Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hóa - Trường THPT Hà Nội - Amsterdam

doc 38 trang hoaithuong97 22860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hóa - Trường THPT Hà Nội - Amsterdam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_chuyen_hoa_truong_thpt_ha_noi_a.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hóa - Trường THPT Hà Nội - Amsterdam

  1. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT Hà nội _ Amsterdam Đề Chính Thức Năm học 1988 - 1989 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. Hiđroxit là gì? Có thể nói tất cả các axit và bazơ đều là hiđroxit được không? Tại sao? Nêu thí dụ cho mỗi trường hợp. Câu 2. So sánh sự khác nhau giữa đơn chất và hợp chất. Câu 3. Khí oxi mới điều chế trong phòng thí nghiệm bị lẫn một ít hơi nước và khí cacbonic. Để làm sạch oxi người ta cho khí này đi qua một hệ thống bình chứa những hóa chất khác nhau. Theo em nên bố trí hệ thống bình làm sạch này như thế nào, vẽ sơ đồ đơn giản và nêu cách sử dụng và cho biết các hóa chất cần dùng là gì? Câu 4. 1. Bột tha và bột đồng (II) oxit đều có màu đen. Hãy nêu phương pháp hóa học đơn giản để phân biệt các bột này. 2. Nung nóng hỗn hợp A gồm bột than và bột đồng (II) oxit (không có không khí) người ta thu được khí B và 2,2 g chất rắn C. Dẫn khí B đi qua dd hiđroxit bari (dư) thấy tạo thành 1,97 g kết tủa trắng. Đem chia chất rắn C thành 2 phần bằng nhau. 3. Phần thứ nhất được lắc kỹ với dd axit clohiđric (dư). Sau khi phản ứng hoàn toàn, lọc lấy dd vào thùng rồi đổ vào dd này một lượng dd hiđroxit kali đặc dư. Phản ứng xong tiếp tục lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được m g chất rắn. 4. Đối với phần hai trong oxi dư được chất rắn nặng 4,2 g. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính m. c. Xác định thành phần và khối lượng các chất có trong hỗn hợp A. Cho H = 1; C = 12; O = 16; Cu = 64; Ba = 137
  2. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT Hà nội _ Amsterdam Năm học 1989 - 1990 Đề Chính Thức Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. 1. Sự cháy là gì? Thí dụ. 2. So sánh sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi. Giải thích sự khác nhau giữa hai hiện tượng này. 3. Trong công nghiệp và các lĩnh vực khác, sự cháy trong oxi đã được ứng dụng như thế nào, hãy nêu 4 thí dụ để minh họa. Câu 2. 1. Một học sinh cho rằng: “Hỗn hợp được tạo ra từ hai loại nguyên tử trở lên”. Theo em, ý kiến này đúng hay sai, tại sao. Nêu thí dụ minh họa. 2. Hãy kể ra 4 thí dụ về các phương pháp vật lí khác nhau đực áp dụng trong thực tế đời sống và sản xuất nhằm tách riêng từng chất trong hỗn hợp. Câu 3. Trong thiết bị tổng hợp nước có chứa 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm H2 và O2. Sau một thời gian đốt hỗn hợp bằng tia lửa điện người ta làm nguội về nhiệt độ ban đầu thì được 3,6 g nước và V lít hỗn hợp khí B. 1. Xác định thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của các khí hỗn hợp A, biết rằng 2,8 lít hỗn hợp này cân nặng 1,375 g. 2. Tính V. 3. Hỗn hợp khí C có chứa 50% nitơ, 50% CO2 (theo khối lượng). Hỏi trong bao nhiêu g hỗn hợp C có một số phần tử khí bằng 2,25 lần số phân tử khí có trong V lit hỗn hợp B. Các khí đo ở đktc. Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16 2
  3. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT Hà nội _ Amsterdam Đề Chính Thức Năm học 1991 - 1992 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. (3 đ) Cho các từ: A: nguyên tố; B: nguyên tử; C: phân tử; D: chất; E: đơn chất; F: Hợp chất; G: hỗn hợp; H: Tạp chất. Hãy chọn trong số này từ thích hợp điền vào mỗi chỗ trống để hoàn thành những câu sau: 1. Không khí được coi là một gồm nhiều mà thành phần chính là oxi và nitơ, ngoài ra có một lượng nhỏ các khí khác như cacbonic, hơi nước, khí hiếm, 2. Công thức hóa học cho biết số của mỗi có trong của 3. Trong của mỗi có thể chỉ gồm những của cùng một nhưng cũng có thể gồm của hai hay nhiều 4. Các cấu tạo nên protit gồm C, H, O, N ngoài ra còn có thể có cả S, P, Fe, 5. Những khác nhau do cùng một hóa học, vì vậy trong kẽm chính là Câu 2. (2đ) Viết các phương trình phản ứng điều chế đồng (II) sunfat bằng 4 cách khác nhau mà chỉ cần sử dụng không quá 5 loại hóa chất ( ghi rõ điều kiện phản ứng kèm theo, nếu có). Câu 3. (2,5đ) Hỗn hợp A gồm muối nitrat của kim loai X (hóa trị I) và kim loại Y (hóa trị II). Trong thành phần của hỗn hợp A, nitơ chiếm 10,891% khối lượng. 1. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu kim loại từ 145,4 g hỗn hợp A. 2. Cho biết 2 muối trong hỗn hợp A có tỷ lệ về số mol tương ứng là 5:3, hãy xác định X, Y là kim loại nào trong số những kim loại dưới đây. Na = 23; Mg = 24; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Hg = 200 3. Nêu phương pháp tách riêng muối Y(NO3)2 ra khỏi hỗn hợp A. Câu 4 (1,5đ) Để đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít HCHC A thể khí cần sử dụng vừa hết 13,44 lít khí oxi. Phản ứng làm tạo thành hỗn hợp khí B gồm CO2 và hơi nước. Dẫn B lần lượt đi qua bình I chứa 72,8 g dd H2SO4 98% và bình II chứa 800 ml dd NaOH 0,625M. Toàn bộ hơi nước bị hấp thụ ở bình I làm tạo thành dd H2SO4 89,18%. Khi qua bình II, khí CO2 bị hấp thụ hết làm tạo thành một dd chỉ chá 35,8 g muối. Cho biết các thể tích khí đo ở ktc. Hãy xác định CTPT của A. 3
  4. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT Hà nội _ Amsterdam Đề Chính Thức Năm học 1993 - 1994 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. (4đ) 1. Cho biết A là hỗn hợp gồm Mg và Cu, hãy viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: Khí D + O2 (dư) + ddHCl + Na A B C dd E nung + D Kết tủa F G M 2. So sánh những điểm khác nhauvề cấu tạo phân tử và tính chất hóa học giữa metan, etylen và benzen. Nêu thí dụ minh họa. Câu 2 (3đ). Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH)2 có CM lần lượt là 0,2M và 0,1M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 và HCl có CM lần lượt là 1,25M và 0,75M. 1. Tính thể tích dd X vừa đủ để trung hòa 40 ml dd Y và khối lượng chất kết tủa tạo thành sau phản ứng. 2. Dùng V ml dd Y để hòa tan m g CuO, làm tạo thành dd Z. Cho 12 g bột Mg vào Z, sau khi phản ứng kết thúc lọc tách được 12,8 g chất rắn. Tính m. Câu 3 (3 đ). HCHC X có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O. Đểđốt cháy hoàn toàn 2,688 lit hơi X, cần dung 5,376 lít O2 kết quả thu được 10,56 g CO2 và 4,32 g H2O. 1. Xác định CTPT của X, biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc. 2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau biết X có khả năng làm đỏ quỳ tím và các chất A, B, C, D, E, f trong sơ đồ đều là HCHC: A B C X D E I Cho H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23;Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Cu = 64; Ba = 137 4
  5. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT Hà nội _ Amsterdam Đề Chính Thức Năm học 1991 - 1992, (Vòng 1) Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1(2,5đ). 1. Chỉ dùng dd HCl và Ba(OH)2 hãy nêu cách phân biệt 4 lọ bột riêng biệt bị mất nhãn: Fe; Fe2O3; FeCO3; BaCO3. 2. Xác định các chất: A, B, C, D, E. Hãy viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện) để hoàn thành dãy biến hóa sau: + A + C + E + A Fe B D Fe(OH)3 D (1) (2) (3) (4) + C (5) Câu 2(2,5đ). 1. Trong bình chứa hỗn hợp khí: CO; CO2; C2H4; C2H2. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng khí có trong bình. 2. Một hỗn hợp A gồm C2H6 và C2H4. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thì thu được A mol hơi nước và b mol CO2. Hỏi tỷ lệ T = a/b có giá trị trong khoảng nào? Câu 3(2,5đ). Giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau và tính CM ban đầu của hai dd H2SO4 và NaOH. Thí nghiệm 1: Trộn 3 lit dd NaOH với 2 lít dd H2SO4 thu được 5 lít ddA. Lấy 0,2 lít ddA, thêm một mẩu quỳ thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dd HCl 0,05M tới khi quỳ đổi thành màu tím thì hết 0,4 lít axit. Thí nghiệm 2: Trộn 2 lít dd NaOH với 3 lít dd H2SO4 thu được 5 lít ddB. Lấy 0,2 lít ddB, thêm một mẩu quỳ thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dd NaOH 0,1M tới khi quỳ đổi thành màu tím thì hết 0,8 lít xút. Câu 4(2,5đ). Đốt cháy hoàn toàn m g một HCHC A chứa C; H; O cần 0,448 lít khí oxi (đktc) thu được 0,88 g CO2 và 0,36g hơi nước. Tỷ khối hơi của A so với metan là 3,75. Cho 50 ml ddA tác dụng hoàn toàn với Na2CO3 thu được V lít CO2 (đktc). Cô cạn dd thu được 8,2 g muối khan. 1. Tính m, xác định CTPT, CTCT của a. 2. Tính V, xác định Cm của dd A. Cho Na = 23; C = 12; H = 1; O = 16. 5
  6. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT Hà nội _ Amsterdam Đề Chính Thức Năm học 1999 - 2000 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1(1,5đ): 1.Hãy cho biết điều kiện có thể xảy ra phản ứng giữa muối và axit; giữa muối và kiềm. Viết các phương trình phản ứng minh họa. 2. Nêu thí dụ 2 muối (tạo bởi 2 kim loại khác nhau và 2 gốc axit khác nhau) vừa có khả năng phản ứng với axit, vừa có khả năng phản ứng vời kiềm. Viết các phương trình phản ứng để minh họa. Câu 2(1,75đ). Hòa tan hoàn toàn MCO3 bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 12,25% thu được dd MSO4 17,431% 1. Xác định kim loại M. 2. Đun nhẹ 104,64 g dd muối tạo thành ở trên để làm bay hơi nước, thu được 33,36 g tinh thể hiđrat. Xác định tinh thể muối hiđrat này. Câu 3 (1,5đ). Viết 6 phương trình phản ứng tạo thành đồng (II) clorua từ những chất ban đầu khác nhau. Câu 4(2đ). Cho 80 g bột Cu vào 200 ml đ AgNO3, sau một thời gian phản ứng lọc được dd A và 95,2 g chất rắn. Cho tiếp 80g bột Pb vào dd A; phản ứng xong lọc tách được ddB chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 g chất rắn. 1. Tính CM của dd AgNO3 đã dùng. 2. Cho 40 g bột kim loại R hóa trị II vào 1/10 ddB, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc tách được 44,575 g chất rắn không tan. Hãy xác định kim loại R. Câu 5(1,5đ) Cho X1; X2; X3; X4; X5 là các chất hữu cơ, còn A, B, C, D, E là những chất vô cơ. Hãy xác định các hất thích hợp để hoàn thành những phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: 1. X1 + A X2 + X5 4. X5 + O2 X3 + C 2. X3 + X5 X1 + C 5. D + X2 X3 + E 3. A + X4 X2 + B 6. X3 + Mg X4 + H2 Câu 6 (1,75đ). Hỗn hợp khí X được tạo thành khi trộn lẫn 4V lít khí CH4 với V lít khí hiđrocacbon A (đo ở cùng đk, to, p). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X; thu được hơi nước và khí CO2 có tỷ lệ tương ứng là 6,75:11. Trộn m g CH4 với 1,75 g hiđrocacbon A được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hh Y thu được khí CO2 và hơi nước có tỷ lệ tương ứng. 1. Xác định CTPT A 2. Viết các CTCT có thể có của A. 6
  7. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT Hà nội _ Amsterdam Đề Chính Thức Năm học 1991 - 1992, (vòng 2) Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. 1. Oxit là gì? Nêu tính chất hoá học khác nhau giữa các loại oxit mà em đã học. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ néu có. 2. Từ sắt (III) oxit bằng các loại hoá chất khác nhau có thể điều chế được sắt (III) clorua theo hai cách. Hãy trình bày cách làm, nếu với mỗi chất được chọn chỉ dùng không quá một lần. Câu 2. 1. Trình bày những phương pháp sử dụng những kim loại thích hợp để phân biệt các chất lỏng sau: benzen, rượu etylic, axit axetic. 2. Cho A, B, C, D là các hợp chất hữu A C cơ khác nhau, hãy xác định các chất này và viết các phương trình phản ứng thực hiện Axit axetic biến hoá sau: B D Câu 3. R là một kim loại có hoá trị II. Đem hoà tan hoàn toàn a g oxit của kim loại này vào 48 g dd H2SO4 6,125% tạo thành dd A có chứa 0,98% H2SO4. Khi dùng 2,8 lít cacbon (II) oxit để khử hoàn toàn a g oxit trên thành kim loại, thu được khí B. Nếu lấy 0,7 lít khí B cho qua dd nước vôi trong (dư) làm tạo ra 0,625g kết tủa. 1. Tính a và khối lượng của R, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. 2. Cho 0,54g bột nhôm vào 20 g dd A, sau khi phản ứng kết thúc lọc tách được m g chất rắn. Tính m. H = 1; C = 12; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65 7
  8. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT Hà nội _ Amsterdam Đề Chính Thức Năm học 1992 - 1993 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (1). CO2 + ? Ba(HCO3)2 (2). MnO2 + HCl ? + ? (3). FeS2 + ? SO2 + (4). Cu + ? CuSO4 + ? 2. a. Trình bày các tính chất hoá học chủ yếu của phi kim và những căn cứ để so sánh mức độ mạnh yếu của phi kim. Nêu ví dụ. b. Hãy chọn một phản ứng để chứng tỏ Clo có tính phi kim mạnh hơn oxi. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ. Câu 2. 1. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có công thức C4H8. 2. Nêu PPHH để phân biệt các chất lỏng sau: axit axetic, rượu etylic, benzen, dd glucozơ trong nước và ẽtăng có lẫn một ít nước. Viết các phương trình phản ứng (nếu có). Câu 3. Dung dịch A chứa axit axetic có khối lượng riêng là 1,02g/ml. Cho V ml dd A vào 80ml dd Na2CO3 0,25M, tạo thành 0,336 lít khí và ddB. Cho B vào cốc chứa 400 ml dd Ca(OH)2 0,05M thu được 0,5 g kết tủa và ddC. Nếu cho V ml dd A tác dụng với lượng dư Na. Làm tạo thành 8,736 lít khí. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Xác định V và nồng độ phân tử g của ddA. 3. Dung dịch C có thể hấp thụ tối đa bao nhiêu lít khí CO2. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc, các muối của axit axetic đều tan trong nước. Cho H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Ca = 40 8
  9. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường Đại học quốc gia Hà nội Đề Chính Thức Năm học 1992 - 1993 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. Cho sơ đồ biến hóa sau: + B + D + F A C E CaCO3 (1) (2) (3) (4) CaCO3 +X +Y +Z P Q R CaCO3 (5) (6) (7) Hãy tìm các chất ứng với các chữ cái A, B, C, D, E, F, P, Q, R, X, Y, Z biết rằng chúng là những chất khác nhau. Viết các phương trình phản ứng. Câu 2. 1. Từ nguyên liệu ban đầu là quặng pirit, muối ăn, không khí, nước, các thiết bị và các xúc tác cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế FeSO4; Fe(OH)3; NaHSO4. 2. Một hỗn hợp khí gồm CO, CO2, SO2, SO3. Cần dùng các phản ứng hóa học nào để nhận ra từng khí có mặt trong hỗn hợp. Câu 3. 1. Viết CTCT dạng mạch hở và mạch vòngcủa các hợp chất có công thức C5H10. 2. Cho hỗn hợp khí gồm Cl2, etylen, metan vào một ống nghiệm, sao đó đem úp ngược ống nghiệm vào một chậu nước muối (trong chậu nước muối có để một mẩu giấy quỳ tím) rồi đưa ra ánh sáng khuếch tán. Viết các phương trình phản ứng và giải thích tất cả các hiện tượng xảy ra. Câu 4. Cho 13,14 g bột đồng kim loại vào một cốc đựng 500 ml dd AgNO3 0,3M khuấy đều dd một thời gian sau đó đem lọc ta thu được 22,56 g chất rắn A và ddE (Chú ý: Mất 1 đoạn của đề này) 9
  10. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường Đại học quốc gia Hà nội Đề Chính Thức Năm học 1993 - 1994 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1: 1. Cân bằng phương trình phản ứng. a. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 b. Fe2O3 + CO FexOy + CO2 2. Cho hh M gồm 5 chất Fe, Cu, Al, CuO, FeO. Hãy trình bày phương pháp hòa tan để chưng minh sự có mặt của từng chất trong hh M. 3. a. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: + H2O + O2 + NaOH + NaOH rắn +Cl2 A B D E F O H Axit men Biết A được tạo thành nhờ phản ứng quang hợp và H là metyl clorua. b. Cho hợp chất có CTCT: O Chất này thuộc hợp chất nào? Viết phương CH3 - CH2 - C trình phản ứng điều chế chất đó từ hai chất O - CH3 trong sơ đồ cho trên. Câu 2. Cho 6,45 g hh hai kim loại A (hóa trị II) và B (hóa trị II) tác dụng với dd H 2SO4 loãng dư, sau kghi phản ứng xong thu được 1,12 lít khí (đktc) và 3,2 g chất rắn. Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200 ml dd AgNO3 0,5M thu được dd D và kim loại E. Lọc lấy E rồi cô cạn dd D thu được muối khan F. 1. Xác định kim loại A; B biết rằng A đứng trước B trong dãy HĐHH của kim loại. Tính CM của chất tan trong dd B. Giả thiết thể tích của dd không thay đổi. 2. Nhúng một thanh kim loại R nặng 15 g vào dd B, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó lấy thanh kim loại ra khỏi dd cân nặng 7,205 g giả sử tất cả kim loại thoáy ra đều bám vào thanh R. Hỏi R là kim loại gì trong số các kim loại cho dưới đây? Câu 3. Chất béo B có công thức (CnH2n + 1COO)3C3H5. Đun nóng 16,12 g chất B với 250 ml dd NaOH 0,4M tới khi phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn thu được ddX. Để trung hòa NaOH tự có trong 1/10 ddX cần 200 ml dd HCl 0,02M 1. Hỏi khi xà phòng hóa 1kg chất béo B tiêu tốn bao nhiêu g NaOH ta thu được bao nhiêu g glixerin. 2. Xác định CTPT của axit tạo thành chất béo B Cho H = 1; C = 12; ) = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Ni = 59; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Pb = 207. 10
  11. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường Đại học quốc gia Hà nội Đề Chính Thức Năm học 1997 - 1998 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. Cân bằng các phương trình phản ứng sau: to 1. Cu + H2SO4đ CuSO4 + H2O + SO2 to 2. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 to 3. FexOy + CO FeO + CO2 Câu 2. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các chất bột màu đen hoặc màu xám sẫm sau: FeS; Ag2O; CuO; MnO2; FeO. Hãy trình bày phương pháp hóa học đơn giản nhất nhận biết từng chất trên, chỉ dùng ống nghiệm, đèn cồn và một dd thuốc thử để nhận biết. Câu 3. Viết CTCT của tất cả các đồng phân có CTPT C4H10O. Câu 4. Cho sơ đồ biến hóa sau: 1. A + H2 B 4. C + B D + H2O 2. B + O2 CO2 + H2O 5. D + NaOH B + 3. B + C + H2O ở đây A, B, C, D là kí hiệu các chất hữu cơ. Hãy xác định công thức, tên gọi của các chất đó và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên. Câu 5. Cho 27,4 g Ba vào 400 g dd CuSO4 3,2% thu được khí A kết tủa B và dd C. 1. Tính thể tích khí A (đktc). 2. Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu g chất rắn? 3. Tính C% của chất ta trong ddC. Câu 6. Thêm từ từ dd HCl vào 10 g muối cacbonat một kim loại hóa trị II thì sau một thời gian lượng khí thoát ra vượt quá 1,904 lít (đktc) và lượng muối clorua tạo thành vượt quá 8,585 g. Hỏi đó là muối cacbonat của kim loại nào trong số các kim loại sau: Mg; Ca; Ba; Cu; Zn. Câu 7. X là rượu etylic 92o (cồn 92o) 1. Cho 10 ml X tác dụng hết với Natri kim loại thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc), biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml và của nước là 1g/ml. 2. Trộn 10 ml X với 15 g axit axetic rồi đun nóng với H2SO4 đ. Tính khối lượng este thu được, biết hiệu suất của phản ứng este hóa là 80%. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 g HCHC Y (chứa C; H; O) cần vừa đủ 5,6 lít oxi (đktc), thu được khí CO2 và hơi nước với thể tích bằng nhau. 1. Xác định CTPT Y, biết rằng PTK của Y là 88 đvC. 2. Cho 4,4 g Y tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dd NaOH sau đó làm bauy hơi hỗn hợp thu được m1 g hơi của một rượu đơn chức và m2 g muối của một axit hữu cơ đơn chức. Số nguyên tử cacbon trong rượu và trong axit thu được là bằng nhau. Hãy xác định CTCT và tên gọi củaY. Tính m1, m2. Cho H = ; O = 16; C = 12; na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ba = 137. 11
  12. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường Đại học quốc gia Hà nội Đề Chính Thức Năm học 2000 - 2001 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. Cho CO tác dụng với CuO đun nóng được hỗn hợp chất rắn A và khí B. Hòa tan hoàn toàn A vào H2SO4 đặc, nóng; Cho B tác dụng với dd nước vôi trong dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 2. Chỉ được dùng thê quỳ tím và các ống nghiệm, hãy chỉ rõ phương pháp nhận ra các đung dịch bị mất nhãn: NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S. Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 14,2 g hh C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào axit HCl 7,3% vừa đủ, thu được dd D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dd D bằng 6,028%. a. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượngcủa mỗi chất trong hh C b. Cho dd NaOH dư vào dd D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính số g chất rắn còn lại sau khi nung. Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 5,94 g Al vào dd NaOH dư được khí thứ nhất. Cho 1,896 g KMnO 4 tác dụng hết với axit HCl đặc, dư được khí thứ 2. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 g KClO3 có xúc tác thu được khí thứ 3. Cho toàn bộ lượng các khí thu được vào một bình kín rồi đốt cháy để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó làm lạnh bình để cho hơi nước ngưng tụ hết và giả thiết các chất tan hết vào nước thu được ddE. Viết các phương trình phản ứng và tính C% ddE Câu 5. Viết CTCT của tất cả các aminoaxit có CTPT là C4H9NO2. Có một số chất mạch hở cũng có CTPT C4H9NO2, mỗi chất đều dễ dàng phản ứng được với dd NaOH ngay ở nhiệt độ thường tạo ra amoniac. Viết CTCT của các chất đó và phương trình phản ứng của của chúng với amoniac. Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 1,1g hhE gồm metan, axetilen, propilen (C3H6) ta thu được 3,52 g CO2. Mặt khác khi cho 448 ml hhE (đktc) đi qua dd nước brom thì chỉ có 4 g brom phản ứng. Tinh thành phần % theo khối lượng và theo thể tích của các khí có trong hhE. Câu 7. Hòa ta hoàn toàn 63g một hỗn hợp gồm 2 axit CnH2n+1COOH và CmH2m+1COOH vào một dung môi trơ thu được ddX. Chia X thành 3 phần bằng nhau, rồi tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho phần 1 tác dụng với NaOH vừa đủ, thu được 27,6 g muối. Thí nghiệm 2: Thêm a g rượu etylic vào phần thứ 2 rồi cho tác dụng ngay với lượng dư Na. Thí nghiệm 3: Thêm a g rượu etylic vào phần thứ 3, đun nóng một thời gian, sau đó làm lạnh rồi cho tác dụng với Na dư. Thể tích khí H2 bay ra ở thí nghiệm 3 nhỏ hơn thí nghiệm 2là 1,68 lít (đktc). Giả thiết hiệu suất phản ứng tạo ra este của các axit bằng nhau. Tính số g este tạo thành. Câu 8. Hòa tan hoàn toàn mg kim loại M bằng dd HCl dư, thu được V lít khí H 2 (đktc). Mặt khác hòa tan hoàn toàn m g kim loại M bằng dd HNO3 loãng, thu được muối nitrat của M, H2O và cùng V lít khí NO duy nhất (đktc). 1. So sánh hóa trị của M trong muối clorua và trong muối nitrat. 2. Hỏi M là kim loại nào? Biết răngdf khối lượng muối nitrat tạo thànhgấp 1,905 lần khối lượng muối clorua. Cho H = ; O = 16; C = 12; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ba = 137; S = 32; Br = 80; Mn = 55. 12
  13. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường Đại học quốc gia Hà nội Đề Chính Thức Năm học 2002 - 2003 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. Tìm các chất X1, X2, X3, thích hợp và hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1. Fe2O3 + H2 FexOy + X1 2. X2 + X3 Na2SO4 + BaSO4 + CO2 + H2O 3. X2 + X4 Na2SO4 + BaSO4 + CO2 + H2O 4. X5 + X6 Ag2O + KNO3 + H2O 5. X7 + X8 Ca(H2PO4)2 6. X9 + X10 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 7. X11 + X10 Ag2SO4 + SO2 + H2O 8. X3 + X12 BaCO3 + H2O 9. X3 + X13 BaCO3 + CaCO3 + H2O 10. X9 + X14 Fe(NO3)2 + X15 Câu 2. a. Phản ứng quang hợp là gì? Phản ứng đó xảy ra ở đâu? b. Viết phương trình phản ứng quang hợp và ghi rõ điều kiện. c. Nêu các ý nghĩa quan trọng của phản ứng quang hợp. Câu 3. Cho 8,12 g một oxit kim loại M vào ống sứ tròn, dài, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi chậm qua ống để khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại. Khí được tạo thành trong phảnứng đó đi ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dd Ba(OH)2 thấy tạo thành 27,58 g kết tủa trắng. Cho toàn bộ lượng kim loại vừa thu được ở trên tác dụng hết với HCl, thu được 2,352 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M và công thức oxit của nó. Câu 4. Từ nguyên liệu chính là vỏ bào, mùn cưa chứa 50% xenlulozơ về khối lượng, người ta điều chế được rượu etylic với hiệu suât 75%. Hãy viết các phương trình phản ứng trong quá trình điều chế đó và tính khối lượng nguyên liệu cần thiếtđể có thể điều chế được 1000 lít cồn 90 o. Biết khối lượng riệng của rượu etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Câu 5. Cho hh A gồm MgO và Al2O3. Chi A làm hai phần hoàn toàn đều nhau, mỗi phần có khối lượng 19,88g. Cho phần 1 tác dụng với 200ml dd HCl, đun nóng khuấy đều. Sau khi kết thúc phản ứng, làm bay hơi cẩn thận hh, thu được 47,38 g chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 400 ml ddHCl đã dùng ở thí nghiệm trên, đun nóng, khuấy đều và sau khi kết thúc phản ứng cũng lại làm bau hơi hh như trên cuối cùng thu được 50,68g chất rắn khan. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính CM của dd HCl đã dùng. 3. Tình thành phần % theo khối lượng của mỗi oxit trong hhh A. Câu 6. Cho HCHC Y chứa C;H;O. Đốt cháy hết 0,2 mol Y bằng một lượng vừa đủ là 8,96 lít O 2 (đktc). Cho toàn bộ các sản phẩm cháy lần lượt đi chậm qua bình đựng 100g dd H2SO4 96,48% (dư), bình 2 đựng lượng dư dd KOH và toàn bộ sản phẩm cháy đó bị hấp thụ hết. Sau thí nghiệm, ta thấy C% dd H2SO4 trong bình 1 là 90%, ở bình 2 có 55,2g muối được tạo thành. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Xác định CTPT, CTCT của Y. Biết Y tác dụng với KHCO3 ta thấy giải phóng khí CO2. c. Viết các phương trình phản ứng xảy ra giữa Y và các chất sau (nếu có): Cu; Zn; CuO; SO2; Cu(OH)2; Na2CO3 Cho H = ; O = 16; C = 12; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ba = 137; S = 32; Br = 80; Mn = 55. 13
  14. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT nguyễn trãi _ Hải dương Đề Chính Thức Năm học 1997 - 1998 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1.(3đ) 1. Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau (ghi rõ điều kiện, nếu có). Viết các phương trình phản ứng. (1) (2) (3) (4) S SO2 A H2SO4 BaSO4 (5) (6) B 2. Có một hh 3 bột kim loại: Fe, Ag, Cu. Nêu cách nhận biết từng kim loại có trong hh. Viết các phương trình phản ứng. Câu 2 (4đ) 1. Làm thế nào để phân biệt được: a. Da thật và da nhân tạo (Sản phẩm từ PVC); Sợi bông và sợi len (từ lông cừu). b. Đường bột và tinh bột. c. et_xăng và nước. 2. Trong bình chứa hh khí CO2, CH4, C2H2, SO2, C2H4. Làm thế nào để thu được metan tinh khiết. 3. Phân tích một HCHC X chứa C; H; O, người ta thấy tỷ lệ khối lượng m C: mH: mO = 12:3:8 a. Xác định CTPT của X, biết PTK X = 46 đvC. b. Xác định CTCT X, biết X tác dụng với Na giải phóng khí H2. Viết PTPƯ. Câu 3 (3đ). Đun nóng hh A gồm 2,8 g bột Fe và 0,8g bột S, hh chất rắn thu được sau phản ứng cho vào bình chứa 500 ml dd HCl thu được hh khí B và dd C. Lượng HCl còn dư trong ddC tác dụng hết với CaCO3 thu được 2,8 lít khí CO2 (đktc). Hiệu suất các phản ứng lả 100%. 1. Tính % thể tích các khí trong hh B. 2. Tính CM của dd HCl đã dùng Cho Fe = 56; S = 32; C = 12; H = 1; O = 16 14
  15. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT nguyễn trãi _ Hải dương Đề Chính Thức Năm học 1999 - 2000 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1(2đ). Có 6 gói bột trắng giống nhau: vôi bột, bột gạo, bột đá vôi, bột giấy, muối ăn, bột xôđa. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 6 goí bột trên. Câu 2( 2điểm) Chọn các chất A , B ,C,D,E . viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có ) (2) (3) (1) A B D (7) (8) Na C E (4) (5) (6) B C B Biết A B C D là các hợp chất của Na, E là chất khí không cháy làm vẩn đục nước vôi trong. Câu 3(3đ) 1. Những hợp chất nào cho dưới đây có thể hấp thụ các chất sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn mêtan : a. H2SO4đặc b. dung dịch Na2CO3 c. dung dịch NaOH. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, nếu có. 2. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít khí (đktc) hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,7g H2O. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạọ của 2 hiđrocacbon. Biết số nguyên tử cácbon trong mỗi phân tử không quá 4. Câu 4. (3đ) Hai miếng kẽm có cùng khối lượng Ag. Miếng thứ nhất nhúng vào 100 ml dung dịch CuSO4 dư, miếng thứ hai nhúng vào 500ml dd AgNO3 dư. Sau một thời gian lấy hai miếng kẽm ra khỏi dd, người ta nhận thấy miếng thứ nhất giảm 0,1% khối lượng so với A, sự chênh lệch về khối lượng của hai miếng kẽm sau phản ứng 75,6g , nồng độ mol của các muối kẽm trong hai dd bằng nhau. Tính khối lượng miếng kẽm thứ hai sau phản ứng? Giả sử các kim loại thoát ra đều bám vào miếng kẽm. Cho Zn = 65, Cu = 64, Ag = 108, C =12, H =1, O = 16. 15
  16. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT nguyễn trãi _ Hải dương Đề Chính Thức Năm học 2000 - 2001 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu1(3,5đ) 1. Có 5 lọ đựng 5 dd riêng biệt bị mất nhãn: H2SO4, Na2SO4, NaOH, NaCl, Ba(OH)2. Chỉ dùng quỳ tím nêu cách nhận biết các chất trên. 2. Chọn các chất A, B, C, D, E, G, H, I, K, L, M. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hoá sau (ghi rõ đkpu nếu có) +O2 +C +H A B D FeSO4 (2) (3) (4) FeS2 +G +I + L to E H K M E (5) (6) (7) (8) Câu 2(2đ). 1. Hãy chọn phương pháp nào duới đây có thể làm sạch vết dầu lạc dính vào quần áo. Giải thích sự lựa chọn đó. a. Giặt bằng nước b. Giặt bằng xà phòng c. Tẩy bằng cồn 960 d. Tẩy bằng giấm e. Tẩy bằng ét xăng . 2. Rượu C2H5OH có lẫn một ít nước. Có thể dùng các cách sau đây để làm khan rượu được không ? GiảI thích. a. Cho CaO mới nung vào rượu b. Cho CuSO4 khan vào rượu c. Cho H2SO4 đặc vào ruợu Câu 3 (2đ) Hòa tan 5,68g hỗn hợp A gồm MgCO3 và CaCO3 trong dd HCl dư, khí CO 2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi 225ml dd Ba(OH)2 0,2M tạo ra 5, 91g kết tủa. Tính % số mol của mỗi chất trong A. Câu 4 (2,5đ) Hỗn hợp X gồm 2 hợp chất hữu cơ A , B có cùng công thức phân tử. Đốt cháy 0,1 mol X cần 4, 48 lit O2 thu được 4,48 lít CO2 và 3,6 g hơi nước. Các thể tích khí đo ở đktc. Avà B đều tác dụng với dd NaOH. Khi cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dd NaOH tạo ra 7,36 g hỗn hợp 2 muối. 1. Tìm công thức phân tử. Viết công thức cấu tạo của A, B. 2. Tính % theo khối lượng của A, B trong hỗn hợp X. 16
  17. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT nguyễn trãi _ Hải dương Đề Chính Thức Năm học 2001 - 2002 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1 (3 đ) 1. Nêu, giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm sau: a. Cho đinh sắt đánh sạch vào dd CuSO4. b. Cho mẩu natri kim loại vào dd CuSO4. 2. Chọn các chất A, B, C. Biết rằng chúng đều là hợp chất của sắt. Viết các phương trình phản ứng để thực hiện biến hóa theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có): (5) (6) B (4) (1) (2) (7) (8) Fe Fe2(SO4)3 A C Fe (3) Câu 2 (2,5 đ) 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách nhận biết 3 khí CH4, C2H4, C2H2 chứa cùng trong 1 bình. Viết các phương trình phản ứng. 2. Đốt cháy 3 chất khí CH4, C2H4, C2H2. Chất nào cho ngọn lửa sáng nhất? Chất nào cho ngọn lửa kém sáng nhất? Nêu lí do. 3. Ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử. Biết rằng: _ Hai chất X, Y đều tác dụng với Na giải phóng khí H2. _ Hai chất Y, Z đều tác dụng với dd NaOH. Hãy cho biết công thức cấu tạo của X, Y, Z. viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 3 (2 đ). Hỗn hợp khí D gồm H2 và một hiđro cacbon P mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 6 g D thu được 17,6 g CO2. Mặt khác 6 g D tác dụng vừa đủ với dd chứa 3,2 g Br2. Xác định công thức phân tử của P và tính % thể tích mỗi khí trong D. Cho C = 12; O = 16; Br = 80 Câu 4(2,5 đ) Hòa tan hoàn toàn 18,4 g hh hai kim loại M (II) và N(III) trong dd HCl, người ta thu được dd Q và 11,2 lít khí H2 đktc). Cô cạn dd Q thu được m g muối khan. 1. Tính m. 2. Xác định tên hai kim loại M, N. Biết rằng trong hh tỷ lệ số mol nM:nN = 1:1, nguyên tử khối 2MN < MM< 3MN Cho Al = 27; Cr = 52; Fe = 56; Zn = 65; Ba = 137 17
  18. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT nguyễn trãi _ Hải dương Đề Chính Thức Năm học 2002 - 2003 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1 (3 đ). 1. Từ các chất: FeS2; NaCl; H2O; O2 và các chất xúc tác, thiết bị cần thiết có đủ, viết các phương trình phản ứng đIều chế FeSO4, FeCl2. 2. Nhiệt phân hoàn toàn hh BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn A và khí D. Hòa tan hoàn toàn chất rắn A trong nước (dư) thu được dd B và kết tủa C. Hòa tan C trong dd NaOH dư thấy tan một phần. Xác định các chất có trong A, kết tủa C và dd B. Viết các phương trình phản ứng. Câu 2 (2,5 đ). 1. Benzen và etilen đều tác dụng với Br2. Nêu đIều kiện để cho hai phản ứng đó xảy ra, viết phương trình phản ứng. Hai phản ứng đó có cùng loại hay khác loại? Giải thích. 2. Xác định các chất K, L, E, N, G. Viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ biến hóa sau: o +O2 +O2 +Na +NaOH 1500 C C hoạt tính CH2 = CH2 K L E N G Benzen o o PbCl2, CuCl2 xt CaO, t làm lạnh nhanh 600 C Câu 3 (2,5 đ). Hỗn hợp P là 2 kim loại là: Kim loại kiềm và Al. Cho 1,69 g hh P tan hoàn toàn trong nước thu được dd Q và 1,232 lít H2 (đktc). Cô cạn dd Q thu được 2,84 g chất rắn. Xác định chất hữu cơ X, Y, Z có cùng CTPT, chứa C, H, O và có 2 nguyên tử oxi trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m g chất X cần 1,12 lít O2 (đktc) thu được 2,2 g CO2 và 0,9 g H2O. _ Chất X tác dụng với Na giải phóng khí H2, vừa tác dụng với dd NaOH. _ Chất Y chỉ tác dụng với Na giải phóng H2, không tác dụng với dd NaOH. _ Chất Z chỉ tác dụng với dd NaOH, không tác dụng với Na. 1. Tính m. 2. Xác định CTPT. Viết CTCT cua X, Y, Z. 18
  19. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT nguyễn trãi _ Hải dương Đề Chính Thức Năm học 2003 - 2004 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1(3 đ): 1. Dung dịch A chứa NaOH, dd B chứa HCl và AlCl3. Nêu và giải thích hiện tượng, viết các phương trình phản ứng xảy ra trong 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho từ từ dd A vào dd B tới dư. Thí nghiệm 2: Cho từ từ dd B vào dd A tới dư. 2. Viết PTPƯ để thực hiện dãy biến hóa theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện của phản ứng, nếu có): (1) (2) (3) (4) P Q K F P + C, to cao E C2H2 (5) (6) Biết P, Q, K, F, E đều là hợp chất của Ca. Q là vật liệu quan trọng trong xây dựng. Câu 2 (3 đ): 1. Bằng phản ứng hóa học hãy chứng minh nguyên tử trong nhóm -OH của rượu etylic và axit axetic linh động. So sánh độ linh động của nguyên tử H trong nhóm -OH của 2 chất này. Cho ví dụ minh họa. 2. Nêu cách tách C2H4 ra khỏi hh khí gồm C2H4, C2H2 và CO2. Viết các PTPƯ. 3. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất D bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thể tích CO2 thu được = 1/2 tổng thể tích của D và O2. Xác định CTPT có thể có của D. Câu 3 (2 đ). Hai chất lỏng Y, Z có cùng CTPT, có thành phần các nguyên tố: 48,65%C; 8,1%H, còn lại là oxi. M của Y gấp 4,625 lần MCH4. Xác định CTPT, viết CTCT có thể có của Y, Z. Biết Z tác dụng với NaOH đun nóng, Y tác dụngvới cả dd NaOH và Na. Câu 4 (2đ). Hỗn hợp gồm kim loại M và oxit M2O3. Dẫn khí CO dư đi qua bình chứa a g hh X ở to cao, phản ứng kêtý thúc thu được 11,2 g M. Hòa tan toàn bộ lượng M thu được trong dd HCl dư thấy thoát ra 4,48 lít H2 (đktc). Ngâm a g hh X trong dd CuSO4 dư, kết thúc phản ứng thu được (a+0,8) g chất rắn. 1. Xác định tên kim loại M. 2. Tính a. 19
  20. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT nguyễn trãi _ Hải dương Đề Chính Thức Năm học 2004 - 2005 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1 (3đ) 1. Một sợi dây đồng nối tiếp với sợi dây nhôm để ngoài trời. Hãy cho biết hiện tượng xay ra ở chỗ nối của 2 kim loại. Nêu rõ lí do. 2. Có 2 ống nghiệm. _ ống 1: Đựng nước Clo vừa mới điều chế. _ ống 2: Đựng nước Clo đã để lâu ngoài ánh sáng. Cho mẩu giấy quỳ tím vào 2 ống nghiệm. Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra. 3. Hãy chọn 1 hóa chất thích hợp để phân biệt 4 lọ đựng 4 oxit màu trắng riêng biệt: CaO, MgO, BaO, Al2O3. Nêu cách tiến hành. Viết các phương trình phản ứng. Câu 2 (2,5 đ) 1. Một hh chất lỏng gồm: CH3COOH; C2H5OH; CH3COOC2H5. Trình bày phương pháp tách để thu được các chất tinh khiết sau: 2. Từ tinh bột và các chất vô cơ, chất xúc tác, điều kiện cần thiết có đủ. Viết các phương trình phản ứng điều chế cao su buna (cao su tổng hợp). Câu 3 (2đ). Hòa tan hoàn toàn 16,16 g hh bột sắt và một oxit sắt trong dd axit HCl thu được 0,896 lít khí (đktc) và dd A. Cho dd NaOH vào dd A tới dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc tách lấy kết tủa, rửa sạch, làm kho rồi nung ở nhiệt độ cao trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 17,6 g chất rắn. Xác định CTPT tử oxit sắt. Câu 4 (2,5đ). Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ B, D (chứa C, H, O) mạch hở, đều tác dụng với dd NaOH, không tác dụng với Na và đều có 2 nguyên tử oxi trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m g hh X cần 16,8 lít O2, thu được 15,68 lít CO2 và 12,6 g H2O (thể tích các khí đều đo ở đktc). 1. Tính tổng số mol của B, D và m. 2. Xác định CTPT, viết CTCT của B, D. Biết số mol của B bằng 1/3 tổng số mol B và D. Cho Fe = 56; O = 16; C = 12; H= 1 20
  21. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa Trường THPT nguyễn trãi _ Hải dương Đề Chính Thức Năm học 2005 - 2006 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1(1,75 đ). Nêu và giải thích hiện tượng, viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau: 1. Nhỏ dd iốt trong nước vào một lát chuối xanh. 2. Cho Natri kim loại vào dd CuSO4 3. Cho đinh sắt đã đánh sạch gỉ vào ống nghiệm đựng dd H2SO4 loãng, sau đó cho thêm vài giọt dd CuSO4. Câu 2(2đ) 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách nhận biết 4 lọ đựng 4 dd riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, HCl, Na2SO4, với điều kiện không dùng thêm hóa chất khác (kể cả quỳ tím). 2. Nêu phương pháp tách C 2H5OH khan từ hh C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5 ở dạng dd. Câu 3(2,25đ) 1. Từ xenlulozơ và các chất vô cơ, chất xúc tác, điều kiện cần thiết có đủ. Viết các phương trình phản ứng điều chế etylaxetat, ghi rõ điều kiện phản ứng. 2. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa sau: C Biết A, B, C, D đều là hợp chất của một kim loại +E +B khi đốt đều cho ngọn lửa màu vàng. E là chất +E khí không màu nặng hơn không khí, không cháy +H2O +E và không duy trì sự cháy. A B D Câu 4(2,0đ) Cho 1,76 g hh X gồm bột kim loại Mg và Cu vào 300 ml dd AgNO3 a mol/lít. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y cân nặng 7,12 g và dd Z. Cho dd Z tác dụng với dd NaOH dư, lọc, rửa kết tủa, sấy khô rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 4,6 g chất rắn E gồm 2 oxit kim loại. Tính khối lượng từng kim loại có trong hh X và tính a. Câu 5 (2đ). Đốt cháy hoàn toàn m g HCHC A cần dùng 5,6 lít O2 thu được 4,48 lít CO2 và 3,6 g hơi nước. 1. Tính m. 2. Xác định CTPT, viết CTCT có thể có của hợp chất A. Biết rằng trong phân tử hợp chất A chứa 2 nguyên tử oxi, A tác dụng được với cả Na, dd NaOH. Thể tích các khí đo ở đktc. Cho Mg = 24; Cu = 64; Ag = 108; C = 12; H = 1; O = 16 21
  22. Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh hải Dương Đề Chính Thức Năm học 1999 - 2000 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1 (3đ) 1. a. CaO thường được dùng làm chất hút ẩm (hút nước). Tại sao phải dung vôi sống mới nung. b. Nêu các điều kiện tối ưu để sản xuất vôi. 2. Chọn các chất X, Y, Z, D, E, G, H, I. Viết các phương trình phản ứng trực tiếp theo sơ đồ biến hóa sau (ghi ro điều kiện của phản ứng, nếu có): + I (7) +X + Z + E to Fe Y D G H (1) (2) (4) (5) +Z +X (3) (6) Câu 2 (2,5đ) 1. Khi đốt cháy chất khí A thu được CO2 và hơi nước, đốt cháy khí B thu được CO 2 và SO2, còn khi đốt cháy chất C thu được CO2, H2O và N2. Hỏi các chất A, B, C chất nào là HCHC, vô cơ? nêu rõ lí do? Cho ví dụ minh họa. 2. Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất lỏng sau: rượu etylic, axit axetic, dd glucozơ và dd saccarozơ. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất? Viết các phương trình phản ứng. Câu 3 (2,0đ). Hòa tan 1,1 g hh A gồm bột Al, Fe bằng một lượng vừa đủ dd HCl, thu được dd X và khí Y. Cô cạn dd X thu dược 3,94 g muối khan. Cho 1,1 g hh A vào 175 ml dd CuSO4 0,2M, sau khi kết thúc phản ứng thu được m g chất rắn không tan C. Tính thể tích khí Y (đktc) và m. Câu 4 (2,5đ) Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hh X nặng 9,4 g gồm 2hiđro cacbon khí A và B (MA<MB), sản phẩm thu được lần lượt dẫn qua 2 bình: Bình 1 đựng H 2SO4 đ, dư. Bình 2 đựng dd Ca(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm khối lượng bình 1 nặng thêm 9 g, ở bình2 thu được 70 g kết tủa. Xác định CTPT của A, B. Cho: Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; Cl = 35,5; C = 12; H = 1; O = 16 22
  23. Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh hải Dương Đề Chính Thức Năm học 1995 - 1996 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. Viết thứ tự các nguyên tố trong “dãy HĐHH của kim loại”. ý nghĩa của “Dãy HĐHH” của kim loại”? Cho ví dụ minh họa. Câu 2. Dung HCl dư tác dụng với thép cacbon. Sau khi lọc chất không tan, cho nước lọc tác dụng với dd NaOH dư, được một chất kết tủa màu lục nhạt và sau đó chuyển thành màu nâu đỏ. Nung kết tủa ở nhiệt độ cao trong không khí thu được chất rắn màu nâu đỏ. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? Câu 3. Nhôm bền trong không khí. Nhưng không dùng xô, chậu nhôm để đựng dd kiềm. Viết phương trình phản ứng để chứng minh. Câu 4. Viết phương trình phản ứng thế Clo lần lượt cả 4 nguyên tử H trong phân tử metan (có ghi đIều kiện phản ứng). Câu 5. Dùng phương pháp hóa học để tách các khí (viết PTPƯ): a. Metan có lẫn etilen. b. Etilen có lẫn khí cacbonic. c. Metan có lẫn axetilen. Câu 6. Hòa tan 2,33g một hh gồm sắt và kẽm trong một dd axit sunfuric loãng dư ta thu được 896 ml H2 (đktc). Tìm khối lượng của sắt và kẽm có trong hh đó. Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,9g một HCHC có thành phần gồm 3 nguyên tố C; H; O thu được 1,32 g CO2 và 0,54 g H2O. Khối lượng phân tử của chất đó là 180. Hãy xác định CTPT của chất hữu cơ trên. H =1; O = 16; Fe = 56; Zn = 65; S = 32; C = 12 23
  24. Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh hải Dương Đề Chính Thức Năm học 1996 - 1997 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. 1. Trình bày 3 phương pháp điều chế CuCl2 trực tiếp từ kim loại Cu. Viết các PTPƯ. 2. Đặt 2 bình cầu thủy tinh có cổ lên hai đĩa cân. Mỗi bình có cứa 100 g dd HCl 20%, cho 20 g kẽm vào bình thứ nhất, 20 g Mg vào bình thứ 2. a. Cân sẽ nghiêng về phía bình nào nếu hai bình không đậy nắp. b. Cân sẽ nghiêng về đâu nếu mắc vào hai miệng bình những quả bóng cao su như nhau (dãn nở) để thu khí thoát ra. 3. Hòa tan một lượng muối cacbonat của kim loại hóa trị I vào một lượng vừa đủ dd H2SO4 10% thu được dd muối 10,89%. Xác định kim loại đó. Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 5,6lít HCHC A ở thể khí thu được 16,8 lít CO 2 và 13,5g H2O. tìm CTPT và viết CTCT của A, biết rằng 1lít A có khối lượng 1,875. Các thể tích khí đều đo ở đktc, khí A có khả ngăng làm mất màu nước brom. Câu 3. Cho 4,55 g hh bột kim loại Au, Cu, Zn vào dd HCl dư. Sau phản ứng còn lại 3,25 g chất không tan. Nếu đốt 4,55 g hh trên thì sau pư khối lượng chất rắn thu được là 5,19 g. a. Xác định hàm lượng Au có trong hh. b. Tính khối lượng HCl 10% đã dùng. c. Nừu muốn tách Au ra khỏi hh thì làm thế nào? Viết các phương trình phản ứng? Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol hh 2 oxit sắt FexOy và Fe2O3 trong HCl dư được dd A. Chế hóa dd A bằng xút dư, thu được kết tủa B, nung B ngoài khôngkhí đến khối lượng không đổi thu được 32 g chất rắn C. 1. Gọi tên 2 oxit trên. 2. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. 24
  25. Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh hải Dương Đề Chính Thức Năm học 2005 - 2006 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1 (2,5đ). 1. Có 4 lọ đựng 4 dd riêng biệt: Na 2SO4, NaOH, Ba(OH)2 và BaCl2 chỉ dùng một tuốc thử nào sau đây để phân biệt: a. H2SO4 b. Na2CO3 c. quỳ tím d. AgNO3 Nêu cách phân biệt, viết các phương trình hóa học. 2. Có 4 kim loại A, B, c, D trong dãy HĐHH. Biết rằng: B, C, D tác dụng với HCl giải phóng khí H2, A không tác dụng với dd HCl. C tác dụng với H2O ở điều kiện thường giải phóng khí H2. D tác dụng với dd muối của B giải phóng B, tác dụng với NaOH giải phóng H2. Hãy sắp xếp các kim loại theo chiều HĐHH tăng dần? Nêu cơ sở sắp xếp. Lấy ví dụ các kim loại cụ thể minh họa, viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Câu 2 (2,5đ). 1. Xác định các HCHC A 1, A2, A3, , A7, viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ biến hóa sau: A5 o o +NaOH, t +A3 (H2SO4đ,t ) o P,t ,xt +H2O +O2 +Mg +NaOH + H2SO4 (Polime)A1 A2 A3 A4 A6 A7 A4 xt: axit Men giấm A2 là HCHC ở thể khí, chứa 2 nguyên tố, có tác dụng làm rau quả xanh mau chín. 2. Ba HCHC X1, X2, X3 đều có CTPT C2H4O2 _ X1, X3 tác dụng với Na giảI phóng H2. _ X1, X2 tác dụng với dd NaOH Hãy nêu cách xác định, viết CTCT của X1, X2, X3 và các PTHH xảy ra. Câu 3 (2,5đ). Cho 27,4 g hh X gồm hai muối MHCO3 và M2CO3 (M là kim loại kiềm) tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 thu được dd Y và khí Z. Cô cạn dd Y thu được 28,4 g muối khan, khí Z được hấp thụ hoàn toàn trong V lít dd Ca(OH)2 0,1M thu được 20 g kết tủa G, lọc kết tủa G, lấy dd nước lọc đem đun nóng lại thu được thêm 5 g kết tủa G. 1. Xác định tên kim loạiM và khối lượng muối có trong hh X. 2. Tính V. Câu 4 (2,5 đ) Hai HCHC E và F chứa C, H, O có % khối lượng oxi lần lượt bằng 53,33% và 43,241%. 1. Xác định CTPT của E, F. Biết khối lượng phân tử MF = ME + 14. 2. E và F đều tác dụng với Na, NaOH. Viết CTCT của E,F. 3. Cho 60 g E tác dụng với 55,2 g C2H5OH (có H2SO4 đ làm xúc tác) thu được m g HCHC Q với hiệu suất phản ứng 62,5%. Tính m. Cho Na = 23; K = 39; Ca = 40; H = 1; O =16; C = 12; S = 32 25
  26. Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh hải Dương Đề Chính Thức Năm học 1998 - 1999 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. 1. Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, BaO, chỉ có nước có thể nhận biết được các oxit đó không? Nếu được hãy nêu cách nhận biết. 2. Trình bày phương pháp hóa học để tách: a. Lấy bạc (Ag) nguyên chất từ hh: Ag, Fe, Cu. b. Thu C2H2 nguyên chất từ hh khí C2H2, C2H4, CH4. Câu 2. 1. Viết các PTPƯ (ghi rõ đIều kiện, nếu có): a. Điều chế FeSO4 từ pirit sắt. b. Điều chế nhưah PVC từ CH4. 2. Viết các PTPƯ xảy ra, nếu: a. Thả dây sắt vào dd CuSO4. b. Thả miếng Na vào dd CuSO4. Câu 3. 1. Người ta dẫn 2,24 lít khí CO2 (đktc) qua bình đựng dd NaOH, khí CO2 bị hấp thụ hoàn toàn, sau phản ứng muối nào được tạo thành và bao nhiêu gam. 2. Trong một bình kín chứa hh khí A gồm hiđro cacbon E và H2 với xúc tác Ni, nung nóng bình một thời gian ta thu được khí B duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn B thu được o 8,8 g CO2 và 5,4 g nước. Biết VA = 3VB (ở cùng đk t , p). Xác định công thức phân tử và CTCT của E. Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 2,17 g hh X gồm 3 kim loại A, B, C trung dd HCl dư. Cô cạn dd X thu được m g hh gồm 3 muối khan ACl2, BCl2, CCl3. 1. Tính m. 2. Biết tỷ lệ số mol trong hh của A, B, C là nA : nB : nC = 1: 2 : 3 tỷ lệ khối lượng nguyên tử MA:MB = 3 : 7 và MA < MC < MB. Hỏi A, B, C là những kim loại nào trong số các kim loại cho dưới đây. 26
  27. Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh hải Dương Đề Chính Thức Năm học 1996 - 1997, (Vòng chung khảo) Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1 (3,5đ) 1. Có 4 lọ đựng 4 dd riên biệt: NaOH, HCl, H2SO4, Ba(OH)2. Chỉ có quỳ tím có thể nhận biết được các dd trên hay không? Nếu được, hãy nêu cách tiến hành. 2. Hai dd axit A, B. Nồng độ % của B lớn gấp 2,5 lần nồng độ của A, khi trộn A và B theo tỷ lệ khối lượng & : 3 ta thu được dd C có nồng độ 25%. a. Tính C% của ddA, B. b. Lấy m g dd C cho tác dụng với dd AgNO3 dư thu được 21,525 g kết tủa trắng. Tính m? Câu 2 (2,5đ) 1. Cho cùng một lượng lá sắt nguyên chất vào 2 ống nghiệm đựng dd H2SO4 loãng có cùng thể tích và nồng độ, ống đựng hai nhỏ thêm vào vài giọt dd CuSO4. Em hãy cho biết tốc độ giải phóng khí và mức độ hoà tan Fe trong hai ống nghiệm? Nêu rõ nguyên nhân. 2. Cho 1 g bột sắt tiếp xúc với oxi một thời gian thấy khối lượng bột đã vượt quá 14,1g. Nếu chỉ tạo thành một oxit sắt duy nhất thì đó là oxit nào trong đó có 3 oxit: FeO, Fe3O4, Fe2O3. Câu 3 (4đ) Cho 0,896 lít hh khí A gồm metan, etilen, axetilen đi qua bình đựng nước Br2, thấy 8 g đã phản ứng. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,896 lít hh A rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng nước vôi trong dư, thu được 7 g kết tủa trắng. a. Tính thành phần % về thể tích các khí trong hh A. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích chất khí đo ở đktc. b. Khi đốt cháy 3 hiđro cacbon trên, chất nào cho ngọn lửa sáng nhất. c. Nêu cách phân biệt 3 hiđro cacbon ở trên bằng PPHH. Cho Ag = 108; Cl = 35,5; C = 12; H = 1; O = 16; Br = 80; Ca = 40 27
  28. Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh hải Dương Đề Chính Thức Năm học 2000 - 2001 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. 1. Nêu phương pháp và viết PTPƯ để làm sạch khí có lẫn những khí sau: a. O2 có lẫn CO2 b. CO2 có lẫn khí CO c. SO2 có lẫn khí SO3 c. C2H4 có lẫn khí C2H2. 2. Viết PTPƯ (ghi rõ đk) để thực hiện biến hóa sau: (6) (3) Biết rằng: A là nguyên liệu để sản xuất xi A măng, B là chất khí, A và D là nguyên liệu để sản (1) xuất thủy tinh. C được dùng nạp vào bình cứu hỏa. (4) (2) D B C (5) Câu 2 (2,5 đ): 1. Nêu cách đơn giản và cho biết lí do để phân biệt: Sợi tơ tằm và sợi bông, da thật và da giả. 2. Có thể dùng CuSO4 khan để phát hiện ra et_xăng có lẫn nước; để làm tăng độ rượu etylic được không? Tại sao? 3. Chỉ có H2O, NaOH, CuSO4 và I2 có thể phân biệt 4 gói bột màu trắng chứa từng chất riêng biệt: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ được không? Nếu được hãy nêu cách tiến hành. Câu 3 (2,5đ) Hòa tan hoàn toàn 19,2 g hh X gồm hai kim loại A, B cần V lít dd HCl 2M, thu được 8,96 lít H2 (đktc) và dd Y. Cho dd Y tác dụng với dd NaOH dư thu được m g kết tủa gồm hai hiđroxit kim loại. 1. Tính V và m. Biết rằng A và B dều có hóa trị 2 Trong các chất của bài toán này. 2. Xác định hai kim loại A, B. Biết tỷ lệ khối lượng nguyên tử của A và b là 3 : 7 tỷ lệ số mol của chúng trong X tương ứng là 1 : 3. Câu 4 (2,5 đ) Đốt cháy hoàn toàn 1,344 lít (đktc) hh Z gồm 2 khí hiđro cacbon có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, dẫn toàn bộ lượng sản phẩm tạo thành bình đựng dd Ca(OH)2 dư; Sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng bình tăng lên 7,8 g và trong bình có 12 g kết tủa trắng. 1. Xác định CTPT của hiđro cacbon. 2. Thành phần % theo thể tích của mỗi chất trong Z. Cho Cu = 64; Zn = 65; Ca = 40; Mg = 24; Fe = 56; C = 12; H = 1; O = 16 28
  29. Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh hải Dương Đề Chính Thức Năm học 2004 - 2005 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1 (2,5đ) 1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTPƯ (nếu có), khi cho lần lượt từng bột kim loại: Fe; Cu vào: a. Dung dịch H2SO4 loãng b. Dung dịch H2SO4 đ, đun nóng 2. Hãy chọn một thuốc thử thích hợp để phân biệt 4 lọ đựng 4 dd riêng biệt: NaCl, NaOH, MgSO4, BaCl2. Nêu cách phân biệt và viết PTPƯ. Câu 2 (2,5 đ). 1. Nêu phương pháp hóa học để tách CH4 ra khỏi hh khí gồm CH4, C2H2, CO2, SO2 có lẫn hơi nước. Viết các phương trình phản ứng. 2. Xác định các chất hữu cơ thích hợp A1, , A5. Viết các PTPƯ thực hiện sơ đồ biến hóa sau: + o o +H2O (H , t ) men xt Na (p, t ) A1 A2 C2H5OH A3 A4 (polime) xt + H2 (xt) C2H2 A5 Câu 3 (2,5đ) Hòa tan hoàn toàn 11,2 g hh gồm 2 kim loại A, B tronh dd axit HCl thu được V lít H2 (đktc) và dd C, cô cạn dd C thu được 39,6 g hh muối khan. 1. Tính V. 2. Xác định tên và thành phần % theo khối lượng của kim loại A, B trong hh. Biết rằng A, B có cùng hóa trị trong muối thu được, tỷ lệ khối lượng nguyên tử MA:MB = 3:7, tỷ lệ số mol nA:nB = 7:1 Câu 4 (2,5 đ) Đốt cháy hoàn toàn 6 g HCHC X cần 4,48 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và hơi nước được lần lượt dẫn qua hai bình phản ứng, bình 1 đựng H 2SO4 đ, bình 2 đựng dd Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 g, bình 2 tăng m g và có a g kết tủa. 1. Tính m, a. 2. Xác định CTPT, viết CTCT có thể có của X. Biết khối lượng phân tử MX < 70, X tác dụng được với dd NaOH. Cho Fe = 56, Ca = 40, Mg = 24, C = 12, H = 1, O = 16 29
  30. Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh Nam Định Đề Chính Thức Năm học 1996 - 1997 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1: 1. Viết 12 phương trình phản ứng tạo thành NaCl(Không yêu cầu tách sản phẩm) 2. Viết phương trình biến hóa sau : X + A E G A X + B D H I B X + C C (A,B,C,D,E,G,H,I,X Là những chất khác nhau). Trong phương trình phản ứng, thay các chất đó thành công thức cụ thể. 3. Viết một phương trình phản ứng trong đó thể hiện 4 loại hợp chất vô cơ cơ bản. 4. Cho 3 ví dụ đun hh 2 chất rắn có khí thoát ra( Nếu đun một chất thì không sinh khí). 5. Người ta xác định trong sắt(II) Sunfat bằng cách chuẩn độ Kalipemanganat trong môi trưòng axit sunfuric, sinh ra mangan sunfat. Viết PTPƯ. Thay axit sunfuric bằng axit clohiđric hay axit nitric có được không. Câu 2: 1. Ba dung dịch, mỗi dd chứa hai trong số các chất sau: (NH4)3PO4, Na2CO3, AgNO3, KNO3, BaCl2, MgBr2. Hai chất trong mỗi dd là những chất nào? Tại sao? Phân biệt ba dd bằng phương pháp hóa học. 2. Có ba bột:A(FeO và Fe3O4); B(Fe3O4 và Fe2O3); C(Fe3O4). Phân biệt ba gói bột đó bằng phương pháp hóa học. Giải thích cách phân biệt. Câu 3: Hòa tan 63,8 g hh chất rắn A gồm BaCl2 và CaCl2 vào nước được dd B. Trộn B với 100 ml dd(NH4)2CO3 1M, Na2CO3 2M được kết tủa C có khối lượng kém A là 19,5 g. Tính thành phần % các chất trong C? Câu 4: 1. Từ CaC2 điều chế benzen, metan, rượu etylic, etyl axetat. 2. axit lactic có công thức CH3 - CH - COOH. Viết phương trình phản ứng của chất này với: Na, NaOH, Na2CO3 Câu 5: Hỗn hợp khí A gồm H2 và hiđrôcacbon CnH2n có tỷ lệ số mol là 1:1. Cho hh A qua ống đựng Ni nung nóng thu được hh khí B có khối lượng gấp 23,2 lần khối lượng của H2 có cùng thể tích ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. 1. Tìm công thức của A? 2. Tính hiệu suất của phản ứng? 30
  31. Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh hải Dương Đề Chính Thức Năm học 1997 - 1998 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1 (4đ) 1. Nêu hiện tượng và viết các PTPƯ xảy ra khi cho Na kim loại vào dd AlCl3. 2. Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách nhận biết từng kim loại: Fe, al, Cu có trong cùng một hh. 3. Cho sơ đồ biến hóa sau: to +E +G +H +I CaCO3 CaO A B C CaCO3 (1) (2) (3) (4) (7) +K +L D (5) (6) Hãy tìm các chất tương ứng với các chữ cái A, B, C, D, E, G, H, I, K, L. Biết rằng chúng là những chất khác nhau. Viết các PTPƯ. Câu 2(2,5đ). Trong một loại đá vôi ngoài CaCO3, MgCO3 còn có Al2O3, khối lượng Al2O3 bằng 1/8 khối lượng hai muối cacbonat. Nung đá ở 1200oC để phân hủy hoàn toàn 2 muối cacbonat, thu được chất rắn có khối lượng bằng 60% khối lượng đá trước khi nung. Tính thành phần % theo khối lượng của MgCO3 trong đá đó. Câu 3 (3,5đ) 1. Viết CTCT các hợpchất ứng với CTPT C4H8 2. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lit hh X gồm 2 hiđro cacbon A và B thu được 20,16 lít CO2 và 18 g H2O. Thể tích khí đo ở đktc. a. Tính khối lượng hh X. b. Xác định CTPT của A, B. Biết rằng phân tử A, B đều có cùng số nguyên tử cacbon. Cho Al = 27; Ca = 40; Mg = 24; C = 12; O = 16; H = 1; Br = 80. 31
  32. Đề thi chọn học sinh giỏi T.P hải Dương Đề Chính Thức Năm học 2001 - 2002 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. Viết các PTPƯ minh họa dãy biến hóa sau: +H +B C Q C +B +G A +E +K Fe +E +H to +I D P D A, B, C, D, E, G, H, I, K là những chất khác nhau. Câu 2. Cho 5 dd bị mất nhãn: BaCl2, Ba(NO3)2, Ag2SO4, HCl, H2SO4. Có thể tự nhận biết các chất được không? Nêu cách tiến hành. Câu 3. Hỗn hợp gồm MgSO4 và CuSO4 1. Trình bày phương pháp thu MgSO4 từ A. 2. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của MgSO4 trong A? Biết trongA: %mS = 24%) 3. 258,5 g một dd có chứa 50g A. Cho 8 g Fe vào dd đó rồi khuấy nhẹ sau đó lọc được ddB và 8,8g chất rắn. Hãy xác định C% các chất trong ddB. Câu 4. Có hh bột sắt và kim loại M. Hòa tan hoàn toàn hh trong dd HCl thì thu được 7,84 lít H2 (đktc). Nếu cho toàn bộ hh tác dụng với Cl2 thì thể tích Clo cần dùng là 8,4 lít (đktc) (Biết tỉ lệ số mol sắt và kim loại M trong hh là 1:4) 1. Tính V của khí Clo (đktc) đã hóa hợp với kim loại M. 2. Nếu khối lượng kim loại M trong hh là 5,4 g thì M là kim loại nào? Câu 5. Trình bày phương pháp xác định các khí C 2H2 và C2H4 đựng trong hai bình riêng rẽ, không có nhãn. Chỉ dùng thêm nước Brom, 1 cân đĩa và một số cốc giống nhau có chia vạch (cân đĩa không có quả cân). Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 g hh A gồm CH4, C2H2, C3H6 ta thu được 3,52 g CO2. Mặt khác khi cho 448 ml hh A (đktc) đi qua dd nước brom dư thì có 4 g brom phản ứng. Tính thành phần % theo khối lượng và thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hh A. 32
  33. Đề thi chọn học sinh giỏi H.Chí Linh Đề Chính Thức Năm học 2000 - 2001 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1(3đ) 1. Viết các PTPƯ ghi rõ điều kiện nếu có để điều chế: FeSO4; Fe(NO3)3 từ các nguyên liệu chính là FeS2, không khí và nước. 2. Hoàn thành các PTPƯ sau, ghi rõ điều kliện, nếu có: Al4C3 + HCl E + X B + nNaOH C + D 1500oC C + NaOH E + F E Y + Z F + X + ? + + ? CH3COOH + Y A A + NaOH ? + ? to, xt, p nA B Câu 2. (2đ) Fe lẫn Fe3O4; Al lẫn Al2O3; Mg lẫn MgO, Cu, Ag trong một hh vụn. Dung phương pháp hóa học hãy tách riêng Fe, Al, Mg, Cu, Ag ra khỏi hh ở dạng đơn chất. Câu 3 (2,5đ) Đốt cháy hoàn toàn 1,34g hh một HCHC A thu được 0,44g CO 2 và 1,06 g xôđa. Mặt khác, khi cho 1,34 g A tác dụng vừa đủ với 100ml dd HCl 0,2M thu được axit hữu cơ B. Lượng B này trung hòa hồa toàn bởi 0,2 mol NaOH. Tìm CTPT của A và B. Tính m muối hữu cơ thu được khi B tác dụng với NaOH (biết rằng B là một điaxit) Câu 4 (2,5đ) Cho 200 ml dd AlCl3 1M tác dụng với dd NaOH 0,5M, ta thu được một kết tủa keo. Đem sấy khô cân được 7,8g. Hãy tính: 1. VNaOH 0,5M đã dùng. 2. Tính CM các chất tan rong dd sau phản ứng. 33
  34. Đề thi chọn học sinh giỏi H.Gia Lộc Đề Chính Thức Năm học 2005 - 2006 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1(2,5đ). 1. Có các lọ dd sau bị mất nhãn đựng các dd NaOH, BaCl 2, H2SO4. Có thể dùng các cách nào dưới đây để nhận biết các lọ dd trên, em hãy nêu cách làm và viết PTPƯ. A. Không dùng thêm hóa chất nào khác C. Dùng bột nhôm kim loại B. Dùng chỉ thị phênol phtalein. D. Dùng bột kẽm kim loại. 2. X, Y, Z là các HCVCơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y thu được chất rắn Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao ta thu được chất rắn Z, hơi nươc và khí D. biết D là một hợp chất của cacbon. D tác dụng với X cho ta Y hoặc Z. a. Xác định X, Y, Z, D và giải thích thí nghịêm trên bằng PTPƯ. b. Cho X, Y, Z tác dụng với CaCl2. Viết các PTPƯ xảy ra. Câu 2 (2,5đ). 1. Hoàn thành các PTPƯ theo sơ đồ sau: Fe (dây sắt nung nóng đỏ) + O2 A A + HCl B + C + H2O B + NaOH D + G C + NaOH E + G Xác định các chất A, B, C, D, E, G. Làm thế nào để chuyển hóa chất E trở về chất Fe? Viết PTPƯ. 2. Hòa tan bằng dd HCl các chất sau: R2(CO3)n; MxOy và A (III). Viết và cân bằng PTPƯ. Câu 3 (2,5đ). Cho 5, 12 g hh X gồm 3 kim loại: Cu, Mg, Fe ở dạng bột tác dụng với 150 ml dd HCl 2M. Phản ứng làm giải phóng ra 1,792 lít khí H2 (đktc). Đem lọc rửa thu được 1,92 g chất rắn B. Hòa tan hết B trong H2SO4 đ, nóng, giải phóng ra V lít khí SO2 (đktc). 1. Viết các PTPƯ và tính khối lượng mỗi kim loại có trong hh. 2. Tính V 3. Cho 2,56 g hh X tác dụng với 250 ml dd AgNO3 0,34 M. khuấy kĩ hh để cho PƯ xảy ra hoàn toàn, thu được đ và chất rắn E. Tính khối lượng E. Câu 4 (2,5đ). Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng 0,04 mol hh A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm ta thu được chất rắn B gồm 4 chất, nặng 4,784 g. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ hoàn toàn vào dd Ba(OH)2 dư, thì thu được 9,062 g kết tủa. Mặt khác hòa tan chất rắn B bằng dd HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít H2 (đktc). 1. Tính % khối lượng các oxit trong A. 2. Tính % khối lượng các chất trongB, biết rằng trong B số mol Fe3O4 = 1/3 tổng số mol FeO và Fe2O3. Cho H = 1;Cl = 35,5; C = 12; O = 16;Ba = 137; N = 14; Ag = 108;Mg = 24;Fe = 56;Cu =64 34
  35. Đề thi chọn học sinh giỏi H.Gia Lộc Đề Chính Thức Năm học 1997 - 1998 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. Chỉ dùng kim loại làm thế nào để phân biệt được các dd AgNO3, NaOH, HCl và H2O. Viết các PTPƯ xảy ra. Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: Fe (dây sắt nung đỏ) + O2 A A + HCl B + C + H2O B + NaOH D + G C + NaOH E + G Dùng PƯHH gì để chuyển trực tiếp D thènh E Biết B + Cl2 C Câu 3. Khi trộn 2 dd CuCl2 và K2CO3 ta được kết tủa. Đem đun nóng 2,22g kết tủa đó ta được 1 chất rắncan nặng 1,6g. Trong số cacschaats khí thoát ra khi nung nóng có 0,18 g hơi nước. Hãy lập công thức của chất kết tủa tạo thành khi trộn dd trên. Câu 4. Để hòa tan hh gồm Zn và ZnO người ta phải dùng 100,8 ml dd HCl 36,5% (D = 1,19 g/ml) Phản ứng làm giải phóng 0,4 ml khí. Khối lượng hh đem phản ứng là bao nhiêu. Cu = 64; O = 16; K = 39; C = 12; H = 1; Zn = 65; Cl = 35,5 35
  36. Đề thi chọn học sinh giỏi H.Gia Lộc Đề Chính Thức Năm học 1998 - 1999 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1. Từ những nguyên liệu ban đầu là quặng pirit, H2O, không khí, muối ăn và những phương tiện cần thiết khác. Viết các phương trình phản ứng điều chế FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl2, FeCl3. Câu 2. Cho 4 kim loai A, B, C, D có màu sắc gần giống nhau lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, dd HCl, dd NaOH ta thu được kết quả như sau: A B C D Dấu + là có phản ứng; dấu - là HNO3 _ _ + + không có phản ứng. Hỏi chúng là kim HCl + + _ + loại gì trong số những kim loại sau đây: NaOH + _ _ _ Ag, Cu, Mg, Al, Fe. Viết các PTPƯ xảy ra. Biết rằng kim loại tác dụng với HNO3 đặc chỉ cho khí màu nâu duy nhất bay ra. Câu 3. Ngâm một vật bằng sắt có m = 5 g vào 200 g dd AgNO3 10%. Chỉ sau một lát ta lấy ra và kiểm nghiệm lại they lượng AgNO3 giảm 85%. a. Tính khối lượng vật lấy ra sau khi làm khô. b. Tính % các chất hòa tan trong dd phản ứng sau khi lấy vật ra. Ag = 108; N = 14; O = 16; Fe = 56; H = 1 36
  37. Đề thi chọn học sinh giỏi H.Gia Lộc Đề Chính Thức Năm học 1999 - 2000 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1 (3,5đ): Đọc tên những chất sau: Fe, FeCl3, KOH, HCl, Al2O3, SO3. Trong những chất trên chất nào tác dụng với nhau. Viết các phương trình phản ứng. Câu 2 (2 đ): Hãy cho biết trong các dd có thể tồn tại đồng thời các chất sau đây được không? Giải thích tại sao? a. NaOH và HBr b. H2SO4 và CaCl2 c. Ca(OH)2 và H3PO4 d. KOH và NaCl Câu 3 (1,5 đ): Có 3 ống nghiệm đựng 3 chất lỏng trong suốt không màu là dd NaCl, HCl, Na2CO3. Không dùng thêm một chất nào khác kể cả quỳ tím, làm thế nào để nhận biết từng chất. Câu 4 (3đ) Rót 400 ml dd BaCl2 5,2% (D = 1,03 g/ml) vào 100 ml dd H2SO4 20% (D = 1,14 g/ml). a. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành. b. Xác định nồng độ % dd còn lại sau khi bỏ kết tủa. 37
  38. Đề thi chọn học sinh giỏi H.Gia Lộc Đề Chính Thức Năm học 2000 - 2001 Thời gian: 150 phút (không kể giao đề) Câu 1 (3 đ): 1. a. CaO là chất hút ẩm, tại sao phải dùng vôi sống mới nung b. Nêu điều kiện tối ưu để sản xuất vôi. 2. Viết phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ biến hóa sau, biết rằng mỗi chữ cái là một chất. to + E + G + H + I CaCO3 CaO A B C CaCO3 + K + C D Câu 2 (1,5đ): Có 3 bột oxit là MgO, CaO, Al2O3 chỉ dùng H2O có thể nhận biết được không? Nếu được nêu cách tiến hành. Câu 3 (2,5 đ): Từ FeS2, H2O và các thiết bị cần thiết khác hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế Fe2(SO4)3 và FeSO4. Câu 4 (3đ): Để hòa tan hoàn toàn 55 g hh muối gồm Na2CO3 và Na2SO3 người ta đã dùng 250 g dd HCl 14,6%. Biết phản ứng chỉ tạo ra muối trung hòa. 1. Tính V khí thoát ra (đktc) 2. Tính C% của muối trong dd sau phản ứng 38