Đề thi thử môn Ngữ văn Lớp 12

docx 4 trang Hùng Thuận 5460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_mon_ngu_van_lop_12.docx

Nội dung text: Đề thi thử môn Ngữ văn Lớp 12

  1. Đề thi thử Ngữ văn 12 năm 2021 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, những người chỉ chuyên một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của mình, lấy cớ là chuyên môn, không muốn biết đến các học vấn liên quan. Điều này đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một sự hi sinh. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự, Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát (Chu Quang Tiềm; dẫn theo sách Ngữ văn 9 tập hai, NXBGD, 2015, trang 5). Câu 1: (0,5 điểm). Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (0,5 điểm). Xác định phép liên kết trong câu 2 và câu 3 của đoạn trích. Câu 3: (1,0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến dạng người nào? Câu 4: (1,0 điểm). Kiến thức phổ thông là tri thức nền tảng rất quan trọng trong đời sống. Anh chị có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm). Câu 1: (2,0 điểm). Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của mình về phương pháp học tập, nghiên cứu. Câu 2: (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân ba lần miêu tả dòng nước mắt của bà cụ Tứ. Chiều hôm trước, khi Tràng dẫn người vợ nhặt về nhà:”Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt ” “Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Và sáng hôm sau, trong bữa ăn” Trống thúc thuế đấy, đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được các con ạ Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”. ( Trích Vợ nhặt-Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31) Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thi không giải thích gì thêm.
  2. Đề thi thử Ngữ văn 12 năm 2021 số 2 I. PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống. Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo nên những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta. (Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2017) Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ. Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta? II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1. Từ nội dung phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc chăm sóc “sức khỏe tinh thần” trong đời sống mỗi cá nhân. Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về chi tiết Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài (trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, tr.13, Nxb Giáo dục, 2016). Từ đó làm rõ nét độc đáo trong cái nhìn, tình cảm của tác giả đối với người phụ nữ Tây Bắc. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thi không giải thích gì thêm
  3. Câu 2 : Chi tiết cởi trói của Mị Thân bài:- Giới thiệu chung: + Chi tiết trong tác phẩm tự sự: Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Chi tiết được lựa chọn đưa vào truyện ngắn phải độc đáo, giàu ý nghĩa nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng góp phần làm nên nét độc đáo trong nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. + Vị trí và vai trò: Đây là chi tiết kết thúc đoạn trích, có vai trò quan trọng trong việc khắc họa nhân vật và bộc lộ tư tưởng chủ đề tác phẩm, tài năng tác giả. + Bối cảnh: . Thời gian: Đêm đông. . Không gian: Tối bưng, chỉ có Mị, A Phủ và ngọn lửa. - Diễn biến tâm lí và hành động của Mị. + Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói mấy đêm liền, Mị vẫn dửng dưng vô cảm. Mị thản nhiên thổi lửa hơ tay "nếu A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi". + Tuy nhiên, dòng nước mắt của A Phủ đã khiến Mị nhớ về tình cảnh của mình trong đêm mùa xuân năm trước. + Từ đồng cảnh Mị dấy lên sự đồng cảm, từ thương mình Mị chuyển sang thương người "Trời ơi nó bắt trói người ta đến chết". + Mị nhận thức rõ tội ác của cha con thống lí Pá tra, trào lên lòng căm thù mãnh liệt "chúng nó thật độc ác"; đồng thời lo lắng cho kết cục bi thảm của A Phủ "Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau chết đói, chết rét ". + Mị có những suy nghĩ rất phức tạp: Mị mang nỗi ám ảnh, sợ hãi về chế độ thần quyền "ta là thân đàn bà chỉ còn đợi ngày rũ xương ở đây thôi"; song song với đó là ý thức về sự bất công, phi lí "người kia việc gì phải chết thế". + Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng A Phủ chạy trốn và Mị bị trói thay vào cái cọc. "Nghĩ thế trong tình cảnh này làm sao Mị cũng không thấy sợ". + Ý nghĩ đấy dẫn Mị đến hành động cởi trói cho A Phủ. - Phân tích, đánh giá + Đặc điểm: . Đây là chi tiết bất ngờ: bởi trước đó Mị rất thản nhiên, vô cảm và Mị nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn, Mị phải chịu trói thay. Bất ngờ đến mức chính người trong cuộc cũng không thể hình dung được cho nên sau khi cởi trói cho A Phủ Mị đứng lặng trong bóng tối. . Tuy bất ngờ nhưng hợp lí, lôgic. Hoàn cảnh: Lúc đó chỉ có Mị và A Phủ, thời gian đêm khuya thanh vắng. Chiều sâu tính cách Mị: Mị vốn là cô gái ham sống, yêu đời, tính cách táo bạo, mạnh mẽ; giàu lòng vị tha. + Vai trò, ý nghĩa: Chi tiết làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn Mị: Sức sống tiềm tàng và ý thức phản kháng mãnh liệt; Giàu lòng nhân ái, biết yêu thương, sẻ chia với người khác. Toát lên giá trị tư tưởng chủ đề của tác phẩm, tài năng nghệ thuật của tác giả.
  4. Nét độc đáo trong cái nhìn, tình cảm của tác giả đối với người phụ nữ. + Nét tương đồng: . tác giả đều giành sự quan tâm tới nữ lao động nghèo, lấy họ làm phương tiện nghệ thuật để khái quát hiện thực đời sống; đều cho nhân vật bằng hành động, tấm lòng mình góp vai trò quan trọng trong việc tạo nên bước ngoặt lớn, có ý nghĩa trong cuộc đời của những người có cảnh ngộ đáng thương. . có "con mắt tình thương" nên phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ có thân phận hẩm hiu: giàu lòng nhân ái, biết yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người có cảnh ngộ đáng thương. . nhà văn đều bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc; thể hiện những triết lí nhân sinh đúng đắn. . tài hoa trong việc sáng tạo chi tiết, dùng nó để thể hiện sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời nhân vật khác, khắc sâu số phận và tính cách các nhân vật; thúc đẩy cốt truyện phát triển. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài: . Khám phá người phụ nữ miền núi dưới ách thống trị độc ác, tàn bạo của cường quyền, thần quyền, của những hủ tục lạc hậu: cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục nhưng có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng; thể hiện niềm tin vào sức sống tiềm tàng, khả năng đấu tranh của họ; khẳng định quy luật tất yếu của đời sống nhân sinh: tức nước vỡ bờ. . Từ góc độ nghệ thuật chi tiết này có vai trò mở nút chấm dứt xung đột giữa bọn chúa đất phong kiến miền núi với người dân lao động nghèo. Đây là chi tiết mở, khép lại chặng đời khổ ải, tủi nhục của Mị ở Hồng Ngài và mở ra một chặng đường mới của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. Nó đánh dấu một mốc son ý nghĩa trong đời Mị: giã từ bóng tối ra ánh sáng, từ "thung lũng đau thương ra cánh đồng vui". + Lí giải sự tương đồng và khác biệt: Do hoàn cảnh sáng tác, cách nhìn hiện thực, tư tưởng, phong cách nghệ thuật