Đề tham khảo kỳ thi học sinh giỏi thực hành thí nghiệm cấp thị xã môn Hóa học - Trường THCS Bình An

doc 6 trang mainguyen 10241
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kỳ thi học sinh giỏi thực hành thí nghiệm cấp thị xã môn Hóa học - Trường THCS Bình An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tham_khao_ky_thi_hoc_sinh_gioi_thuc_hanh_thi_nghiem_cap_t.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kỳ thi học sinh giỏi thực hành thí nghiệm cấp thị xã môn Hóa học - Trường THCS Bình An

  1. Phòng GD-ĐT Thị xã Dĩ An Trường THCS Bình An ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CẤP THỊ XÃ MÔN HÓA HỌC A. Lý thuyết (20 điểm) I. Trắc nghiệm (10 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái ứng với câu trả lời đúng. Câu 1. Natri, kali, canxi được sản xuất trong công nghiệp bằng cách: A. Nhiệt luyện. B. thuỷ luện. C. Nhiệt phân muối. D. Điện phân nóng chảy muối halogen. Câu 2. Cho khí CO (dư) đi qua ống nghiệm nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được dung dịch Y. Cho Y vào dung dịch NaOH ( dư) , khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần không tan Z gồm: A. Al, Fe, Cu. B. Fe, Cu, MgO C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Al2O3, Fe, MgO. Câu 3.Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là : A. Al, Fe, Cu. B. Al, Fe, Ag. C. Al, Cu, Ag . D. Fe, Cu, Ag. Câu 4(1đ) Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3, hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88% khối lượng hiđro. Nguyên tố R là : A. Nitơ. B. Cacbon. C. Photpho. D. Lưu huỳnh. Câu 5(1đ) Cho 26 g Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lit hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc). Số mol HNO3 có trong dung dịch là: A. 0,4 mol B. 0,8 mol C. 1,2 mol D. 0,6 mol Câu 6(1đ) Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí hidro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
  2. ( Cho S = 32, O = 16, Fe = 56, Mg = 24, Zn = 65, H =1) A. 9,52 B. 7,25 C. 8,98 D. 10,27 Câu 7(1đ). Hãy tính thể tích CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy, nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3. A. 448 lít. B. 4,48 lít. C. 224 lít. D. 2,24 lít. Câu 8(1đ) Chất X có CTPT C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Y có CTPT C4H7O2Na . X là loại chất nào sau đây? A. Rượu B. Axit C. Este D. Không xác định được Câu 9(1đ) Cho sơ đồ phản ứng: NaCl X NaHCO3 Y NaNO3. X, Y có thể là: A. NaOH, Na2CO3. B. Na2CO3, NaClO. C. NaOH, NaClO. D. Na2CO3, NaClO3. Câu 10 (1 điểm) Hòa tan 4 g một kim loại M vào 96,2 g nước thu được dung dịch bazơ có nồng độ 7,4% và V lít khí (đktc). Xác định kim loại M? A. Ca. B. Cu. C. Fe. D. Zn II. Tự luận (10 điểm) Câu 1 (3 đ) Cho 11,2 lít hỗn hợp metan và axetilen (đo ở đktc) đi qua dung dịch brom dư thấy có 8 gam Brom tham gia phản ứng : a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng C2H2Br4 thu được sau phản ứng. c. Tính phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu. ( Cho : H = 1 ; C = 12 ; Br = 80 ) Câu 2 (3 điểm) Có 5 chất rắn : BaCl2, Na2SO4, CaCO3, Na2CO3, CaSO4.2H2O đựng trong 5 lọ riêng biệt. Hãy tự chọn 2 chất dùng làm thuốc thử nhận biết các chất rắn đựng trong mỗi lọ. Câu 3 (4đ): Phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 2,5M để trung hòa hết 160ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,5g/ml). B. PHẦN THỰC HÀNH: (80 điểm)
  3. Câu 1: Dùng cacbon để khử bột đồng (II) oxit. Câu 2: a) Điều chế khí axetilen. b) Thử tính chất của axetilen: Tác dụng với oxi và tác dung với dung dịch brôm. HẾT ĐÁP ÁN
  4. I. Trắc nghiệm 1- D . 2- B . 3-D. 4- D. 5-C 6- C 7- A . 8- C. 9- A. 10- A . Mỗi câu trả lời đúng đạt 1 điểm. II. Tự luận Câu 1 Giải: Chỉ có axetilen phản ứng a) C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 (0,5 đ) 1mol 2mol 1mol 0,025mol 0,05mol 0,025mol (0,5 đ) nBr2 = 8/160=0,05 mol (0,5 đ) b) Khối lượng C2H2Br4 thu được là : mC2H2Br4 = 0,025 x 346 = 8,65 (g) (0,5 đ) c) Thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu là : 0,025x22,4 %VC2H2 = x100% 5% (0,5 đ) 11,2 %VCH4 = 100 – 5 = 95% (0,5 đ) Câu 2 (3 điểm) - Hoà tan các chất trong nước dư, phân làm hai nhóm: ( 0,5đ) * Nhóm 1 gồm các chất không tan CaCO 3, CaSO4.2H2O. Dùng dd HCl nhận được từng chất ở nhóm 1. ( 0,5 đ) CaCO3 +2HCl CaCl2 + CO2 + H2O (0,25đ) * Nhóm 2 gồm các chất tan là BaCl2 , Na2SO4, Na2CO3. + Dùng dd HCl nhận Na2CO3, hiện tượng khí thoát ra.(0,5đ) Na2CO3 +2HCl 2NaCl + CO2 + H2O (0,25đ) + Dùng Na2CO3 nhận biết BaCl2 (xuất hiện kết tủa). Còn lại là Na2SO4. (0,5đ)
  5. Na2CO3 + BaCl2 2NaCl + BaCO3 (0,5đ) Câu 3 (4 điểm) mdd NaOH 25% = 160 . 1,5 = 240g 240.25 mNaOH = = 60(g) 100 60 nNaOH = = 1,5(mol) 40 H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O 0,75mol 1,5mol 0,75 Vdd H2SO4 = = 0,3 (l) 2,5 PHẦN THỰC HÀNH 1) - Đầy đủ dụng cụ, hóa chất (5 điểm) - Thiếu 1 hóa chất hoặc dụng cụ (-2,5 điểm) 2)- Dùng đúng thao tác (20điểm) - Mỗi thao tác (5 điểm) Vd: Trước khi đun ống nghiệm ta phải hơ đều ống nghiệm 3) Kết quả thí nghiệm (20điểm) * Thí nghiệm 1: - Hổn hợp đem nung: có màu đen đỏ (5 điểm) - Phải có khí thoát ra làm đục nước vôi trong (5 điểm) * Thí nghiệm 2: - Điều chế axetilen (5 điểm) - Đốt cháy axetilen ( 5 điểm) - Khí thoát ra làm mất màu dung dịch Brom ( 5 điểm) 4) Sau khi làm xong thí nhiệm (phải vệ sinh chỗ làm sạch sẽ) (2,5 điểm) An toàn khi làm thí nghiệm (2,5 điểm) 5) Bảng tường trình (20điểm)
  6. - Nêu được thao tác trong từng thí nghiệm ( 10 điểm) - Nêu được hiện tượng quan sát được, giải thích và viết PTHH (nếu có) ( 10 điểm)