Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2020-2021

doc 3 trang Hùng Thuận 21/05/2022 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2020_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2020-2021

  1. Kỳ thi: CKII 2021 Môn thi: SỬ 12 0001: Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm B. Thực dân Pháp C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm D. Đế quốc Mĩ 0002: Nguyên nhân trực tiếp của phong trào "Đồng khởi" (1959-1960) là A. sự soi sáng của Nghị quyết 15 BCH TW Đảng (tháng 1-1959). B. lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh. C. miền Bắc đã kịp thời chi viện cho miền Nam. D. chính quyền Mỹ-Diệm đã suy yếu. 0003: Vì sao vào thời điểm năm 1959, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác? A. Vì chỉ có bạo lực cách mạng mới đánh bại bạo lực phản cách mạng của Mỹ-Diệm. B. Vì chính quyền Diệm đã suy yếu. C. Vì đây là thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. D. Vì lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh. 0004: Năm 1960 Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do A. Bước phát triển mới của cách mạng hai miền B. Sự thay đổi của tình hình thế giới C. Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ D. Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 0005: Trong những năm 1954 - 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Chiến lược toàn cầu B. Thực dân kiểu mới C. Trả đũa ồ ạt D. Phản ứng linh hoạt 0006: Cuộc tiến công chiến lược 1972 hướng tiến công chủ yếu là A. Quảng Trị. B. Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên. 0007: Hội nghị Pa ri diễn ra là thắng lợi của ta trên mặt trận A. ngoại giao. B. quân sự. C. văn hoá. D. chính trị. 0008: Mĩ đã làm gì để thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” trong chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh"? A. Sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng xung kích trong quá trình xâm lược Lào, Campuchia B. Thỏa hiệp với các nước lớn C. Khơi sâu sự khác biệt về lịch sử - văn hóa D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc để ngăn cản sự chi viện cho Lào, Campuchia 0009: Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào trong hiệp định Pari năm 1973? A. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định B. Việt Nam tiếp tục sự chia cắt với biên giới quốc gia là vĩ tuyến 17 C. Việt Nam sẽ thống nhất thông qua cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của Ấn Độ D. Việt Nam sẽ thống nhất sau khi Mĩ và quân Đồng minh rút hết 0010: Thắng lợi trên mặt trận chính trị trong chiến lược " Việt Nam hoá chiến tranh"? A. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương. B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. C. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình được thành lập. D. Cuộc vận động thực hiện di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. 0011: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ"? A. lực lượng quân đội để tiến hành các chiến lược chiến tranh. B. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. C. loại hình chiến tranh xâm lươc thực dân mới. D. chiến lược toàn cầu của Mĩ. 0012: Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hậu phương miền Bắc có vai trò quan trọng? A. Đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến ở cả hai miền. B. Đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhân dân Miền Nam. C. Đáp ứng yêu cầu chiến đấu của nhân dân Miền Nam. D. Đáp ứng yêu cầu của nhân dân Miền Nam. 0013: Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam phản ánh xu thế gì của thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX? A. Xu thế hòa hoãn Đông- Tây B. Xu thế toàn cầu hóa C. Xu thế hòa bình D. Xu thế liên kết khu vực 0014: Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) đã xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là A. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu B. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu C. Đế quốc Mĩ D. Chính quyền Dương Văn Minh 0015: Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam? A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. C. Chiến thắng Phước Long. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh. 0016: Thái độ của quân đội Sài Gòn sau khi mất Phước Long (6/1/1975) là A. phản ứng yếu ớt và bất lực. B. phản ứng mạnh. C. không phản ứng gì. D. phản ứng mang tính chất thăm dò. 0017: Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là A. Khẳng định con đường bạo lực cách mạng B. Xác định kẻ thù là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu C. Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị- quân sự- ngoại giao. D. Kiên quyết nắm vững chiến lược tiến công 0018: Ý nào sau đây không phản ánh được điểm mới của "chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh" so với các chiến lược trước đó? A. Là hình thức chiến tranh xâm lược mới của Mĩ ở miền Nam. B. Gắn "Việt Nam hoá chiến tranh" với "Đông Dương hoá chiến tranh." C. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu có sự phối hợp với quân Mĩ. D. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước Xã hội chủ nghĩa. 0019: Ngày 25/4/1976, diễn ra sự kiện Lịch sử quan trọng của đất nước là A. Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước. B. Quốc hội họp phiên họp đầu tiên. C. Nước ta đã có Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. D. Nước ta đã sạch bóng quân thù. 0020: Ai là người được bầu làm chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tôn Đức Thắng. B. Hồ Chí Minh. C. Lê Duẩn. D. Trường Chinh. 0021: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam? A. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội B. Thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ đánh cho Ngụy nhào
  3. C. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế D. Đáp ứng được yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng 0022: Đâu không phải là điểm chung về ý nghĩa giữa cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946 và ngày 25-4-1976? A. Góp phần hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước B. Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược của các thế lực thù địch C. Góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế D. Phản ánh ý thức làm chủ và trách nhiệm công dân của mỗi người Việt Nam 0023: Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhân dân ta phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc? A. Tập đoàn Pôn Pốt (Cam-pu-chia) và cuộc tiến công biên giới phía Bắc của Trung Quốc. B. Quân xâm lược Mĩ và Ngụy quyền Sài Gòn C. Ngụy quyền Sài Gòn và cuộc tiến công biên giới phía Bắc của Trung Quốc. D. Ngụy quyền Sài Gòn và tập đoàn Pôn Pốt (Cam-pu-chia). 0024: Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc ðã diễn ra trên quy mô bao nhiêu tỉnh? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 0025: Đâu không phải là hành động của Trung Quốc sau năm 1975 khi làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước Việt Trung? A. Giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh B. Cắt viện trợ cho Việt Nam. C. Rút chuyên gia về nước. D. Cho quân kiêu khích quân sự dọc biên giới. 0026: Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau: “ Chủ nghĩa xã hội không những là mục đích của toàn bộ sự nghiệp chúng ta mà còn vì chủ nghĩa xã hội, sự vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm cho của Tổ quốc” A. Độc lập và tự do. B. Độc lập và thống nhất. C. Độc lập và chủ quyền. D. Độc lập và phát triển. 0027: Trọng tâm đường lối đổi mới của Đảng năm 1986 là lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Tư tưởng. D. Văn hóa. 0028: Vì sao một trong những mục tiêu của đường lối Đổi mới là đảm bảo lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân? A. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. B. Khơi dậy được tài sức của nhân dân để bảo vệ và xây dựng đất nước. C. Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. D. Đã giải phóng được mọi tiềm năng của lực lượng sản xuất. 0029: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (12-1986) không chịu tác động của vấn đề gì trên thế giới cuối thế kỉ XX? A. Mĩ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam B. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ C. Cuộc khủng hoảng của Liên Xô và các nước Đông Âu D. Quan hệ giữa các quốc gia được điều chỉnh theo hướng đối thoại, thỏa hiệp 0030: Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) A. Hoàn cảnh lịch sử B. Trọng tâm cải cách C. Vai trò của Đảng cộng sản D. Kết quả cải cách