Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Hóa học - Mã đề: 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Có đáp án)

docx 7 trang Hùng Thuận 5310
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Hóa học - Mã đề: 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_ma_de_001_na.docx

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Hóa học - Mã đề: 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU KỲ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020– 2021 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Hóa học – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 40 câu trắc nghiệm) (Đề thi gồm 4 trang) Mã đề 001 Họ và tên học sinh : Số báo danh : Cho biết nguyên tử khối ( theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 6; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 41: Ion nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất? A. Zn2+. B. Mg 2+. C. Ag +. D. K +. Câu 42: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Glucozơ. Câu 43: Công thức của sắt(III) hiđroxit là A. FeO. B. Fe 2O3. C. Fe(OH) 3. D. Fe(OH) 2. Câu 44: Polime nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo? A. Nilon-6. B. Polietilen. C. Nilon-6,6. D. Amilozơ. Câu 45: Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được sản phẩm gồm chất rắn X và khí CO2. Chất X là A. Ca(HCO3)2. B. CaO. C. Ca. D. CaC 2. Câu 46: Phân tử amino axit nào sau đây chứa hai nhóm amino (- NH2)? A. Lysin. B. Valin. C. Axit glutamic. D. Alanin. Câu 47: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố A. kali. B. photpho. C. nitơ. D. cacbon. Câu 48: Kim loại không tan trong dung dịch H2SO4 loãng là A. Fe. B. Al. C. Ag. D. Mg. Câu 49: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là A. Li. B. Os. C. Cs. D. Na. Câu 50: Kim loại nhôm tác dụng với chất X tạo ra sản phẩm là Al2O3. X là A. NaOH. B. O 2. C. MgO. D. H 2O. Câu 51: Dung dịch chứa chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Etylamin. B. Anilin. C. Glyxin. D. Phenylamoni clorua. Câu 52: Crom là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm VIB trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất nào sau đây crom có số oxi hóa bằng + 6? A. Cr2O3. B. K 2CrO4. C. Cr(OH) 3. D. CrSO 4. Câu 53: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện? A. Ca. B. Cu. C. Na. D. Mg. Câu 54: Chất dễ tan trong nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch có môi trường kiềm là A. FeO. B. Al 2O3. C. P 2O5. D. BaO. Trang số 1/4 - Mã đề 001
  2. Câu 55: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí A. N2. B. H 2. C. CO. D. O 3. Câu 56: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau? A. CH≡CH và CH2=CH2. B. C 4H4 và C2H2. C. CH4 và C2H6. D. CH 3OCH3 và C2H5OH. Câu 57: Vào mùa mưa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X còn được gọi là A. muối ăn. B. thạch cao. C. phèn chua. D. vôi sống. Câu 58: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C 17H35COONa và glixerol. C. C15H31COOH và glixerol. D. C 17H35COOH và glixerol. Câu 59: Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa hai muối. Kim loại X là A. Zn. B. Mg. C. Cu. D. Na. Câu 60: Nguyên tắc điều chế kim loại là A. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử. B. khử nguyên tử kim loại thành ion. C. khử ion kim loại thành nguyên tử. D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion. Câu 61: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng). Khối lượng dung dịch HNO3 65% tối thiểu cần dùng để điều chế được 742,5 kg xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng đạt 95%) là A. 656,7 kg. B. 765,2 kg. C. 497,4 kg. D. 726,9 kg. Câu 62: Phát biểu đúng là A. Bông và tơ tằm đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo). B. Policaproamit và poliacrilonitrin đều có chứa nguyên tố oxi. C. Xenlulozơ trinitrat được dùng để sản xuất tơ nhân tạo. D. Poli(etylen terephtalat) và poli(vinyl axetat) đều là polieste. Câu 63: Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là A. Glucozơ và xenlulozơ. B. Saccarozơ và tinh bột. C. Fructozơ và glucozơ. D. Glucozơ và saccarozơ. Câu 64: Thủy phân trieste X thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm RCOOH và R’COOH. Có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X? A. 6. B. 2. C. 8. D. 4. Câu 65: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 26,7. B. 19,6. C. 12,5. D. 25,0. Câu 66: Hòa tan hoàn toàn 5,95 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thì khối lượng dung dịch tăng 5,55 gam. Khối lượng (gam) của Al và Zn trong hỗn hợp lần lượt là A. 4,05 và 1,9. B. 3,95 và 2,0. C. 2,7 và 3,25. D. 2,95 và 3,0. Câu 67: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là A. Fe, Fe2O3. B. Fe, FeO. C. Fe 3O4, Fe2O3. D. FeO, Fe 3O4. Trang số 2/4 - Mã đề 001
  3. Câu 68: Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. Công thức của X là A. H2NCH(C2H5)COOH. B. H 2NCH(CH3)COOH. C. H2NCH2CH(CH3)COOH. D. H 2N[CH2]2COOH. Câu 69: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 2 ancol. C. 1 muối và 2 ancol. D. 2 muối và 1 ancol. Câu 70: Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Số este thủy phân tạo ra cùng một muối là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 71: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Ba(HCO3)2. (b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (c) Cho mẫu Na vào dung dịch MgSO4 dư. (d) Trộn dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (e) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu. (g) Đun sôi dung dịch gồm CaCl2 và NaHCO3. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 72: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol K2CO3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn qua đồ thị sau: Tỉ lệ a : b là A. 2:1. B. 2:5. C. 3:1. D. 1:3. Câu 73: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit. (b) Anilin là một bazơ, dung dịch của nó có thể làm quỳ tím chuyển sang xanh. (c) Glu–Ala tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1: 2. (d) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π. (e) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (g) Glucozơ là chất khử khi tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Trang số 3/4 - Mã đề 001
  4. Câu 74: Hỗn hợp X gồm hợp chất hữu cơ mạch hở Y (C3H8N2O5) và đipeptit Z (C6H12N2O3). Cho 7,84 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với 70 ml dung dịch NaOH 2M (dùng dư 40% so với lượng phản ứng), thu được m gam hai muối (có một muối vô cơ). Giá trị của m là: A. 10,58. B. 8,88. C. 8,64. D. 11,38. Câu 75: Từ hợp chất E (C10H10O4, chứa vòng benzen) tiến hành các phản ứng sau: E + 3KOH → X + Y + Z + H2O; X + HCl → T + KCl; Biết Y và Z là muối của axit cacboxylic đơn chức (MY < MZ). Phát biểu nào sau đây là sai? A. Cho a mol T tác dụng với Na dư, thu được a mol H2. B. Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. C. X có công thức phân tử C7H5O2K. D. E chứa hai nhóm chức este trong phân tử. Câu 76: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa hai triglixerit X và Y trong dung dịch NaOH (đun nóng, vừa đủ), thu được 3 muối C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng 2,5 : 1,75 : 1 và 6,44 gam glixerol. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 47,488 gam E cần vừa đủ a mol khí O2. Giá trị của a gần nhất với A. 4,2. B. 4,4. C. 4,1. D. 4,3. Câu 77: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2,sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là: A. 0,07. B. 0,08. C. 0,06. D. 0,09. Câu 78: Hỗn hợp X chứa một ancol đơn chức và một este (đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 11,52 gam X bằng lượng O2 vừa đủ thu được tổng số mol CO2 và H2O là 0,81 mol. Mặt khác, 11,52 gam X phản ứng vừa đủ với 0,16 mol KOH thu được muối và hai ancol. Cho Na dư vào lượng ancol trên thoát ra 0,095 mol H2. Phần trăm khối lượng của ancol trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 7,28%. B. 6,33%. C. 16,32%. D. 8,35%. Câu 79: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 725 ml dung dịch H2SO4 1M loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của Z so với He là 4,5. Phần trăm khối lượng của Mg có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 13,5. B. 12,5. C. 14,5. D. 11,5. Câu 80: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: – Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 10 gam dầu thực vật và 40 gam dung dịch KOH 20%. – Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. – Bước 3: Để nguội hỗn hợp. Rót vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên. Cho các phát biểu sau: (1) Trong thí nghiệm, có thể thay dầu thực vật bằng mỡ động vật. (2) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. (3) Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của axit béo ra khỏi hỗn hợp. (4) Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra. (5) Trong thí nghiệm trên, có xảy ra phản ứng xà phòng hóa chất béo. (6) KOH vừa đóng vai trò môi trường, vừa là chất phản ứng. Số phát biểu sai là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Trang số 4/4 - Mã đề 001
  5. HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 41D 42B 43C 44B 45B 46A 47B 48C 49A 50B 51A 52B 53B 54D 55C 56D 57C 58B 59C 60C 61B 62D 63D 64D 65A 66C 67D 68A 69C 70A 71C 72A 73D 74A 75C 76D 77A 78D 79B 80D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 71: (a) HCl + Ba(HCO3)2 —> BaCl2 + CO2 + H2O (b) NH3 + H2O + AlCl3 —> Al(OH)3 + NH4Cl (c) Na + H2O —> NaOH + H2 NaOH + MgSO4 —> Mg(OH)2 + Na2SO4 (d) Fe(NO3)2 + AgNO3 —> Fe(NO3)3 + Ag 3- 2+ 2+ 2+ 2+ (e) PO4 + M —> M3(PO4)2 (M là Mg , Ca ) (g) CaCl2 + NaHCO3 đun sôi —> CaCO3 + NaCl + CO2 + H2O Câu 72: Các phản ứng: + - H + OH —> H2O + 2- - H + CO3 —> HCO3 + - H + HCO3 —> CO2 + H2O Khi nHCl = 0,6 thì khí bắt đầu xuất hiện nên a + b = 0,6 Khi nHCl = 0,8 thì khí thoát ra hết nên a + 2b = 0,8 —> a = 0,4; b = 0,2 —> a : b = 2 : 1 Câu 73: (a) Sai, thu được natri axetat và axetanđehit. (b) Sai, anilin có tính bazơ rất yếu, không đổi màu quỳ tím. (c) Đúng, Glu-Ala có 2N. (d) Sai, triolein có 6 liên kết pi (3C=C và 3C=O) (e) Sai, số mắt xích của chúng khác nhau. (g) Đúng, glucozơ khử Ag+ thành Ag. Trang số 5/4 - Mã đề 001
  6. Câu 74: Y là HOOC-CH(CH3)-NH3NO3 (a mol) và Z là (Ala)2 (b mol) nNaOH ban đầu = 0,14 —> nNaOH phản ứng = 0,1 mX = 152a + 160b = 7,84 nNaOH phản ứng = 2a + 2b = 0,1 —> a = 0,02; b = 0,03 Muối gồm AlaNa (a + 2b = 0,08) và NaNO3 (0,02) —> m muối = 10,58 Câu 75: E là este 2 chức, tác dụng với KOH theo tỉ lệ 1 : 3 nên E chứa 1 chức este của phenol. Y, Z là các muối cacboxylat nên E là: - HCOO-C6H4-CH2 OOC-CH3 Y là HCOOK, Z là CH3COOK X là KO-C6H4-CH2OH; T là HO-C6H4-CH2OH —> C sai, X là C7H7O2K Câu 76: nC3H5(OH)3 = 0,07 nC15H31COONa = 2,5e; nC17H33COONa = 1,75e; nC17H35COONa = e —> nNaOH = 2,5e + 1,75e + e = 0,07.3 —> e = 0,04 Quy đổi E thành C3H5(OH)3 (0,07), HCOOH (0,21), CH2 (2,5e.15 + 1,75e.17 + 17e = 3,37), H2 (-1,75e = -0,07) và H2O (-0,21) —> mE = 59,36 và nO2 = 0,07.3,5 + 0,21.0,5 + 3,37.1,5 – 0,07.0,5 = 5,37 —> Đốt 47,488 gam E cần nO2 = 5,37.47,488/59,36 = 4,296 Câu 77: Gly = NH3 + CH2 + CO2 Ala = NH3 + 2CH2 + CO2 Val = NH3 + 4CH2 + CO2 CH3NH2 = NH3 + CH2 C2H5NH2 = NH3 + 2CH2 Quy đổi X thành NH3 (0,16 mol), CH2 (x mol) và CO2 (y mol) nO2 = 0,16.0,75 + 1,5x = 0,57 —> x = 0,3 nCO2 = x + y = 0,37 —> y = 0,07 —> nKOH = y = 0,07 Trang số 6/4 - Mã đề 001
  7. Câu 78: Đặt nCO2 = a và nH2O = b —> a + b = 0,81 (1) nKOH = 0,16 —> nO(Este) = 0,32 nH2 = 0,095 —> nOH(Ancol) = 0,19 —> nO(Ancol ban đầu) = 0,19 – 0,16 = 0,03 —> mX = 12a + 2b + 16(0,32 + 0,03) = 11,52 (2) (1)(2) —> a = 0,43 và b = 0,38 + + X gồm CnH2n 2O (0,03) và CmH2m 2-2kO2k (0,16/k mol) nCO2 = 0,03n + 0,16m/k = 0,43 (1) nH2O = 0,03(n + 1) + (m + 1 – k).0,16/k = 0,38 (2) (1) – (2) —> k = 2 (1) —> 3n + 8m = 43 Do n ≥ 1; m ≥ 4 —> n = 1 và m = 5 là nghiệm duy nhất. X gồm CH3OH (0,03) và C5H8O4 (0,08) —> %CH3OH = 8,33% Câu 79: Trong khí Z: nNO = 0,1 và nH2 = 0,075 Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 0,55 + Bảo toàn H —> nNH4 = 0,05 Bảo toàn N —> nFe(NO3)2 = 0,075 + + nH = 4nNO + 10nNH4 + 2nH2 + 2nO trong oxit —> nO trong oxit = 0,2 —> nZnO = 0,2 Đặt a, b là số mol Mg và Al —> mX = 24a + 27b + 0,2.81 + 0,075.180 = 38,55 ne = 2a + 3b = 0,1.3 + 0,075.2 + 0,05.8 —> a = 0,2 và b = 0,15 —> %nMg = 0,2/(0,2 + 0,15 + 0,2 + 0,075) = 32% Câu 80: (1) Đúng (2) Sai, lớp màu trắng là muối của axit béo (xà phòng) (3) Đúng, dung dịch NaCl bão hòa làm tăng khối lượng riêng hỗn hợp và hạn chế sự hòa tan của xà phòng. (4) Đúng, phản ứng thủy phân nên cần H2O (5) Đúng (6) Đúng Trang số 7/4 - Mã đề 001