẽ làm gì để xứng đáng là con 0,5 10
  11. của mẹ. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt hay và độc đáo, sáng tạo (sử 0,5 dụng từ ngữ, hình ảnh, biểu cảm, ). 11