Đề thi olympic cấp huyện Điện Biên môn Vật lí – lớp 8 - Ngày thi 22/4/2017 (Đề chính thức)

doc 2 trang mainguyen 5060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic cấp huyện Điện Biên môn Vật lí – lớp 8 - Ngày thi 22/4/2017 (Đề chính thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_olympic_cap_huyen_dien_bien_mon_vat_li_lop_8_ngay_thi.doc
  • docHDCdechinhthuc.doc

Nội dung text: Đề thi olympic cấp huyện Điện Biên môn Vật lí – lớp 8 - Ngày thi 22/4/2017 (Đề chính thức)

  1. UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN KÌ THI OLYMPIC CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn: Vật Lí – Lớp 8 Đề chính thức Ngày thi: 22/4/2017 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) ĐỀ BÀI Câu 1. (4 điểm) Cho hai gương phẳng OC và OD được hợp với nhau một C góc α có hai mặt phản xạ quay vào nhau. Một điểm sáng S nằm trong khoảng giữa hai gương a) Vẽ đường đi của tia sáng từ S đến gương OC phản xạ đến gương OD và lại đi qua S. S b) Giả sử A, B là hai điểm bất kì nằm trên hai gương OC và OD. Chứng minh rằng đường đi của tia sáng xuất phát từ D S phản xạ lần lượt trên hai gương OC và OD rồi đi đến S O luôn nhỏ hơn hoặc bằng chu vi tam giác SAB. Câu 2. (4 điểm) . Một người đi xe máy chuyển động trên quãng đường AB dài 12km gồm ba đoạn liên tiếp cùng chiều dài. Vận tốc của xe trên mỗi đoạn là v1 = 12m/s; v2 = 8m/s; v3 = 6m/s. a) Tính vận tốc trung bình của người đi xe máy trên cả quãng đường. b) Sau khi người đi xe máy chạy hết đoạn đường thứ nhất, có một xe ô tô bắt đầu xuất phát từ A đuổi theo với vận tốc 18m/s. Hỏi sau bao lâu thì ô tô đuổi kịp xe máy và xác định vị trí gặp nhau cách chỗ xuất phát bao nhiêu km? Câu 3. (4 điểm) Hai quả cầu A và B có trọng lượng bằng nhau nhưng được làm từ hai chất khác nhau được treo vào hai đầu của một đòn cứng có khối lượng nhỏ không đáng kể và có độ dài l = 84cm. Lúc đầu đòn cân bằng, sau đó đem nhúng hai quả cầu ngập chìm trong nước. Người ta thấy phải dịch điểm tựa đi 6cm về phía B để đòn trở lại thăng bằng. Tính trọng 4 3 lượng riêng của quả cầu B. Nếu trọng lượng riêng của quả cầu A là d A = 3.10 N/m , của 4 3 nước là dn = 10 N/m . Câu 4. (5 điểm) Một quả cầu bằng đồng có khối lượng 3kg ở nhiệt độ 20oC. a) Tính nhiệt lượng thu vào để qủa cầu tăng nhiệt độ đến 8000C. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. b) Sau đó thả ngập quả cầu bằng đồng này vào một chậu nhôm có khối lượng 200g chứa 2,5 lít nước ở nhiệt độ 25 0C. Khi đó có một lớp nước tiếp xúc trực tiếp với quả cầu bị hóa hơi nên nhiệt độ cuối cùng của chậu nước là 80 0C. Tính lượng nước còn lại khi cân bằng nhiệt? Biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm lần lượt là 4200J/kg.K ; 880J/kg.K và nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106J/kg. ( Coi không có sự tỏa nhiệt ra môi trường) Câu 5. (3 điểm) Cho ba bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3, một nguồn điện, hai khóa K1, K2 và các dây nối. a) Vẽ sơ đồ mạch điện thỏa mãn cả hai điều kiện sau: - Khi khóa K1 đóng, K2 mở thì Đ1 và Đ2 cùng sáng còn Đ3 tắt. - Khi khóa K1 mở, K2 đóng thì đèn Đ1 và Đ2 cùng tắt. b) Khi K1 và K2 cùng đóng nếu nguồn có U = 12V và hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn Đ3 là 3V. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi bóng đèn Đ 1 và Đ2 trong từng trường hợp? Hết