Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Hóa - Mã đề 802

doc 9 trang hoaithuong97 4864
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Hóa - Mã đề 802", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_cap_huyen_mon_hoa_ma_de.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Hóa - Mã đề 802

  1. UBND HUYỆN PHÙ NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn:Hóa Học ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 04 trang) Lưu ý: Học sinh không làm bài trực tiếp vào đề MÃ ĐỀ THI:302 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm). Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Chất khí sẽ không bị giữ lại khi cho qua dung dịch Ca(OH)2 là A. CO2 B. O2 C. SO2 D. Cả A , B và C Câu 2: Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng với H2SO4 loãng? A. Fe. Na, Cu, Al, Mg B. Al, Fe, K, Mg, Ca C. K, Ca, Fe, Al, Ag D. Au, Zn, Ca, Na, Fe Câu 3: Có ba chất bột màu trắng : Al, Mg, Al 2O3. Chọn thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được từng chất ? A. Al(OH)3 B. KOH C. NaCl D. Mg(OH)2 Câu 4: Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong A. nước biển. B. nước mưa. C. nước sông. D. nước giếng. Câu 5: Cho vào dung dịch HCl một cây đinh sắt, sau một thời gian thu được 11,2 lít khí hiđrô (đktc). Khối lượng sắt đã phản ứng là A. 28 gam B. 12,5 gam C. 8 gam D. 36 gam Câu 6. Cho các chất: NH4Cl, Na2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl3, AlCl3. Số chất tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là A. 5. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 7: Dung dịch FeSO4 có lẫn CuSO4, người ta dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeSO4: A. Al B. Fe C. Cu D. Mg Câu 8: Cho 28g oxit của một kim loại có hóa trị II tác dụng hết với 0,5 lít dung dịch H2SO4 1M. Công thức phân tử của oxit đó là A. CuO. B. MgO. C. FeO. D. CaO.
  2. 2 Câu 9: Kim loại M tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí hiđro. Dẫn khí này đi qua oxit của kim loại N nung nóng, oxit này bị khử cho kim loại N. Hỏi: M và N có thể là cặp kim loại nào sau đây? A. Đồng và bạc B. Chì và kẽm C. Kẽm và đồng D. Đồng và chì Câu 10: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl , Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau: A. T, Z, X, Y B. Z, T, X, Y C. Y, X, T, Z D. Z, T, Y, X Câu 11: Cho 2,24 lít khí SO2 (đktc) tác dụng với 700ml dung dịch Ca(OH) 2 0,2M, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol của chất có trong dung dịch sau phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 0,08M B. 0,06M C. 0,057M D. 0,065M Câu 12: Cho hoàn toàn 500ml dung dịch NaOH 2M vào 400 ml dung dịch HCl 5M, sau đó thử môi trường sau phản ứng bằng giấy quỳ tím, thấy hiện tượng nào sau đây? A. Quỳ tím chuyển vàng. B. Quỳ tím không đổi mầu. C. Quỳ tím chuyển xanh. D. Quỳ tím chuyển đỏ. Câu 13: Cho 1 lá nhôm vào dung dịch NaOH. Có hiện tượng A. lá nhôm tan dần, có khí không màu thoát ra B. lá nhôm tan dần, có kết tủa trắng C. không có hiện tượng D. lá nhôm tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là A. 6,4 g B. 9,6 g C. 12,8 g D. 16 g Câu 15: Cho 1,53 gam hỗn hợp Mg, Cu, Zn vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 448ml khí (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng rồi nung khan trong chân không sẽ thu được một chất rắn có khối lượng là A. 2,95 g B. 3,72 g C. 3,37 g D. 4,86 g Câu 16: Cho m gam bột sắt tác dụng với 7,3 gam dung dịch HCl 25%, thu được 2,54 gam muối sắt (II) clorua và khí H2. Giá trị m và thể tích H2 (đktc) là A. 1,12 gam và 448 lít B. 1,12 gam và 4,48 lít C. 1,12 gam và 448 dm3. D. 1,12 gam và 448 cm3
  3. 3 Câu 17: Một loại quặng chứa 82% Fe 2O3. Thành phần phần trăm của Fe trong quặng theo khối lượng là A. 57,4% B. 57,0 % C. 54,7% D. 56,4 % Câu 18: Hỗn hợp X gồm Fe 3O4, FeO, Fe2O3, CuO. Lấy 46,7 gam X khử hoàn toàn bằng khí H2 thu được 9 gam nước. Mặt khác, cũng lấy 46,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng sẽ thu được khối lượng muối khan là A. 74,2gam B. 82,2 gam C. 64,95 gam D. 96,8 gam Câu 19: Hỗn hợp A gồm SO2 và không khí có tỉ lệ thể tích tượng ứng là 1:5. Nung nóng hỗn hợp A với xúc tác V2O5, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B. Tỉ khối của A so với B là 0,93 ( Biết không khí là hỗn hợp chứa 20% O2 và 80% N2 ). Hiệu suất của phản ứng là A. 80% B. 84 % C. 90% D.95% Câu 20: Cho V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 được 19,7 g kết tủa, lọc bỏ kết tủa lấy nước lọc tác dụng với dung dịch H2SO4 dư được 23,3 g kết tủa nữa. Giá trị V là A. 2,24 lít và 4,48 lít B. 4,48 lít và 6,72 lít C. 2,24 lít và 6,72 lít D. 4,48 lít và 5,6 lít B. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm). Câu 1 (2,5 điểm) 1, Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau, xác định rõ các chất ứng với kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G. (A, B, C, D, E, F, G là các chất vô cơ) Fe(nóng đỏ) + O2 A A + HCl B + C + H2O B + NaOH D + G C + NaOH E + G D + O2 + H2O E t 0 E  F + H2O 2,Có hỗn hợp gồm MgO, CuO, Fe 2O3 . Dụng cụ và hóa chất cần thiết có đủ, bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp sao cho khối lượng không đổi.
  4. 4 Câu 2 (2 điểm) 1, Chỉ dùng thêm một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau đây: (NH4)2SO4; NH4NO3; KNO3; MgCl2; FeCl3; AlCl3. Viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có. 2, Từ các chất CaCO 3 , NaCl, H2O . Viết các phương trình hóa học điều chế NaOH, Na2CO3 và NaHCO3 . Biết các điều kiện và dụng cụ cần thiết có đủ. Câu 3 (2,5 điểm) Nung nóng ở nhiệt độ cao 12g CaCO 3 nguyên chất. Sau phản ứng thu được 7,6g chất rắn A. a. Tính hiệu suất phản ứng phân huỷ và thành phần % các chất trong A . b. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HCl dư, dẫn toàn bộ khí thu được vào 125ml dung dịch NaOH 0,2 M thu được dung dịch B. Tính nồng độ M của các chất trong dung dịch B ( Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Câu 4 (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn a (g) hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 11,2 lít khí (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa bắt đầu không đổi nữa (kết tủa B); lọc B thu được dung dịch nước lọc C; đem nung B trong không khí đến lượng không đổi thu được 16g chất rắn D. a. Viết các PTHH và xác định A, B, C, D b. Tính a. c. Cho từ từ dung dịch HCl 2M vào dung dịch C sau phản ứng thu được 7,8g kết tủa. Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng (Cho nguyên tử khối:Cu=64; H=1; O=16; Cl=35,5; Fe=56; S=32; Ca=40; Al=27; Na=23; Ba=137) HẾT Họ và tên: SBD: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  5. 5 PHÒNG GD & ĐT PHÙ NINH ĐÁP ÁN CHẤM KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2020- 2021 MÃ ĐỀ: 302 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đáp án có 05 trang) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ.Án B B B A A B B D C C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.Án C D A C A D A A B C B.PHẦN TỰ LUẬN (10,0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Ghi chú t0 Câu 1- 1 3Fe + 2O2  Fe3O4 1,5 điểm (A) 0,25 Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 0,25 (A) (B) (C) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl 0,25 (B) (D) (G) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl 0,25 (C) (E) (G) 4Fe(OH)2 + O2 + H2O → 4Fe(OH)3 0,25 (D) (E) t0 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O 0,25 (F)
  6. 6 Câu 1- 2 - Cho luồng H2 dư đi qua hỗn hợp có đun nóng. Sau phản 0,25 ứng khử thu được hỗn hợp chất rắn gồm: MgO, Fe, Cu 1 điểm CuO + H2 - > Cu + H2O Fe2O3 + 3 H2 - >2 Fe +3 H2O - Cho HCl hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn trên. Khi đó Cu không tan, ta tách riêng, đun nóng trong không khí thu được oxit CuO lúc đầu . Dung dịch còn lại gồm MgCl2 , FeCl2 , 0,25 HCl dư MgO +2 HCl - > MgCl2 + H2O Fe +2 HCl - > FeCl2 + H2 2 Cu + O2 - > 2CuO - Nhúng mầu nhôm dư vào dung dịch trên.Ta thu được kết tủa Fe, từ đó điều chế ra Fe2O3 ban đầu. Dung dịch còn lại , cho NaOH dư vào. Thu được kết tủa Mg(OH)2 , đem nhiết phân thu được MgO ban đầu. 0,5 2Al + 3FeCl2 - > 2AlCl3 +3 Fe Fe - > FeCl2 – > Fe(OH)2 - > Fe(OH)3 - > Fe2O3 AlCl3 + 4NaOH dư - > NaAlO2 + 3NaCl +2 H2O MgCl2 +2 NaOH - > Mg(OH)2 +2 NaCl Mg(OH)2 - > MgO + H2O Câu 2- 1 Dùng thêm thuốc thử Ba(OH)2 để nhận biết các dung dịch: 0,25 (NH ) SO ; NH NO ; KNO ; MgCl ; FeCl ; AlCl 1 điểm 4 2 4 4 3 3 2 3 3 - Trích mầu thử. - Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào lần lượt các mẫu thử. + Mẫu nào xuất hiện kết tủa trằng và có khí mùi khai bốc lên 0,125 là : (NH4)2SO4 Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 - > BaSO4 + 2NH3 + 2H2O + Mẫu nào có khí mùi khai bốc lên là : NH4NO3 0,125 Ba(OH)2 + 2 NH4NO3 - > Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O + Mẫu nào xuất hiện kết tủa trằng là MgCl2 0,125 Ba(OH)2 + MgCl2 - > Mg(OH)2 + FeCl3 + Mẫu nào xuất hiện kết tủa nâu đỏ là MgCl2 0,125 3Ba(OH)2 + 2FeCl3 - > 2Fe(OH)3 + 3BaCl2
  7. 7 + Mẫu nào xuát hiện kết tủa trắng rồi tan dần là AlCl3 3Ba(OH)2 + 2AlCl3 - > 2Al(OH)3 +3 BaCl2 0,125 Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 - > Ba(AlO2)2 + 4H2O + Mẫu còn lại là KNO3 không có hiện tượng gì. 0,125 to Câu 2 – 2 2NaCl + 2H2O  2NaOH + Cl2 + H2 (đpdd) 0,25 1 điểm CaCO3 CaO + CO2 0,25 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O 0,25 NaOH + CO2 NaHCO3 0,25 Câu 3 a, (2,5đ) + Sau phản ứng thu được 7,6 g chất rắn A . Vậy khối lượng giảm đi là khối lượng của CO2 giải phóng ra. 0,25 MCO2 = 4,4g nCO2 = 0,1 mol to + PTHH CaCO3  CaO + CO2 0,25 + Lượng thực tế CaCO3 tham gia phản ứng là: 0,1 x100 = 10g 10.100 0,25 + Hiệu suất của phản ứng phân huỷ là: = 83,33% 12 5,6.100 + Thành phần % các chất trong A là:% CaO= = 73,68% 7,6 0,25 + % CaCO3= 100% -73,68% = 26,32% b, 20.5 2 + nNaOH = = 0,025 mol; n CaCO3= = 0,02 mol 40.100 100 + PTHH hoà tan A trong dung dịch HCl CaO + 2HCl CaCl2 + H2O 0,25 CaCO3+2HCl CaCl2 + H2O+ CO2  = + Theo phương trình nCO2 = nCaCO3 0,02 mol nNaOH Ta có 1 tạo ra 2 muối nCO2 PTHH 2NaOH + CO2 Na2CO3 +H2O 0,25 NaOH + CO2 NaHCO3 Gọi x,y là số mol của CO2 ở 2 phương trình ,ta có hệ phương trình 0,25
  8. 8 x+y= 0,02 2x+y= 0,025 0,25 Giải hệ phương trình ta được : x = 0,005; y= 0,015 0,015 0,25 + CM NaHCO3= = 0,12 (M) 0,125 0,005 0,25 +CM Na2CO3= = 0,04(M) 0,125 Câu 4 Có nH2 = 0,5 mol. 3 điểm Theo đề , khi cho dd HCl vào dung dịch C thu được kết tủa, 0,25 vậy trong kết tủa B chỉ có Fe(OH)2. Gọi x, y là mol của Al, Fe ban đầu (x,y > 0) PTHH: 2Al +3 H2SO4 - > Al2 (SO4)3 + 3 H2 x 0,5x 1,5x Fe + H2SO4 - > FeSO4 + H2 y y y 2NaOH + FeSO4 - > Fe(OH)2 + Na2SO4 y y 1 4 Fe(OH)2 + O2 - >2 Fe2O3 + 4 H2O y 0,5 y 6NaOH + Al2(SO4)3 - > 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 0,5x x NaOH + Al(OH)3 - > NaAlO2 + 2H2O x x a, dung dich A là: Al2 (SO4)3 , FeSO4 Kết tủa B : Fe(OH)2 Dung dịch C : NaAlO2 0,25 Chất rắn D : Fe2O3 nFe2O3 = 0,1 mol b, Ta có hệ phương trình: 1,5x + y = 0,5 0,5 y = 0,1 = > x= 0,2 ; y = 0,2 = > a = 0,2x27 + 0,2x56 = 16,6 gam 0,5
  9. 9 c, Cho HCl vào dung dịch C . có nNaAlO2 = x = 0,2 mol. nAl(OH)3 = 0,1 mol. Thấy nNaAlO2 Al(OH)3 + NaCl 0,1 0,1 mol = > Vdd HCl = 0,1 : 2 = 0,05 lit 0,5 TH2: Kết tủa bị hòa tan một phần NaAlO2 + HCl + H2O - > Al(OH)3 + NaCl 0,2 0,2 0,2 mol 3 HCl + Al(OH)3 - > AlCl3 + 3H2O 0,3 0,1 mol = > nHCl = 0,5 mol 0,5 = > VddHCl = 0,5 : 2 = 0,25 lit Chú ý: -Học sinh giải theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. -Đối với PTHH nếu cân bằng sai,thiếu điều kiện thì trừ ½ số điểm. Sai một CTHH thì PTHH không được tính điểm. -Trong khi tính toán nếu nhầm lẫn một câu hỏi nào đó dẫn đến kết quả sai nhưng PP giải vẫn đúng thì trừ đi nửa số điểm giành cho phần hoặc câu đó. Nếu tiếp tục dùng kết quả sai để giải các vấn đề tiếp theo thì không tính điểm cho các phần sau.