Đề thi chọn HSG lớp 9 cấp huyện - Môn: Sinh Học

doc 4 trang hoaithuong97 7261
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG lớp 9 cấp huyện - Môn: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_lop_9_cap_huyen_mon_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn HSG lớp 9 cấp huyện - Môn: Sinh Học

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Sinh học ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (1,5 điểm ) a) Nêu ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Menđen theo quan điểm di truyền học hiện đại? b) Xét 6 tế bào cùng loài đều thực hiện nguyên phân số lần bằng nhau đã hình thành 192 tế bào con. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi tế bào? - Nếu quá trình nguyên phân cần được môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2232 NST đơn thì bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu? Câu 2 (1,5 điểm ) a) Tại sao giống cây ăn quả tam bội thường không có hạt? Đặc điểm hình thái của quả tam bội so với quả lưỡng bội. b) Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu: AaBbCcXY (mỗi chữ cái ứng với một nhiễm sắc thể đơn). Nếu nguyên phân bị rối loạn ở cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra trong những trường hợp có thể xảy ra? Câu 3 (1,5 điểm ) Ở một loài thực vật, xét 3 tế bào sinh dưỡng của 3 thể đột biến khác nhau là thể không, thể bốn và thể bốn kép. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các tế bào này là 124. a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài? b) Cơ chế phát sinh các thể đột biến trên? Câu 4 (1,5 điểm ) a) Nêu ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân? b) Các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với các tế bào con được tạo ra qua giảm phân như thế nào? Câu 5 (2,0 điểm ) a) Có hai dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, do gen trên nhiễm sắc thể thường quy định. Dòng 1 có kiểu hình thân xám, mắt trắng, dòng 2 có thân đen, mắt đỏ. Hãy bố trí thí nghiệm để xác định các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên phân li độc lập hay di truyền liên kết với nhau. Biết rằng thân xám, mắt đỏ là hai tính trạng trội hoàn toàn so với thân đen, mắt trắng. b) Nêu cách lắp ráp mô hình ADN ? Câu 6 (2,0 điểm ) a) Cho phép lai Pt/c: AABBDDee x aabbddee, tạo ra F1 , cho F1 lai với F1 tạo ra F2. Không lập bảng, hãy xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu hình: A-B-ddee, aaB-ddee và tỉ lệ mỗi loại kiểu gen: AabbDDee, AaBbddee ở F2. Biết các cặp gen phân li độc lập và mỗi gen quy định một tính trạng. b) Ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho giao phối giữa hai chuột P với nhau thu được F 1 ở nhiều lứa đẻ là 45 chuột lông xù và 16 chuột lông thẳng. 1. Giải thích kết quả và lập sơ đồ của phép lai nói trên. 2. Nếu tiếp tục cho chuột F 1 có lông xù giao phối với nhau thì kết quả thu được ở F 2 sẽ như thế nào? Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: SBD:
  2. PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG ĐÁP ÁN CHẤM MÔN: SINH HỌC Đáp án gồm 03 trang Câu Nội dung 1 a)* Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập của Menđen : - Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp là do sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hoá * Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Menđen theo quan điểm di truyền học hiện đại : - Quá trình giảm phân diễn ra bình thường và các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau . b) Xác định số đợt nguyên phân của mỗi tế bào: - Gọi k là số đợt nguyên phân của mỗi tế bào (k nguyên, dương). - Theo đề ra ta có: 6 . 2k = 192 => 2k = 192 : 6 = 32 = 25 => k = 5 Vậy mỗi tế bào đã nguyên phân liên tiếp 5 đợt * Xác định bộ NST lưỡng bội của loài: - Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài (n nguyên, dương). - Theo đề ra ta có: 6 . (2k- 1) . 2n = 2232 => 6 . (25- 1) . 2n = 2232 => 2n = 2232 / 6 . (25 - 1) => 2n = 12 Vậy bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 12 2 a)* Những giống quả tam bội thường không có hạt vì - Bộ NST của chúng là 3n (lẻ) vì vậy việc giảm phân (phân chia VCDT) là rất khó thường gặp rối loạn nên không có khả năng tạo giao tử => không có hạt. * Đặc điểm của giống cây tam bội: - Kích thước tế bào, cơ quan sinh dưỡng lớn. - Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh. - Chống chịu tốt với điều kiện môi trường. - Chất lượng sản phẩm tốt, quả không hạt. b) Gồm các trường hợp: - AaBbCcXXYY, AaBbCc - AaBbCcXX, AaBbCcYY - AaBbCcXXY, AaBbCcY - AaBbCcXYY, AaBbCcX 3 a/ - Gọi bộ MST lưỡng bội của loài là x, theo bài ra ta có: (x - 2) + (x + 2) + (x + 2 + 2 ) = 124 => 3x = 120 => x = 40. => 2n = 40 (NST). b/ - Thể 2n - 2: Trong quá trình giảm phân đã xảy ra sự không phân li ở cùng một cặp của cả bố và mẹ => tạo ra giao tử (n - 1) và (n + 1) . Trong quá trình thụ tinh 2 giao tử (n - 1) kết hợp với nhau => hợp tử (2n - 2). - Thể 2n + 2 : Cũng như trên, nhưng hai giao tử (n + 1) kết hợp với nhau trong thụ tinh => hợp tử (2n + 2). Thể 2n + 2 + 2: Trong quá trình giảm phân đã xảy ra sự không phân li ở 2 cặp NST giống nhau ở bố và mẹ => tạo ra giao tử (n - 1 - 1); (n + 1+1); (n+1-1); (n- 1+1) . Trong quá trình thụ tinh 2 giao tử (n +1+1) kết hợp với nhau => hợp tử
  3. (2n +2+2). 4 a) Ba sự kiện cơ bản về hoạt động của NST trong giảm phân mà không có trong nguyên phân: - Kì trước I của giảm phân xảy ra sự tiếp hợp của các NST trong từng cặp tương đồng, sau đó chúng tách nhau ra. - Kì giữa I của giảm phân các NST phân bố trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc thành 2 hàng. - Kì sau I xảy ra sự phân li của các NST kép trong từng cặp tương đồng về 2 cực của tế bào. Các NST phân li độc lập, tổ hợp tự do. b) Sự khác nhau: Các tế bào con được tạo ra qua Các tế bào con được tạo ra qua giảm nguyên phân phân - Mang bộ NST lưỡng bội 2n - Mang bộ NST đơn bội n - Bộ NST trong các tế bào con giống - Bộ NST trong các giao tử khác hệt nhau và giống hệt tế bào mẹ nhau về nguồn gốc và chất lượng. 5 a) Phương pháp xác định: - Cho dòng 1 x dòng 2 -> F1 đồng tính thân xám, mắt đỏ mang 2 cặp gen dị hợp tử (Aa, Bb). Quy ước: Gen A: thân xám, alen a: thân đen; gen B: mắt đỏ, alen b: mắt trắng. - Tiếp tục cho ruồi đực F1 lai phân tích + Nếu Fa gồm 4 loại kiểu hình phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì các căp gen Aa, Bb nằm trên các cặp NST khác nhau (PLĐL). + Nếu Fa gồm 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 thì các cặp gen Aa, Bb nằm trên cùng một cặp NST tương đồng và di truyền cùng nhau. b) Cách lắp ráp mô hình ADN: Nên tiến hành lắp 1 mạch hoàn chỉnh trước + Lắp mạch 1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí đảm bảo khoảng cách với trục giữa. + Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với đoạn 1 + Kiểm tra tổng thể 2 mạch : Chiều xoắn 2 mạch, số cặp của mỗi chu kì xoắn, sự liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
  4. 6 a) Pt/c: AABBDDee x aabbddee F1: AaBbDdee F1xF1: AaBbDdee x AaBbDdee Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình F2: A-B-ddee= 3/4 x 3/4 x 1/4 x 1 = 9/64. aaB-ddee= 1/4 x 3/4 x 1/4 x 1= 3/64 Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen F2: AabbDDee= 2/4 x 1/4 x1/4 x1 = 2/64. AaBbddee= 2/4x2/4x1/4x1=4/64. (Nếu HS chỉ ghi kết quả mà không ghi dưới dạng tích các tỉ lệ thì chỉ cho một nửa số điểm) b) 1. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai. chuôt lông xù 45 Xét kết quả ở F1 có: , xấp xỉ 3 lông xù : 1 lông thẳng. chuôt lông thang 16 F1 có tỉ lệ của định luật phân tính. Suy ra lông xù là tính trạng trội hoàn toàn so với lông thẳng. Qui ước: A: lông xù, a lông thẳng F1 có tỉ lệ 3:1 P đều mang kiểu gen dị hợp Aa (lông xù). Sơ đồ lai: P: Aa (lông xù)x Aa (lông thẳng) GP: A, a A, a F1: 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình: 3 lông xù : 1 lông thẳng. 2. Chuột F1 có lông xù giao phối với nhau: Chuột lông xù F1 thu được ở phép lai trên có kiểu gen AA hoặc Aa. Nếu cho chúng giao phối với nhau, có 3 phép lai F 1 xảy ra là: F1: AA x AA, F1: Aa x Aa, F1: AA x Aa. Sơ đồ lai 1: Nếu F1: AA (lông xù) x AA (lông xù) GF1: A A F2: AA Kiểu hình: 100% lông xù Sơ đồ lai 2: Nếu F1: Aa (lông xù) x Aa (lông xù) GF1: A, a A, a F2: 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình: 3 lông xù : 1 lông thẳng Sơ đồ lai 3: Nếu F1: AA (lông xù) x Aa (lông xù) GF1: A A, a F2: 1AA : 1Aa Kiểu hình: 100% lông xù