Đề thi thử vào lớp 10 - Môn Ngữ văn

pdf 3 trang hoaithuong97 6671
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 - Môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van.pdf

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 - Môn Ngữ văn

  1. PHÒNG GD&ĐT QUỲNH PHỤ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS AN LỄ Môn: Ngữ văn Lần 1 Thời gian: 120 phút Câu 1 :3điểm Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá Tình yêu thương bồi đắp cao lên (Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ) 1,(0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt . 2, (1đ) Người con gái trong đoạn thơ đã hi sinh như thế nào? Tìm những lời thơ nói lên điều đó. 3,(1đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người về dân tộc Việt Nam? (Viết khoảng 7-10 câu ) 4, (0,5đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Câu 2 : 3 điểm Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về Sự tự tin Câu 3 : 4 điểm Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau : “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa.Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu như thế đấy . - Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. - Quê anh ở đâu thế? – Họa sĩ hỏi. - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa ra lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Kết qua bố cháu thắng chảu một- không. Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một- hòa nhé!” Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vẽ cháu! Để cháu giói thiệu cho bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” (Trích Lặng lẽ Sa Pa cuả Nguyễn Thành Long)
  2. PHÒNG GD&ĐT QUỲNH PHỤ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS AN LỄ Môn: Ngữ văn Lần 2 Thời gian: 120 phút Câu 1 :3điểm Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, quần thể danh thắng Tràng An là vùng bán sơn địa có phương phát triển chung theo hướng tây bắc – đông nam. Phía bắc và tây bắc Tràng An là các dải đồi Bái Đính; phía tây nam và nam là dải đá vôi Đồng Tâm – Sơn Hà, Tam Cốc – Bích Động Tràng An có mạng lưới sông suối khá phát triển với sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Chanh ở phía đông, sông Hệ ở phía nam, Trước đây, khu vực Tràng An đã bị biển xâm lấn, biến cải nhiều lần rồi nâng cao trở thành đất liền như hiện nay. Sự kiến tạo địa chất trong giai đoạn lâu dài đã tạo ra những cảnh quan ngoạn mục – một sự pha trộn giữa những ngọn núi dạng tháp có vách dốc đứng trong khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, bao quanh những trũng, thung lớn, sâu, chứa nước trong và tĩnh lặng thông với vô số các hang động và sông suối ngầm, nhiều chỗ có thể đi lại bằng thuyền.” (Theo wwwVietNamtourism.com) 1, Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?(1đ) 2, Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: (0,75đ) Sự kiến tạo địa chất trong giai đoạn lâu dài đã tạo ra những cảnh quan ngoạn mục – một sự pha trộn giữa những ngọn núi dạng tháp có vách dốc đứng trong khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, bao quanh những trũng, thung lớn, sâu, chứa nước trong và tĩnh lặng thông với vô số các hang động và sông suối ngầm, nhiều chỗ có thể đi lại bằng thuyền.” 3, Điều gì đã tạo ra những cảnh quan ngoạn mục cho danh thắng Tràng An? (0,25đ) 4, Đoạn trích trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì về quê hương, đất nước Việt Nam? (1đ) Câu 2 : (3điếm) Chọn một trong hai đề sau để làm bài: Đề 1:Trong văn bản "Lỗi lầm và sự biết ơn" sgk Ngữ văn 9, tập I, trang 160 có viết : "Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá". Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng một bài văn nghị luận. Đề 2 : Tác giả Lỗ Tấn đã từng khẳng định: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3 :(4 điểm) Chọn một trong hai đề sau để làm bài Đề 1: Đề 2 : Phân tích đoạn thơ sau : Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau Không có kính , không phải vì xe không có kính trong bài thơ “Bếp lửa ”của Bằng Việt Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chưa niềm tin dai dẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Như sa như ùa vào buồng lái. Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Không có kính , ừ thì có bụi, Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Bụi phun tóc trắng như người già Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! ( Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính