Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 - Môn: Tiếng Việt

docx 8 trang hoaithuong97 11901
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 - Môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_6_mon_tieng_viet.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 - Môn: Tiếng Việt

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 Trường THCS MÔN : Tiếng Việt Thời gian làm bài : 60 phút Họ và tên : Lớp : Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1. (0,25 điểm) Các vế trong câu ghép sau đây có mối quan hệ ý nghĩa gì với nhau: “Khi tiếng ve kêu râm ran trên khắp các nẻo đường thì mùa hè đã thực sự về đến thành phố”. A. Quan hệ điều kiện - kết quả C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả B. Quan hệ tương phản D. Quan hệ tăng tiến 2. (0,25 điểm) Từ nào sau đây không phải là từ ghép tổng hợp? A. Sông nước B. Chạy nhảy C. Đá bóng D. Ăn ngủ 3. (0,25 điểm) Câu nào sau đây không phải là câu cầu khiến? A. Em hãy đóng cửa sổ lại đi! B. Ôi, em hãy dừng hành động đó lại ngay! C. Bát cháo này ngon tuyệt! D. Tất cả mở sách giáo khoa trang 41! 4. (0,25 điểm) Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy? A. Xinh xắn, lấp lánh, nóng nảy, giận dữ B. Tươi tắn, mộc mạc, độc đáo, tủm tỉm C. Róc rách, lỉnh kỉnh, bình chọn, lắt léo D. Học hành, lững thững, long lanh, phong phanh
  2. 5. (0,25 điểm) Câu văn dưới đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào? “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên”. A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Hoán dụ
  3. 6. (0,25 điểm) Câu nào dưới đây đã dùng dấu gạch chéo [/] để phân tách chủ ngữ và vị ngữ? A. Từ xa/, tiếng gà trống gáy sớm đã vang lên, đánh thức mọi người khỏi giấc ngủ say. B. Từ xa, tiếng gà trống/ gáy sớm đã vang lên, đánh thức mọi người khỏi giấc ngủ say. C. Từ xa, tiếng gà trống gáy sớm/ đã vang lên, đánh thức mọi người khỏi giấc ngủ say. D. Từ xa, tiếng gà trống gáy sớm đã vang lên/, đánh thức mọi người khỏi giấc ngủ say. 7. (0,25 điểm) Từ “mắt” nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? A. Đôi mắt bé Na tròn xoe và đen nhánh như hạt nhãn lồng. B. Ngoài vườn, những trái na đã bắt đầu mở mắt. C. Mẹ đưa Hà đi cắt kính, vì mắt em bị cận thị. D. Tú đang tập tự nhỏ thuốc nhỏ mắt cho mình. 8. (0,25 điểm) Trong các câu sau, câu nào không chứa các cặp từ trái nghĩa? A. Lên thác xuống ghềnh B. Thất bại là mẹ thành công C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. Phần 2. Tự luận (8 điểm) Câu 1. (1 điểm) Cho đoạn văn sau: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc
  4. vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. (trích Lao xao - Duy Khán) a. Em hãy tìm ra các từ ghép và từ láy có trong đoạn văn trên. b. Em hãy xếp các từ ghép vừa tìm được thành hai nhóm: từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Câu 2. (1 điểm) Em hãy phân tích cấu tạo của các câu ghép sau. Và cho biết các vế trong các câu ghép được nối với nhau bằng cách nào. a. Khi ánh mặt trời bắt đầu rực rỡ, thì mấy chú mèo mướp cũng đủng đỉnh nhảy lên mái nhà, sung sướng nằm sưởi nắng. b. Bài toán khó quá, Lan loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Câu 3. (1 điểm) Cho khổ thơ sau: Mẹ đất nuôi cây Dì mưa tiếp nước Cậu nắng từng ngày Ủ cành ấm áp. (trích Cây xanh - Nguyễn Lãm Thắng) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4. (1 điểm) Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép hoàn chỉnh.
  5. a. nên Hùng phải mang vở xuống hỏi bố. b. Trời mấy hôm nay trở rét buốt, c. Ánh nắng ấm áp chiếu xuống khoảng sân nhỏ phía trước nhà Câu 5. (4 điểm) Em hãy viết một bài văn tả lại dòng sông trên quê hương em. PHẦN ĐÁP ÁN Phần 1. Trắc nghiệm 1. A 2. C 3. C 4. B 5. C 6. C 7. B 8. C
  6. Phần 2. Tự luận Câu 1. a. - Từ láy: um tùm, bụ bẫm, vò vẽ, lao xao, lặng lẽ - Từ ghép: cây cối, cây hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng, mùi mít, ông Tuyên, ong vàng, ong vò vẽ, ong mật, đánh lộn, hiền lành b. - Từ ghép tổng hợp: cây cối, đánh lộn - Từ ghép chính phụ: cây hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng, mùi mít, ông Tuyên, ong vàng, ong vò vẽ, ong mật, hiền lành Câu 2. a. (Khi) ánh mặt trời/ bắt đầu rực rỡ//, (thì) mấy chú mèo mướp/ cũng đủng đỉnh nhảy lên mái nhà, sung sướng nằm sưởi nắng. QHT: khi, thì CN1: ánh mặt trời - VN1: bắt đầu rực rỡ CN2: mấy chú mèo mướp - VN2: cũng đủng đỉnh nhảy lên mái nhà, sung sướng nằm sưởi nắng Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ khi thì b. Bài toán/ khó quá//, Lan/ loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. CN1: bài toàn - VN1: khó quá CN2: Lan - VN2: loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được Hai vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.
  7. Câu 3. - Khổ thơ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. - Cụ thể, tác giả đã gọi các sự vật như đất, mưa, nắng bằng từ xưng hô dành cho con người (mẹ, dì, cậu). Đồng thời, miêu tả các sự vật đó với hành động như một con người (nuôi, tiếp nước, ủ ấm). - Từ đó, các hình ảnh sự vật trong câu thơ trở nên sinh động, thú vị hơn, giúp cho câu thơ tăng tính liên tưởng, tưởng tượng và tăng sức gợi cảm. Nó giúp cho người đọc thích thú và dễ tiếp cận với hình ảnh và ý nghĩa bài thơ. Câu 4. Gợi ý a. Vì bài tập về nhà hôm nay quá khó nên Hùng phải mang vở xuống hỏi bố. b. Trời mấy hôm nay trở rét buốt, buổi sáng em luôn thấy khó khăn khi phải rời xa chiếc chăn ấm áp. c. Ánh nắng ấm áp chiếu xuống khoảng sân nhỏ phía trước nhà, mấy chú chim nhỏ thích thú bay nhảy và hót líu lo. Câu 5. Bài tham khảo: Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ? Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương, hai tiếng thân thương mà da diết. Đó là nơi có những cánh đồng lúa chín vàng ươm, có những lũy tre xanh rì rào trong gió, có những rặng dừa cao vút tầng
  8. mây, có những triền đê thoải bóng diều bay mỗi chiều hè Và thương nhất, yêu nhất, chính là con sông bên lở bên bồi, chảy chậm giữa miền quê. Dòng sông quê em không to lớn và đồ sộ, nó chỉ là một nhánh sông nhỏ tách ra từ dòng sông lớn phía làng bên. Nhưng với người dân quê em, đó vẫn là một dòng sông xinh đẹp và kì vĩ. Bề ngang lòng sông áng chừng khoảng mười mét, không quá dài cũng không quá ngắn. Ở đầu sông thì rất sâu, có đoạn lên đến cả gần năm mét. Nhưng dần thoải về cuối sông, nơi có người dân sinh sống, thì chỉ sâu chừng một đến hai mét thôi. Nước sông trong vắt, ở những đoạn cuối, có thể nhìn thấy cả những hòn cuội ở dưới đáy sông. Vào mùa hè, nước sông mát rượi, là thiên đường cho lũ trẻ con kéo nhau xuống tắm. Bờ sông cũng là chỗ mà người người ngồi hóng gió ngắm trăng. Dòng sông quê em không có cá cũng chẳng có tôm, đó đơn thuần là một dòng sông bình lặng. Tuy nhiên, chớ có xem thường sông nhé. Bởi dưới lòng sông, có mọc rất nhiều một loại tảo rất đẹp, thường dùng nhiều cho việc trang trí các bình, bó hoa. Vì vậy, cứ chiều chiều, lại có những chiếc thuyền nan nhỏ chèo ra, lúi húi tìm tảo. Đến lúc hoàng hôn, những chiếc thuyền nhỏ chất đầy tảo xanh, sẽ lững thững trở về nhà. Thỉnh thoảng, từ đó lại vang lên tiếng hò da diết, hòa vào tiếng khua nước lõng bõng, sao mà yên bình đến lạ. Đối với em, dòng sông quê dịu dàng là một dấu ấn sâu đậm trong trái tim. Dù đi xa đến đâu, em cũng vẫn sẽ nhớ và yêu thương mãi dòng sông quê hương của mình.