Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 lần 1 - Môn Sinh

pdf 4 trang hoaithuong97 7361
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 lần 1 - Môn Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_lan_1_mon_sinh.pdf

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 lần 1 - Môn Sinh

  1. TRUNG TÂM DẠY – HỌC THÊM ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 LẦN 1 – 2021 PHỔ THÔNG NĂNG KHẾU MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM: CHỌN CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC NHẤT (3.0 điểm) Câu 1: Lai giữa loài cà chua trồng và loài cà chua dại đã tạo ra được cơ thể lai có khả năng chống nấm mốc sương, có sức đề kháng với các bệnh do virus, kháng sâu bọ, năng suất cao. Đây là ứng dụng của phương pháp A. Lai cải tiến giống B. Lai tế bào sinh dưỡng C. Lai khác thứ D. Lai xa Câu 2: Vì sao phương pháp gây đột biến nhân tạo lại đặc biệt có hiệu quả đối với vi sinh vật? A. Vì vi sinh vật có tốc độ sinh sản rất nhanh nên dễ phân lập được các dòng đột biến B. Vì vi sinh vật rất mẫn cảm với tác nhân gây đột biến C. Vì vi sinh vật dễ dàng đối với việc xử lý các tác nhân gây đột biến D. Vì việc xử lý vi sinh vật không tốn nhiều công sức và thời gian Câu 3: Trong thời gian 120 phút, quan sát hai tế bào A và B đều nguyên phân. Tốc độ nguyên phân của tế bào B gấp ba lần so với tế bào A. Cuối quá trình, số tế bào con của cả hai tế bào là 68. Cho các phát biểu sau: I. Tế bào A phân bào 4 lần. II. Tế bào con sinh ra từ tế bào B gấp 3 lần số tế bào con được sinh ra từ tế bào B. III. Chu kì tế bào của tế bào B là 20 phút. IV. Tế bào A và B thuộc 2 loài khác nhau. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3. D. 4. Câu 4: Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào tương đương với 2480 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn được tạo thành từ nguyên liệu môi trường là 2400. Số nhiễm sắc thể đơn ở cơ thể tam nhiễm của loài này là: A. 13 NST. B. 12 NST. C. 9 NST D. 15 NST Câu 5: Xét 1000 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân tạo giao tử, trong đó có 200 tế bào trong quá trình giảm phân cặp nhiễm sắc thể mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Loại tinh trùng (chứa n nhiễm sắc thể) mang gen AB chiếm tỉ lệ 40%. B. Loại tinh trùng thừa một nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ 20%. C. Quá trình giảm phân tạo ra 4 loại tinh trùng với tỉ lệ không bằng nhau. D. Số tinh trùng bình thường nhiều gấp 4 lần số tinh trùng đột biến. Câu 6: Trong các mối quan hệ giữa các loài sau đây: (1) Tảo đỏ nở hoa cùng sống trong môi trường với các loài cá tôm. (2) Cây phong lan bám trên thân các cây gỗ lớn. (3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. (4) Cây tầm gửi sống trên tán các cây trong rừng. (5) Trùng roi sống trong ruột mối. Trong các mối quan hệ nói trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Ở người khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại thành từng cặp alen. B. Trên NST X chỉ mang các gen quy định các tính trạng liên quan đến giới tính cái. C. Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen. D. Đoạn không tương đồng của NST giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới tính Y. Câu 8: Khi nói về mức phản ứng, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen B. Ở loài sinh sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể mẹ C. Ở giống thuần chủng, các cá thể đều có mức phản ứng giống nhau. D. Mức phản ứng do kiểu gen quy định, không phụ thuộc môi trường. Câu 9. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:
  2. (1) AaBb x aabb. (2) aaBb x AaBB. (3) aaBb x aaBb. (4) AABb x AaBb. (5) AaBb x AaBB. (6) AaBb x aaBb. (7) AAbb x aaBb. (8) Aabb x aaBb. Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình? A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 10: Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lí của động vật sau khi sinh hoặc nở ra từ trứng. Tuỳ loài mà sự phát triển của động vật trải qua biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Những động vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn ? A. Ong, tôm, cua B. Bướm, ong, ếch C. Chuột, ve sầu, ếch D. Ong, ếch, châu chấu Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải của động vật được tạo ra do nhân bản vô tính là: A. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên. B. có gen trong nhân giống hệt cá thể cho nhân C. mang phần lớn đặc điểm giống cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó. D. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của giao tử đực. Câu 12: Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút? A. 7500 ml B. 5250 ml C. 110250 ml D. 1102,5 ml. PHẦN 2: TỰ LUẬN (7.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm): Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình tạo giống ở thực vật. Trong các phát biểu nói về quá trình nhân giống trên, em hãy cho biết phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích. 1.1. Đây là phương pháp tạo giống được áp dụng cho cả động vật lẫn thực vật. 1.2. Các cây con thu được đều có kiểu gen thuần chủng. 1.3. Phương pháp này được gọi là lai xa kèm đa bội hoá 1.4 Phương pháp này có hiệu quả cao khi chọn các dạng cây có đặc tính như: kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn, kháng bệnh. Trả lời (1) Sai. Vì phương pháp này chỉ áp dụng đối với thực vật rất khó tiến hành trên động vật, đặc biệt là động vật có vú sự sinh trưởng và sinh sản chịu ảnh hưởng bởi hệ hormon rất phức tạp. (2) Đúng. Vì từ mô đơn bội n đa bội lên thì sẽ tạo kiểu gen đồng hợp các cặp gen. (3) Sai. Vì phương pháp này được gọi là tạo giống bằng công nghệ tế bào. (4) Đúng. Vì khi nuôi tế bào trên môi trường chọn lọc được kiểm soát các thành phần của môi trường cũng như điều kiện nuôi cấy, có thể thu được tế bào có đặc tính như mong muốn. Câu 2 (1.5 điểm): Trong cuộc sống con người luôn phải đối mặt với các vi sinh vật gây bệnh, do vậy luôn phải tự bảo vệ mình bằng cơ chế bảo vệ thích ứng. Miễn dịch là trạng thái bảo vệ đặc biệt của cơ thể
  3. chống lại các yếu tố gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố của vi sinh vật, các phân tử lạ) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch có thể là miễn dịch tự nhiên hoặc là miễn dịch nhân tạo. 2.1. Em hãy cho biết, hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể người. Trả lời: Có 3 hàng rào bảo vệ cơ thể: - Hàng rào vật lí: da, niêm mạc của đường hô hấp, tiêu hóa, lông mũi có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của VSV gây bệnh từ bên ngoài. - Hàng rào hóa học: khả năng tiết các chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật như lizozim có trong có nước mắt, nước mũi có thể phân giải thành vi khuẩn hoặc cơ thể cũng còn tiết inteferon để ức chế virut và vi khuẩn. - Hàng rào vi sinh vật: các vi sinh vật sống trên bề mặt cũng như bên trong cơ thể, đó là những vi sinh vật bình thường, chúng không gây hại mà còn có lợi cho cơ thể do chúng chiếm trước các vị trí mà vi sinh vật gây bệnh sẽ đến, cạnh tranh nguồn sống và đôi khi còn tiết các chất diệt khuẩn. 2.2. Điều kiện bắt buộc của một yếu tố để gây ra đáp ứng miễn dịch. - tính lạ - khối lượng lớn - cấu trúc phân tử phức tạp. 2.3. Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo - Miễn dịch tự nhiên: khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây độc từ môi trường. Đặc điểm: mang tính bẩm sinh, được hình thành từ trong bụng mẹ; không mạnh, không mang tính đặc hiệu - Miễn dịch nhân tạo: miễn dịch tiếp thu được hình thành sau khi cơ thể đã có sự tiếp xúc với mầm bệnh. Đặc điểm: được tạo ra để chống lại một bệnh truyền nhiễm cụ thể; có thể tiêm vaccin để tạo miễn dịch. Câu 3 (1.0 điểm): Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé. Mặc dù ta không nhìn thấy nhung chúng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sức khowre của con người. trong nghiên cứu di truyền học, các đối tượng VSV có nhiều ưu thế hơn hẳn các động vật và thực vật bậc cao. 3.1. Trong các sinh vật: nấm Penicilium, nấm linh chi, vi khuẩn E.coli, trùng roi, giun đất thì vi sinh vật là những đối tượng nào? 3.2. Em hãy nên 4 ưu thế của vi sinh vật khi được dùng làm đối tượng nghiên cứu di truyền học. Trả lời: 3.1. Trong các SV nói trên thì vi sinh vật là: nấm Penicilium, vi khuẩn E.coli, trùng roi. 3.2. 4 ưu thế: - vòng đời ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh - kích thước nhỏ nên điều kiện nuôi cấy không cồng kềnh - cấu tạo bộ máy di truyền đơn giản. - dễ nghiên cứu bằng các tác nhân vật lí, hóa học. Câu 4 (1.5 điểm): 4.1 Khi quan sát một nhóm tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội đang thực hiện quá trình phân bào, người ta ghi nhận lại đặc điểm và vị trí của nhiễm sắc thể trong hình bên. Biết rằng quá trình phân bào diễn ra bình thường và không có đột biến xảy ra. Hãy cho biết đó là kỳ nào của phân bào nào? Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài có số lượng là bao nhiêu? 4.2 Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Xét một tế bào mầm ở vùng sinh sản của loài này, nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 768. Các tế bào con tạo ra đều thực hiện sự giảm phân tạo giao tử. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của các giao tử nói trên là 6,25%, qua thụ tinh tạo 16 hợp tử lưỡng bội 2n. Quá trình phân bào diễn ra bình thường, xác định số lần nguyên phân của tế bào trên và cho biết tế bào động vật này thuộc cá thể đực hay cá thể cái? Trả lời: 4.1 Tế bào trên đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. Vì quá trình này đang được thực hiện ở đỉnh sinh trưởng của cây và các NST ở trạng thái kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Bộ NST lưỡng bội của loài 2n=6.
  4. 4.2 Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào mầm (k>0, k là số nguyên). Ta có: 2n x 2k = 768 k=6, tạo ra 26=64 tế bào sinh giao tử. Hợp tử được tạo ra là 16 và hiệu suất thụ tinh là 6,25% số giao tử được tạo ra ử cơ thể trên là: 16/6,25%=256 giao tử. số giao tử được tạo ra từ 1 tế bào sinh giao tử là 256/64=4 cơ thể trên thuộc giới đực. Câu 5 (2.0 điểm): 5. 1. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người, và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó? Trả lời: Nguyên nhân: do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền - Đấu tranh chống sản xuất, thủ, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. - Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh. - Hạn chế kết hôn giữa nhũng người có nguy cơ mang gen gây các bệnh tật di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên. 5.2. Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền nhóm máu ABO và một bệnh ở người. Biết rằng, gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA, IB, IO, trong đó alen IA quy định nhóm máu A, alen IB quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen IOquy định nhóm máu O và bệnh trong phả hệ là do một trong 2 alen của một gen quy định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. A Giả sử các cặp gen quy định nhóm máu và tính trạng bệnh phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Xác định: a. Có thể xác định chính xác kiểu gen của những người nào trong phả hệ? b. Xác suất sinh con nhóm máu B và không bị bệnh của cặp vợ chồng này 7 và 8 là bao nhiêu? c. Xác suất sinh 2 đứa con, một đứa nhóm máu A và một đứa nhóm máu B của cặp vợ chồng 7, 8 là bao nhiêu? Trả lời: Bệnh trong phả hệ là do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Vì I1 và I2 không bệnh nhưng sinh ra con gái II6 bị bệnh. Quy ước gen: gen D: không bệnh> gen d: bị bệnh. a. Có thể xác định kiểu gen của 6 người trong phả hệ: I1, I2, I3, I4, II6, II9. b. trong phả hệ, - Người II7 có kiểu gen: IAIO (1/3DD, 2/3Dd) - Người II8 có kiểu gen: (1/3IBIB, 2/3IBIO) Dd xác suất sinh con nhóm máu B và không bị bệnh của II7 và II8 là: 1/3 x 5/6=5/18 c. Xác suất sinh 2 con, một đứa nhóm máu A, đứa nhóm máu B là: 2/3 x ¼ x ¼ x 2= 1/12