Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Đề 1 - Năm học 2020 (Có đáp án)

doc 11 trang Hùng Thuận 21/05/2022 4850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Đề 1 - Năm học 2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_lich_su_de_1_nam_hoc_2020_co_da.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử - Đề 1 - Năm học 2020 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI THPTQG NĂM 2020 CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 1 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của Trung Quốc là A. phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn , thuốc súng. B. phương pháp luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm. C. giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, la bàn. D. giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn. Câu 2: Điểm chung của Vương triều Mô-gôn và Vương triều Hồi giáo Đê – li là A. đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo. B. đều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa. C. đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ. D. đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất của Ấn Độ. Câu 3: Nho giáo chiếm vị trí độc tôn ở nước ta vào thời kì nào? A. Thời Tiền LêB. Thời LýC. Thời TrầnD. Thời Lê Câu 4: Tại sao nói: “Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta giữa thế kỷ XVI đến cuối thể kỷ XVIII bị xâm phạm nghiêm trọng”? A. Vì nhà Mạc cắt đất thuần phục nhà Minh của Trung Quốc. B. Vì cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài. C. Vì cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn kéo dài. D. Vì cuộc đấu tranh quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam diễn ra trong suốt các thế kỉ XVI-XVII. Câu 5: Một trong những ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 là A. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến. C. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. lật đổ ách thống trị của thực dân. Câu 6: Sự kiện nào là lí do chủ yếu thúc đẩy các nước tư bản phương Tây thay nhau xâu xé châu Phi? A. Kênh đào Xuy-ê hoàn thành (những năm 70, 80 của thế kỉ XIX). B. Xa mạc Xa-ha-ra bị xa mạc hóa. C. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ. D. Chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu. 2
  2. Câu 7: Đỉnh cao mẫu thuẫn giữa các nước đế quốc trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là A. sự thành lập hai khối quân sự đối đầu: Liên minh và Hiệp ước. B. ám sát Thái tử Áo – Hung. C. các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên. D. chiến tranh thế giới bùng nổ. Câu 8: Thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị ở Việt Nam bằng cách A. tách Việt Nam ra khỏi Lào và Cam-pu-chia. B. chia Việt Nam thành 2 miền: miền Bắc và miền Nam. C. chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. D. chia Việt Nam thành nhiều tầng lớp chính trị để dễ cai trị. Câu 9: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình? A. Đều thực chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp. B. Đều noi theo gương Nhật để tự cường. C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. D. Đều chủ trương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 10: Sự thất bại của phong tròa yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đặt ra cho lịch sử Việt Nam vấn đề cấp bách gì? A. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp. B. Phải kêu gọi sự ủng hộ quốc tế. C. Phải đoàn kết toàn dân chống đế quốc và tay sai. D. Phải có một tổ chức tiên tiến với đường lối đún đắn lãnh đạo. Câu 11: Trong quá trình chống Pháp xâm lược (1858-1884), quyết định sai lầm nào của triều định Huế khiến nhân dân bất mãn “quyết đánh cả triều lẫn Tây”? A. Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). B. Nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (1862). C. Bồi thường cho Pháp và Tây Ba Nha 280 vạn lạng bạc. D. Ngăn cản nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh Pháp (1861). Câu 12: Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phon trào yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX? A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang. B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao. C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị. D. Dùng biến pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trao trả độc lập. Câu 13: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp Quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là A. Đại hội đồng.B. Hội đồng Bảo an. 3
  3. C. Hội đồng Kinh tế- Xã hộiD. Ban Thư kí. Câu 14: Thành tựu quan trọng về kinh tế mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh là gì? A. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái đất. C. Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa con người đi vòng quanh Trái đất. D. Đầu thập niên 60 thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ. Câu 15: Từ công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay? A. Lấy phát triển kinh tế àm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa. Chuyển nền kinh tết tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN. B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và ở cửa. Chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. C. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và ở cửa. Chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường TBCN. D. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và ở cửa. Chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN. Câu 16: Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo. B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo. C. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, In-đô-nê-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây. Câu 17: Từ năm 1945 đến năm 1950, dựa vào đâu để các nước tư bản Tây Âu cơ bản đạt được sự phục hồi về mọi mặt? A. Hợp tác thành công với Nhật. B. Mở rộng quan hệ với Liên Xô. C. Viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mácsan D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng tạp hóa đến các nước thứ 3. Câu 18: Cho dữ liệu sau: 1. Sáu nước Tây Âu thành lập tổ chức “Cộng đồng than- Thép châu Âu”, 2. Các nước hợp nhất ba cộng đồng lại thành “Cộng đồng châu Âu”(EC). 3. “Cộng đông năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập. 4. Phát hành và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro). Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian và quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu. A. 1, 3, 4, 2B. 1, 3, 4, 2C. 1, 3, 2, 4D. 4, 1, 2, 1 Câu 19: Vì sao nước Mĩ đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật? A. Nước Mĩ có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. B. Nước Mĩ là quê hương của nhiều nhà khoa học nổi tiếng. 4
  4. C. Nước Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào. D. Nước Mĩ có điều kiện hòa bình, có cơ sở tốt cho các khoa học đến làm việc. Câu 20: Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam có những thời cơ gì? A. Ứng dụng các thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất. B. Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới. C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật. D. Thu hút vốn từ bên ngoài, mở rộng thị trường. Câu 21: Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX là gì? A. Sự bùng nổ dân số. B. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. C. Nhu cầu sản xuất vũ khí. D. Nhu cầu của sản xuất công nghiệp. Câu 22: Cuốn sách nào là tập hợp những bài giảng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho thanh niên yêu nước Việt Nam? A.Thanh niên B. Đường Kach Mệnh. C. Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Người cùng khổ. Câu 23: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là A. độc lập dân tộc. B. tự do, bình đẳng, bác ái. C. độc lập và tự doD. đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới. Câu 24: Sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành hai tổ chức cộng sản trong năm 1929 phản ánh sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng A. dân chủ tư sảnB. vô sản C. dân tộc dân chủD. vô sản hóa. Câu 25: Sự khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở A.thành phần tham giaB. hình thức đấu tranh C. địa bàn hoạt độngD. khuynh hướng cách mạng. Câu 26: Trong những năm 1929-1933, mâu thuẫn cơ bản trong xã hội nước ta là A. mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp. B. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. C. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mẫu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. D. mâu thuẫn giữa công nhân với thực dân Pháp và tư sản mại bản. Câu 27: Mặt trận được Đảng ta thành lập 7/1936 có tên gọi là gì? A. Mặt trận dân chủ Đông Dương. 5
  5. B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 28: Trong phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam, điểm mới của phong trào 1930-1931 so với phong trào cách mạng trước đó là gì? A. Lực lượng tham gia gồm đông đảo giai cấp, tầng lớp trong mặt trận thống nhất. B. Hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt; kết hợp công khai và bí mật. C. Nhà cầm quyền Pháp phải nhượng bộ những yêu sách của nhân dân An Nam. D. Đảng Cộng sản lãnh đạo, có tính triệt để, xây dựng khối liên minh công-nông. Câu 29: Nhân tố đảm bảo đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là A. toàn Đảng, toàn dân nhất trí đồng lòng. B. quân Đồng minh đánh bại quân phiệt Nhật Bản. C. có sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm. D. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 30: “Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Khai thông biên giới Việt – Trung. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc”. Đó là 3 mục đích trong chiến dịch nào của ta? A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947B. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. C. Chiến dịch Hòa BìnhD. Chiến dịch Tây Bắc- Thượng Lào. Câu 31: Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Hiệp hợp nhất (3/1951) thành mặt trận có tên là gì? A. Mặt trận Việt MinhB. Mặt trận Liên Việt. C. Mặt trận Dân tộc thống nhất.D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 32: Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam trong báo cáo chính trị do Chủ tích Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội Đảng lần II là gì? A. Đánh đổ đế quốc phong kiến, làm cách mạng dân tộc dân chủ. B. Đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. C. Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới. D. Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có Mĩ giúp sức. Câu 33: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ đã để lại cho nhân dân ta những bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay là A. đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao. B. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân. C. tận dụng thời cơ, chóp thời cơ cách mạng kịp thời. D. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự. Câu 34: Điểm khác biệt về lực lượng giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là A. quân đội Sài Gòn là chủ lực. 6
  6. B. cố vấn Mĩ là chủ lực. C. quân Mĩ là chủ lực. D. quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ là chủ lực. Câu 35: Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào? A. Lực lượng viễn chính Mĩ. B. Lực lượng ngụy quân. C. Lực lượng ngụy quân, lực lượng viễn chính Mĩ. D. Lực lượng quân đội Sài Gòn. Câu 36: Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận Điện Biên Phủ trên không là A. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc. B. buộc Mĩ kí Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. C. đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. D. đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Câu 37: Trong quá trình thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, hoạt động nào của Mĩ gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta? A. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. B. Tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực không quân và hậu cần của Mĩ. C. “Dùng người Việt đánh người Việt”. D. Dùng thủ đoạn ngoại giao: lợi dụng mâu thuẫn Trung – Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô. Câu 38: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), chiến thằng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược? A. Mĩ phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Pari. B. Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” năm 1959-1960. C. Chiến thắng trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. D. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Câu 39: Những thành tựu đạt được trong việc bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới là A. từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cơ cấu ngành kinh tế. B. đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trềm trọng ở giai đoạn trước. C. bước đầu thực hiện mục tiêu: dân giảu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. D. chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới bước đầu là phù hợp. Câu 40: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986-1990 là gì? A. Thực hiện Ba chương trình kinh tế và chính trị. 7
  7. B. Đổi mới toàn diện về kinh tế và chính trị. C. Đổi mới toàn diện về kinh tế và chính trị. D. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. ĐÁP ÁN VÀ GIẢI THÍCH Câu Đáp Giải thích số án 1 D SGK 10 trang 35- giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. 2 A SGK 10 trang 42 – Vương triều Đê-li do người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ. SGK 10 trang 43- Vương triều Mô-gôn là do cháu nội vua Ti-mua Leng vốn cũng theo đạo Hồi nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ đã thực hiện đánh chiếm Đê-li. 3 D SGK 10 trang 101- Thời Lê sơ, Nho giáo được hính thức nâng lên địa vị độc tôn và vị trí đó được duy trì cho đến cuối thế kỉ XIX. 4 D SGK 10 trang 106- Cuộc khủng hoảng chính trị đầu thế kỉ XVI đã làm sụp đổ triều Lê sơ. Nhà Mạc ra đời chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc chiến Nam – Bắc triều và tiếp đó là chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Hai chính quyền ở Đảng ngoài và Đảng trong được hình thành và tồn tại cho đến cuối thế kỉ XVIII Thể kỉ XVI – XVIII đất nước trong tình trạng bị chia cắt. 5 A SGK 11 trang 17 – Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh, mở đường cho CNTB phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. 6 A Từ giữa thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đã tăng cường xâm chiếm châu Phi. Đặc biệt, vào những năm 70 và 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đèo Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi. 7 A Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “giả” (Anh, Pháp) và đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) về vấn đề thuộc địa đã dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi: Nga – Nhật, Anh- Bôơ, Từ những năm 80 giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch chiến tranh tìm kiếm thuộc địa thế giới hình thành phe Liên minh. Để đối phó lại, Anh , Pháp, Nga kí với nhau những hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước. Đỉnh cao mâu thuẫn về thuộc địa là việc xuất hiện 2 khối quân sự đối đầu nhau. Chiến tranh thế gới thứ nhất bùng nổ giải quyết mâu thuẫn này. 8 C Theo chính sách “chia để trị” thực dân Pháp chia Việt Nam thành: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì với 3 chế độ chính trị khác nhau. Bắc Kì và Trung Kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức, Nam Kì là đất thuộc địa hoàn toàn so Pháp nắm giữ. 9 C Điểm chung là đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường: -Phan Bội Châu: chủ trương bạo động để đánh đổ Pháp. -Phan Chu Trinh chủ trương cải cách để đánh đuổi ngôi vua và bọn phong kiến hù bại, xem đó là điều kiện tiên quyết giành độc lập. 10 D Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến những năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng chính là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước 8
  8. khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. 11 A Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 chứng tỏ thái độ nhu nhược và bước đầu nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp. Viws nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình định ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh, không còn đứng về phía nhân dân khiến nhân dân bất mãn “quyết đánh cả triều lẫn Tây”. 12 B Hình thức gắn bó với phong trào yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX là đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao. -Đấu tranh vũ trang tiêu biểu là xu hướng bạo động của Phan Bội Châu. -Đấu tranh chính trị, ngoại giao: + Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du, đưa học sinh sang nhật học tập. + Phan Châu Trinh dựa vào Pháp đánh đổi ngôi vua. 13 B Hội đồng Bảo an là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực mới được thông qua và có giá trị. 14 D Sử dụng phương pháp loại trừ. Các đáp án A, B, C là thành tựu của Liên Xô về khoa học kĩ thuật. 15 A Bài học thành công của công cuộc cải cách mở cửa ở Tring Quốc những năm 80 là bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi tiến hành đổi mới với việc tập trung vào phát triển nền kinh tế, tiến hành mở cửa. Đặc biệt là phát triển nền kinh tế thị trường với sự điều tiết, quản lí của Nhà nước. 16 B 8/8/1967 năm quốc gia ở Đông Nam Á tham dự hội nghị ở Băng Cốc (Thái Lan) thành lập ASEAN: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Philippin, Maliaxia, Xingapo. 17 C Từ năm 1945 đến năm 1950 các nước tư bản Tây Âu với sự viện trợ của Mĩ: kế hoạch Mác- san đã cơ bản ổn định và phục hồi. 18 C -Sáu nước Tây Âu thành lập tổ chức “Cộng đồng Than-Thép châu Âu” (18/4/1951) -Các nước hợp nhất ba cộng đồng lại thành “Cộng đồng châu Âu” (EC) (1/7/1967). -“Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập (25/3/1957). -Phát hành và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) (1999-2002). 19 D Nước Mĩ có nhiều điều kiện để đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật: -Nguồn vốn dồi dào, nhân công, tài nguyên thiên nhiên phong phú. -Không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh có điều kiện hòa bình và là nơi được nhiều nhà khoa học tìm đến. 20 C Trước xu thế hòa bình hợp tác phát triển của thế giới thế kỉ XXI, Việt Nam có cơ hội để hợp tác phát triển, thu hút vốn đầu tư mở rộng thị trường để phát triển kinh tế, đồng thời được học hỏi và ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến. 21 B Điểm chung là sự phát triển của nhu cầu cuộc sống, nhu cầu của sản xuất. -Lần thứ nhất do nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt ở nước Anh tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra loại máy làm cho năng suất sợi cao hơn. -Đến những năm 40 thế kỉ XX do nhu cầu cuộc sống con người ngày càng tăng con người không chỉ muốn nhiều quần áo nữa mà cần có sản phẩm sạch, máy móc tiện nghi trên mọi lĩnh vực. 22 B Năm 1927, những bài giảng lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu được tập hợp trong cuốn Đường Kach Mệnh. 23 C Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị. 24 B Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản năm 1929 là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. 9
  9. Phản ánh sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. 25 B Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: khuynh hướng vô sản. Việt Nam Quốc dân đảng: khuynh hướng dân chủ tư sản. 26 C Trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929-1933, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp; nông dân với đại chủ phong kiến. 27 D Xuất phát từ chủ trương của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936 chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. 28 D Phong trào 1930-1931 là sự lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản với sự nghiệm cách mạng. Đây cũng là lần đầu tiên có sự kết hợp đấu tranh của công nhân và nông dân (liên minh công nông) giành chính quyền từ đế quốc, phong kiến ở đia phương lập ra các chính quyền Xô viết. 29 D Đảng Cộng sản ra đời là xu thế tất yếu khách quan thắng thế của khuynh hướng vô sản. Với đường lối đúng đắn, sáng tạo Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo quần chúng nhân dân đoàn kết và cùng tập dượt chu đáo trong suốt 15 năm. Đây là nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. 30 B SGK trang 136- Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, khai thông, 31 B SGK trang 141- từ 3-7/3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhấ lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt) do Tôn Đức Thắng là Chủ tịch. 32 B SGK trang 140 - Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ II đã tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp. 33 B Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân, là sức mạnh của quần chúng nhân dân. Đây là sức mạnh lớn nhất là bài học kinh nghiệm để vận dụng trong mọi hoàn cành. 34 A -Chiến tranh đặc biệt 1961-1968: sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu với xương sống là dồn dân lập Ấp chiến lược. -Chiến tranh cục bộ 1965-1965: Tiến hành bằng quân viễn chính Mĩ và quân đồng minh Mĩ là chủ yếu đồng thời nó thể hiện quy mô ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại. 35 A Chiến tranh cục bộ được tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu. Quân số lúc cao nhất lên gần 1,5 triệu (trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu). 36 B SGK trang 185 – “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn hoạt động chống phá miền Bắc và kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. 37 D SGK trang 180 – Mĩ dùng thủ đoạn ngoại giao: lợi dụng mâu thuẫn Trung – Xô, hòa hoãn với Liên Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này với cuộc kháng chiến của ta. 38 D Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. 39 D Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ đạt được bước đầu trong việc thực hiện công cuộc đổi mới đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới bước đầu là phù hợp. 40 A SGK trang 210- Trước mắt, trong 5 năm (1986-1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn: lương thực- thực 10
  10. phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. 11