Đề thi chọn HSG cấp trường năm học 2016 – 2017 môn Hóa học 8 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

pdf 4 trang mainguyen 4530
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG cấp trường năm học 2016 – 2017 môn Hóa học 8 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hsg_cap_truong_nam_hoc_2016_2017_mon_hoa_hoc_8_t.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn HSG cấp trường năm học 2016 – 2017 môn Hóa học 8 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN MỸ KỲ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Năm học: 2016 – 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC 8 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) a. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho các chất C4H10, CO, Fe, S, N2 tác dụng với khí oxi. b. Nhận biết các chất bột sau bằng phương pháp hóa học: KNO3, Ag, FeO, K, P2O5, Na2O, Fe, BaO. Câu 2: (2 điểm) Trên 2 đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng. - Cho 15,9 gam Na2CO3 vào cốc đựng dung dịch HCl. - Cho 10,4625 g một kim loại M (có hóa trị III) vào cốc đựng dung dịch H2SO4. Sau khi các phản ứng xong (Na2CO3, kim loại M tan hết) thì cân ở vị trí thăng bằng. Xác định kim loại M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 3: (3 điểm) Dẫn luồng H2 đi qua hỗn hợp chất rắn A nung nóng chứa: MgO, Na2O, CuO, Fe3O4, BaO. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn B. Hòa chất rắn B vào nước được dung dịch X và chất rắn D không tan. Lấy chất rắn D cho vào dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch M và chất rắn R. Cho từ từ dung dịch H2SO4 loãng dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. a. Xác định những chất có trong B, X, D, M, R, Y. Viết các phương trình hóa học minh họa cho thí nghiệm trên. b. Nếu nhúng quỳ tím vào dung dịch X thì quỳ tím thay đổi màu như thế nào? Câu 4: (2 điểm) Cho 1,62 gam nhôm tác dụng với axit HCl dư. Toàn bộ lượng khí H2 thu được cho đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO nung nóng thu được 13,76 gam hỗn hợp chất rắn B. a. Tính m. b. Cho m gam A tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 2M.Tính khối lượng mỗi muối thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng? Biết các thể tích khí đo ở đktc.
  2. Câu 5: (3 điểm) Cho những chất sau: P2O5, Ag, H2O, Cu, Zn, Na2O, S, Fe2O3, CaCO3, HCl và những dụng cụ, chất xúc tác thí nghiệm cần thiết. Hãy chọn dùng trong số những chất trên để điều chế những chất dưới đây bằng cách viết các phương trình phản ứng hóa học và ghi điều kiện của phản ứng (nếu có): NaCl, Ca(HCO3)2, O2, H2SO3, H2, FeSO4, Fe(OH)3, CuO. Câu 6: (3 điểm) Cho hỗn hợp A gồm Al, Cu. Tiến hành 2 thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Hoà tan m gam hỗn hợp A trong axit HCl dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). - Thí nghiệm 2: Đem đốt m gam hỗn hợp A trong không khí thì thấy cần dùng 28 lít không khí (đktc). Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hãy tính m và phần trăm khối lượng mỗi chất trong A. Câu 7: (3 điểm) Cho hỗn hợp khí X gồm CO2 và CO (ở đktc) có tỉ khối đối với khí hiđro là 16. a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X. b. Dẫn 8,96 lít hỗn hợp X qua ống sứ có chứa 24 gam hỗn hợp Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thấy có V lít khí A thoát ra khỏi ống sứ. Tính V biết các thể tích khí đo ở đktc. (Biết Na = 23; C = 12; O = 16; Al = 27; H = 1) Học sinh không được dùng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  3. PHÒNG GD&ĐT YÊN MỸ KỲ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Năm học: 2016 – 2017 MÔN: HÓA HỌC 8 HƯỚNG DẪN CHẤM THI Chú ý: - Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tương đương với các phần đã nêu nhưng không vượt quá số điểm tối đa của bài thi. - Trong phương trình hóa học nếu sai công thức không cho điểm, nếu không cân bằng hoặc không ghi điều kiện thì trừ một nửa số điểm của phương trình đó. Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1a - Viết đúng, đủ 5 phương trình hóa học. 1 - Cân bằng đúng và ghi rõ điều kiện của từng phương trình hóa học. 1 1b * Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử. * Cho nước vào các mẫu thử: Ag, FeO, Fe không tan; KNO3, K, P2O5, 0,5 Na2O, BaO. * Trong các mẫu tan: - K thoát khí, tạo KOH; - Cho quỳ tím vào các dung dịch còn lại: đỏ là H3PO4 ⟹ P2O5; không đổi màu là KNO3; xanh là NaOH, Ba(OH)2; - Cho H2SO4 vào 2 dung dịch NaOH và Ba(OH)2: có kết tủa trắng của BaSO4 ⟹ Ba(OH)2, không hiện tượng là NaOH. 0,75 * Cho dung dịch H2SO4 vào các mẫu không tan: Ag không tan, Fe tan có thoát khí, FeO tan không thoát khí. 0,75 2 - Gọi số mol kim loại M là x (mol) (x > 0). 0,25 - Viết đúng phương trình hóa học. 0,5 0,5 - Tìm được mCO2 = 6,6 g; mH2 = 3x g; - BTKL tìm được x = 0,3875 (mol) ⟹ MM = 27 (Al); 0,5 ⟹ M là nhôm. 0,25 3a - Chất rắn B: MgO, Na2O, Cu, Fe, BaO; 0,5 - Dung dịch X: NaOH, Ba(OH)2; chất rắn D: MgO, Cu, Fe; 0,5 - Dung dịch M: MgCl2, FeCl2; chất rắn R: Cu; 0,5 - Chất rắn Y: BaSO4. 0,5 3b - Dung dịch X gồm NaOH, Ba(OH)2 đều là các bazơ. 0,5 ⟹ Dung dịch X làm quỳ tím hóa xanh. 0,5 4a 0,25 - Tính được nH2 = 0,09 mol; 0,5 - BTNT có nH2O = 0,09 mol; - BTKL tìm được m = 15,2 g. 0,25 4b 0,25 - Gọi nFe3O4 = x, nFe2O3 = y, nFeO = z (mol) (x, y, z > 0); nHCl = 0,5 mol; - Phương trình hóa học: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (1) x 8x x 2x Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O (2) y 6y 2y FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O (3) z 2z z
  4. 160(x + y) + 72(x + z) = 15,2 ⟹ Hệ phương trình { 6(x + y) + 2(x + z) = 0,5 ⟹ x + y = 0,05; x + z = 0,1; 0,25 0,5 ⟹ mFeCl2 = 12,7 g; mFeCl3 = 16, 25 g. 5 - Viết đúng các phương trình hóa học. 1 - Viết đủ các phương trình hóa học điều chế các chất. 2 6 - Tìm được nAl = 0,2 mol; 0,5 0,5 - Tìm được nO2 phản ứng với Al = 0,15 mol; - Tìm được nO phản ứng với Cu = 0,1 mol; 0,5 2 0,5 - Tìm được nCu = 0,2 mol; ⟹ m = mAl + mCu = 0,2.27 + 0,2.64 = 18,2 g; 1 ⟹ %mAl = 29,67%; %mCu = 70,33%; 7a - Gọi nCO2 = x; nCO = y (mol); - Tính được M̅ hh = 32 (g/mol); 0,25 x 3 - Ta có: 28x + 44y = 32(x + y) ⟹ 12y = 4x ⟹ = 1 y 1 0,25 ⟹%VCO = 75%; %VCO2 = 25% 7b 0,5 - Tính được nCO = 0,3 mol;, nCO2= 0,1 mol; nFe2O3= 0,15 mol; - Biện luận dẫn đến CO hết ⟹ nCO sp = nCO =0,3 mol; 0,5 2 0,5 ⟹ V = VCO2 bđ+ VCO2 sp= (0,1+0,3).22,4= 8,96 l Hết