Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 tỉnh Kon Tum năm học 2017-2018

pdf 1 trang mainguyen 11960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 tỉnh Kon Tum năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_tinh_kon_tum_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 tỉnh Kon Tum năm học 2017-2018

  1. Thầy Nguyễn Đình Hành (Gia Lai) 1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC LỚP 9 TỈNH KON TUM Năm học 2017-2018 Thời gian: 150 phút Câu 1 (4,0 điểm) 1. Hãy sử dụng các chất có sẵn: Cu, Fe, CuO, dung dịch KOH, quỳ tím, C12H22O11 (đường), dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm thí nghiệm chứng minh rằng: a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học nào của axit. b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng nào. Viết phương trình hóa học cho mỗi thí nghiệm. 2. Từ quặng pirit, O2, H2O, các chất xúc tác thích hợp. Hãy viết phương trình hóa học điều chế muối Fe2(SO4)3. Câu 2 (4,0 điểm) 1. Có 4 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: kaliclorua, amoni nitrat, supephotphat [Ca(H2PO4)2], photphat tự nhiên [Ca3(PO4)2]. Chỉ dùng thuốc thử là nước và một thuốc thử khác, hãy nhận biết 4 mẫu phân bón trên. 2. Cho hỗn hợp khí X chứa C2H2 và CO2. Để thu được C2H4 tinh khiết người ta dẫn hỗn hợp khí X đi qua lượng dư dung dịch Y. Dung dịch Y chứa chất nào sau đây: NaOH, Br2, Na2CO3. Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 3 (4,0 điểm) 1. Hình bên là sơ đồ thí nghiệm CO phản ứng với oxit kim loại. a) Y có thể là oxit kim loại nào sau đây: CuO, Al2O3, Na2O, Fe3O4, PbO. Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Hiện tượng gì xảy ra khi dẫn khí Z vào trong cốc chứa dung dịch Ca(OH)2 dư. Viết phương trình hóa học xảy ra. 2. Hidrocacbon X có công thức phân tử là C4H10 a) Viết các công thức cấu tạo của X. b) Biết X có phản ứng thế với khí clo (giống metan) khi có ánh sáng. Hãy viết phương trình hóa học xảy ra khi cho X tác dụng với khí clo theo tỷ lệ mol 1:1. c) Viết các công thức cấu tạo có thể có của C4H9Cl. Câu 4 (4,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hợp chất hữu cơ A cần 6,72 lít khí oxi (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành (chỉ gồm CO2 và H2O) vào một lượng nước vôi trong, sau khi kết thúc phản ứng thu được 10 gam kết tủa và 200ml dung dịch muối có nồng độ 0,5M; khối lượng dung dịch muối này nặng hơn khối lượng nước vôi đem dùng là 8,6 gam. Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A (Biết: 40 < MA < 74). 2. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí (đktc) một hidrocacbon A. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm sinh ra vào nước vôi trong, sau khi kết thúc phản ứng thu được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đem đun nóng phần nước lọc thu được 10 gam kết tủa nữa. a) Xác định các công thức phân tử và công thức cấu tạo có thể có của hidrocacbon A. b) Xác định công thức cấu tạo đúng của A và gọi tên. Biết 7,8 gam A tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch Br2 2M. Câu 5 (4,0 điểm) 1. Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 3,31 gam X cho vào đung dịch HCl dư, thu được 0,784 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu lấy 0,12 mol X tác dụng với khí clo dư, nung nóng thu được 17,27 gam chất rắn Y. Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong X (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). 2. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hoàn toàn với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 13,44 lít SO2 (đktc). Tính phần trăm theo thể tích các khí trong X.