Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Quế Sơn năm học 2017-2018 môn Hóa học - Lớp 9 - Vòng 1

pdf 2 trang mainguyen 5610
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Quế Sơn năm học 2017-2018 môn Hóa học - Lớp 9 - Vòng 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_que_son_nam_hoc_2017_2018_mon.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Quế Sơn năm học 2017-2018 môn Hóa học - Lớp 9 - Vòng 1

  1. UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2017-2018 Môn: Hóa học - lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) VÒNG I (Đề thi gồm có 02 trang) Câu 1. (4,0 điểm) 1/ (2,5đ) Chọn các chất A, B, C, D thích hợp để hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng với 1 phương trình hóa học): A +D (1) +D (4) (5) (6) (7) (8) B CuSO4 CuCl2 Cu(NO3)2 A B C (2) +D C (3) 2/ (1,5đ) Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử bằng 49 và số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn. Câu 2. (4,0 điểm) 1/ (2,0đ) Lựa chọn một hoá chất thích hợp để nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn sau đây: NH4Cl; (NH4)2SO4; NaNO3; MgCl2; FeCl2; FeCl3; Al(NO3)3. 2/ (2,0đ) Chỉ được dùng một hóa chất duy nhất, hãy trình bày phương pháp hóa học để tách lấy riêng Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Cu và Fe (với khối lượng Ag không thay đổi so với ban đầu). Câu 3. (4,0 điểm) 1/ (1,5đ) Hòa tan hoàn toàn 6,9 gam một kim loại M vào nước thì thu được 100 ml dung dịch X và 3,36 lít khí (ở đktc). Cho 8,7 gam mangan đioxit phản ứng với dung dịch HCl đặc, dư thì thu được khí Y. Sục khí Y vào dung dịch X thì được dung dịch Z. a/ Xác định kim loại M. b/ Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch Z. 2/ (2,5đ) Hỗn hợp A gồm hai kim loại Na và Al. Hòa tan A vào nước (dư). n a/ Xác định tỉ lệ số mol Na để hỗn hợp A tan hết. nAl b/ Nếu khối lượng A là 16,9 gam cho tan hết trong lượng nước dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (ở đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong A. c/ Cho 16,9 gam hỗn hợp A như trên vào 2 lít dung dịch HCl 0,75M, phản ứng xong thu được dung dịch B. Cho 2 lít dung dịch KOH vào B cho đến khi các phản ứng kết thúc thì thu được 7,8 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol của dung dịch KOH đã dùng. 1
  2. Câu 4. (4,0 điểm) 1/ (2,0đ) Nung a gam CaCO3 để thu lấy khí CO2, sục khí CO2 thu được vào b gam dung dịch KOH 56% thu được dung dịch A. Biết rằng dung dịch A tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch BaCl2. a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra và cho biết các chất trong dung dịch A. b/ Lập biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa a và b. 2/ (2,0đ) Cho 12 gam hỗn hợp B gồm Fe và kim loại M (hoá trị II không đổi) vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác khi cho 12 gam hỗn hợp B ở trên tác dụng hết với khí Cl2 ở nhiệt độ cao thì thấy lượng Cl2 phản ứng tối đa là 5,6 lít (ở đktc). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định kim loại M. Câu 5. (4,0 điểm) 1/ (1,5đ) Một hidrocacbon no (ở thể khí) có thể tích 224 ml (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn lượng hidrocacbon này, sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn trong 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M tạo ra 1gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon trên. 2/ (2,5đ) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hợp chất hữu cơ A cần 6,72 lít oxi (ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành (chỉ gồm CO2, H2O) vào một lượng nước vôi trong, sau khi kết thúc phản ứng thu được 10 gam kết tủa và 200 ml dung dịch muối có nồng độ 0,5M; khối lượng dung dịch muối này nặng hơn khối lượng nước vôi đem dùng là 8,6 gam. Hãy xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ A. Biết rằng: 40 < MA< 74. HẾT Cho biết: C = 12; H = 1; O = 16; Fe = 56; Mg = 24; Cl = 35,5; Mn = 55; Ba = 137; Cu = 64; K = 39; Na = 23; Al = 27; Zn = 65; Ca = 40. Ghi chú: Thí sinh được phép dùng máy tính cầm tay theo quy định và không được phép sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học./. 2