Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông - Bài thi: Ngữ Văn

doc 6 trang hoaithuong97 6871
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông - Bài thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong_bai_thi_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông - Bài thi: Ngữ Văn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK K Ỳ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Con chim sẻ nhỏ chết rồi Chết trong đêm cơn bão về gần sáng Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi. Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú Không còn nghe tiếng cánh chim về Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt. Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt Một con mèo hàng xóm lại tha đi Nó để lại trong tổ những quả trứng Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời. Đêm đêm tôi vừa chợp mắt Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ Tiếng lăn như đá lở trên ngàn. (Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 108) Thực hiện yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Con chim sẻ đã chết trong hoàn cảnh như thế nào? Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về tâm trạng của tác giả? Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ Tiếng lăn như đá lở trên ngàn. Câu 4. Đoạn trích trên gửi gắm đến anh /chị bài học gì? (trình bày khoảng 4 đến 6 dòng). II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về chủ đề: “Biết ăn năn, biết day dứt cũng là cách để chúng ta hoàn thiện bản thân”.
  2. Câu 2. (5.0 điểm) Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ Mị phảng phất nghĩ như vậy. [ ] Lúc ấy, trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Ði ngay ”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc ” (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.13-14) Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của cán bộ coi thi 1 Chữ ký của cán bộ coi thi 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK K Ỳ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM (gồm 04 trang) A. Hướng dẫn chung: 1. Cán bộ chấm thi cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm. 2. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, cán bộ chấm thi vẫn cho đủ điểm như Hướng dẫn chấm quy định, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 3. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với Hướng dẫn chấm, đáp án và thang điểm. Tổng điểm của bài làm tròn đến điểm số là 0.25 điểm). B. Đáp án và biểu điểm Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Thể thơ: tự do. 0.5 + Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm + Trả lời không đúng như Đáp án: 0 điểm 2 Con chim sẻ đã chết trong hoàn cảnh: - Con chim sẻ chết trong hoàn cảnh mưa bão, xác nó lạnh ngắt 0.5 lại bị một con mèo tha đi. - Sẻ chết đi để lại những quả trứng, những chú chim non mãi mãi chẳng ra đời + Trả lời được 02 ý như Đáp án: 0,5 điểm + Trả lời được 01 ý như Đáp án: 0,25 điểm + Trả lời không đúng như Đáp án: 0 điểm 3 Hai câu thơ có thể hiểu: 1.0 Nhà thơ không thể nào ngủ yên được vì ân hận, day dứt trước cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Những quả trứng không thể nở như lăn vào giấc ngủ với những tiếng động lớn “như đá lở trên ngàn” đã trở thành ám ảnh trong lòng tác giả.
  4. + Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm + Thí sinh có thể trả lời bằng những từ ngữ khác nhưng vẫn diễn đạt có nghĩa tương tự vẫn cho điểm tối đa. + Trả lời được một trong hai như Đáp án: 0, 5 điểm 4 Học sinh trình bày suy nghĩ của mình (khoảng 4-6 dòng): về 1,0 bài học thể hiện qua đoạn trích, theo ý sau: Bài thơ thể hiện sự ân hận day dứt trước cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta; sự vô tình có thể khiến chúng ta thành kẻ ác . + Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm + Thí sinh có thể trình bày hướng khác nhưng có nghĩa tương tự thì vẫn cho điểm tối đa. + Trả lời được một trong hai như Đáp án: 0, 5 điểm II LÀM VĂN 7.0 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 2.0 một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về chủ đề: “Biết ăn năn, biết day dứt cũng là cách để chúng ta hoàn thiện bản thân”. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể 0.25 trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Biết ăn năn, biết 0.25 day dứt cũng là cách để chúng ta hoàn thiện bản thân. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao 1.0 tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được chủ đề của đoạn văn. Có thể tập trung vào các ý sau: - Giải thích: Ăn năn, day dứt là cảm giác ân hận, xấu hổ khi nhìn nhận về những lỗi lầm mà bản thân mắc phải - Bàn luận: + Biết ăn năn, biết day dứt là biểu hiện của sự xấu hổ, của lòng tự trọng và sự thức tỉnh lương tâm. Khi biết ăn năn, day dứt trước những lỗi lầm con người ta sẽ luôn tự nhắc nhở bản thân phải sống tốt hơn, cũng là động lực để họ không phạm những
  5. sai lầm tiếp theo .Đó cũng là cũng là cách để chúng hoàn thiện bản thân. + Ăn năn day dứt không chỉ về lỗi lầm của bản thân mà còn về cả những điều tốt đẹp mà bản thân chưa làm được hoặc chưa làm hết sức - Rút ra bài học cho bản thân: cần biết ăn năn day dứt, biết sửa sai bằng hành động, việc làm thiết thực, hướng đến lối sống nhân ái bao dung d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 2 Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân 5.0 vật Mị trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đầy đủ mở bài, 0.25 thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu tác giả tác phẩm, vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm thể hiện được quan điểm của người viết. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích diễn biến tâm 0.25 trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích. Từ đó, về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn c. Triển khai các luận điểm nghị luận: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ 0.5 chồng A phủ” và vấn đề nghị luận * Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị qua đoạn trích: - Mị trẻ trung, xinh đẹp, tài hoa, hiếu thảo; nhưng phải sống 0.5 cuộc đời cùng cực của kiếp làm dâu gạt nợ. Trong đêm tình xuân, cuộc sống của Mị hồi sinh, trỗi dậy, để rồi sức phản kháng mạnh mẽ trong đêm đông buốt giá
  6. - Đoạn trích thể hiện diễn biến tâm trạng và hành động của 1.5 nhân vật Mị + Ban đầu, Mị hằng đêm thức dậy và “thản nhiên thổi lửa, hơ tay” vì đã quen với cái khổ của chính mình và của người khác. Tâm hồn của Mị dường như đã chai cứng, trơ lì, vô cảm “Nếu Aphủ là cái xác chêt đứng đấy cũng thế thôi" + Nhưng khi nhìn “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị đã như thế bồi hồi nhớ về quá khứ ngày trước Mị cũng phải trói đứng thế kia. Mị chợt nhận ra sự tàn ác của cha con Thống lí “chúng nó thật độc ác”. Mị động lòng thương “người kia việc gì phải chết thế”, “chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết ” + Lòng nhân hậu trong Mị đã hồi sinh và chính nó trở thành động lực giúp Mị chiến thắng nỗi sợ, thúc đẩy cô có hành động cứu người: Mị rút dao cắt dây cứu Aphủ, giục A Phủ đi ngay, rồi nghẹn lại đứng lặng trong bóng tối. Trong phút chốc, Mị vụt chạy, đuổi kịp A Phủ. Mị sợ. Mị hiểu rằng Ở đây thì chết mất - Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế; cách 0.5 dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên; Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc; ngôn ngữ kể truyện tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi * Nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm 1.0 - Niềm cảm thông sâu sắc của Tô Hoài đối với những số phận bất hạnh, bị tước đoạt quyền sống, bị lăng nhục, đày đọa. - Tố cáo gay gắt thế lực phong kiến miền núi tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của người lao động. - Phát hiện, nâng niu những sức sống tiềm tàng, tươi đẹp trong tâm hồn con người - Nhà văn đã chỉ ra con đường giải phóng thực sự của người lao động d. Sáng tạo, chính tả, dung từ, đặt câu: cách diễn đạt độc đáo, 0.5 có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng: I + II 10.0 Hết