Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm học 2018 - 2019 môn Hóa học - lớp 9 (KS lần 4)

doc 2 trang mainguyen 3570
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm học 2018 - 2019 môn Hóa học - lớp 9 (KS lần 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_van_hoa_cap_tinh_nam.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm học 2018 - 2019 môn Hóa học - lớp 9 (KS lần 4)

  1. PHÒNG GD&ĐT TIÊN DU ĐỀ THI KS CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ TỰ KIỂM TRA SỐ 4 MÔN THI: HÓA HỌC - LỚP 9 Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang) Câu 1. (4,0 điểm) 1.Viết sơ đồ tách riêng từng chất sau ra khỏi hỗn hợp sao cho khối lượng mỗi chất không thay đổi so với ban đầu: K2O, BaO, Al2O3, Fe2O3. 2. Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, vào nước được dung dịch Y và 4,48 lít khí H 2 (đktc). Sục V lít (đktc) khí CO2 vào dung dịch Y thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính giá trị của V. 3. Hiđrocacbon (A) tham gia phản ứng cộng với Cl 2 theo tỉ lệ mol 1:1 thu được dẫn xuất điclo (B). Đốt cháy 8a 2a 73a hoàn toàn a gam (B) thu được gam CO2, gam H2O và gam HCl. Tìm công thức phân tử, viết công 9 11 99 thức cấu tạo và gọi tên A, B. Câu 2. (4,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 1,0 gam hỗn hợp khí X gồm C2H2, C3H6, C2H6. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 1,0 gam kết tủa. Mặt khác 3,36 lít hỗn hợp X (đo ở đktc) có thể làm mất màu tối đa 200 ml dung dịch brom 0,5M. Xác định phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X. 2. Nhỏ V lit dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa H 2SO4 1M và Al2(SO4)3 x M. Đồ thị mô tả sự phụ thuộc của lượng kết tủa vào thể tích dung dịch NaOH được biểu diễn như sau: Tính giá trị của x. 3. Có 6 lọ dung dịch được đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 6. Mỗi dung dịch chứa một chất tan trong số các chất: BaCl2, H2SO4, NaOH, MgCl2, Na2CO3, HCl. Người ta tiến hành các thí nghiệm và thu được kết quả như sau: - Thí nghiệm 1: Dung dịch 2 cho kết tủa khi tác dụng với các dung dịch 3 và 4. - Thí nghiệm 2: Dung dịch 6 cho kết tủa khi tác dụng với các dung dịch 1 và 4. - Thí nghiệm 3: Dung dịch 4 cho khí bay lên khi tác dụng với các dung dịch 3 và 5. Hãy xác định số thứ tự của các lọ dung dịch trên và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Câu 3. (4,0 điểm) 1. Nung 9 gam một hiđroxit của kim loại R trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8 gam một oxit kim loại. Hòa tan hoàn toàn lượng oxit trên bằng Vml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính V, m, biết lượng axit đã lấy dư 10% so với lượng cần thiết để phản ứng với oxit. 2. Hòa tan hết a gam hỗn hợp A gồm Na và một kim loại R có hóa trị II vào nước, phản ứng xong thu được dung dịch B và V lít khí H2. Nếu cho dung dịch B tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 0,25 M tạo thành một dung dịch chỉ chứa hai chất tan. Mặt khác, khi hấp thụ vừa hết 1,008 lít khí CO2 vào dung dịch B thu được 1,485 gam một chất kết tủa và dung dịch nước lọc chỉ chứa chất tan NaHCO3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy xác định tên kim loại R.
  2. 3. Hỗn hợp X gồm Al 2O3, Ba, K ( trong đó oxi chiếm 20% khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào H2O dư, thu được dung dịch Y và 0,022 mol H 2. Cho từ từ đến hết dung dịch gồm 0,018 mol H 2SO4 và 0,038 mol HCl vào Y thu được dung dịch Z ( chỉ chứa muối clorua và muối sunfat trung hòa) và 2,958 gam hỗn hợp kết tủa. Tính m. Câu 4. (4,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,047 mol hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon mạch hở rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0555M được kết tủa và dung dịch M. Lượng dung dịch M nặng hơn dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 3,108 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch M thấy có kết tủa lần 2 xuất hiện. Tổng khối lượng kết tủa hai lần là 20,95 gam. Cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch Br2 0,09M. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các hiđrocacbon biết có 2 chất có cùng số nguyên tử cacbon, phân tử khối các chất trong X đều bé hơn 100 và lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch AgNO3 0,2M trong NH3 được 3,18 gam 1 kết tủa. 2. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO 2 ở đktc vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na 2CO3 thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần 1 vào 120ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít khí CO2 ở đktc. Cho phần 2 tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Xác định tỉ lệ a:b. Câu 5. (4,0 điểm) 1.Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: a. Nếu chất rắn A là một trong các trường hợp sau đây: NaHCO3 (1); NH4Cl và CaO (2); CH3COONa, NaOH và CaO (3); KMnO4 (4) thì khí X sinh ra trong trường hợp nào phù hợp với phương pháp thu khí được mô tả theo sơ đồ trên. Giải thích (có viết phương trình phản ứng hóa học minh họa)? b. Trong sơ đồ lắp ráp dụng cụ trên, vì sao ống nghiệm (1) được lắp nghiêng với miệng ống nghiệm thấp hơn đáy ống nghiệm? 2. A và A1 là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC. B là este tạo bởi A1 và ancol đơn chức, mạch hở D. Biết trong phân tử ancol D, tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 1,875 lần khối lượng oxi. Hỗn hợp X gồm A và B. Tiến hành hai thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (vừa đủ) thu được 14,4 gam muối. Thí nghiệm 2: Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 34,9 gam hỗn hợp muối Y và 11,5 gam ancol D. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được Na2CO3, hơi nước và 16,8 lít khí CO2 (ở đktc). a. Xác định công thức cấu tạo của A; A1; B; D. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. b. Tính giá trị của a. (Thí sinh được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) Họ và tên thí sinh Số báo danh Giám thị 1 (Họ tên, chữ ký) Giám thị 2 (Họ tên, chữ ký)