Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn Hóa 9 - Đề 9

doc 3 trang hoaithuong97 4060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn Hóa 9 - Đề 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_9_de_9.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn Hóa 9 - Đề 9

  1. UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 3điểm) 1.( 2điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng bằng cách thay các chất thích hợp vào các chữ cái A,B,C,D , ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): B (2) H (3) E (1) (5) (4) G A C (6) D (7) E Biết A là một hợp chất của Fe 2.(1điểm) Viết các PTHH chỉ ra 4 cách điều chế khí Cl2 Câu 2:(3điểm) 1.(1điểm) A,B,C là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt cháy đều cho ngọn lửa màu vàng. A tác dụng với B tạo thành C.Nung nóng B ở nhiệt độ cao được C, hơi nước và khí D là hợp chất của Cacbon. Biết D tác dụng với A tạo được B hoặc C.Xác định CTHH của A,B,C. 2.(1điểm) Một mẫu Cu có lẫn Fe,Ag, S.Nêu phương pháp tinh chế Cu. 3.(1điểm) Có 5 chất bột màu trắng đựng trong 5 bình riêng biệt bị mất nhãn là: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ được dùng thêm H2O và CO2 hãy nêu cách phân biệt từng chất. Câu 3 (3 điểm) Cho 27,4g Ba vào 400g dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A kết tủa B và dung dịch C 1.Tính thể tích khí A (đktc) 2.Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? 3.Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch C. (Biết Ba =137, Cu = 64, S = 32, O = 16, H = 1) Câu 4 (1 điểm) Cho 1,68g một kim loại hóa trị II tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl.Sau khi phản ứng xong nhận thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng nặng hơn khối lượng dung dịch ban đầu là 1,54g. Xác định CTHH của kim loại đã dùng. HẾT
  2. UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHÁM THI CHỌN HSG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: HOA HỌC 9 Câu/ý Đáp án Điểm Câu 1 3đ 1(2đ) A.Fe3O4 B.FeCl2 C. FeCl3 D. Fe(NO3)3 E Fe(OH)3 G. Fe2O3 H.Fe(OH)2 0,25đ 1. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2 FeCl3 + 4 H2O 0,25đ 2. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl 0,25đ 3. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3 ↓ 0,25đ o 4.2Fe(OH)3 t Fe2O3 + 3 H2O 0,25đ o 5. 2FeCl2 + Cl2 t 2FeCl3 0,25đ 6. FeCl3 + 3AgNO3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3 0,25đ 7. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaNO3 0,25đ 2(1đ) 1. 2NaCl đpnc 2Na + Cl2↑ 0,25 đ 2.2NaCl + 2H2O đpcó màng ngăn xốp 2NaOH + Cl2↑ + H2↑ 0,25 đ 3.MnO2 + 4HCl đun nhẹ MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O 0,25 đ 4.2KMnO4 + 16HCl đun nhẹ 2KCl + 2MnCl2 +5 Cl2↑ + 8H2O 0,25 đ Học sinh viết PT khác đúng vẫn cho điểm Câu 2 3 đ 1(1đ) A,B,C phải là hợp chất của Na 0,2đ D chỉ có thể là CO2 0,2đ B là : NaHCO3 , C là: Na2CO3, A là: NaOH PTHH: 0,2đ 1. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 +H2O o 2. 2NaHCO3 t Na2CO3 + CO2 + H2O 0,2đ 3. CO2 + NaOH → NaHCO3 0,2đ 4. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 +H2O 2 (1đ) Hoà tan bằng axit để loại bỏ Fe 0,25đ PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 +H2↑ Đốt trong Oxi để loại bỏ S: 0,25đ 2Cu + O2 → 2CuO S + O2 → SO2 ↑ Chất rắn thu được là CuO và Ag đem hoà tan bằng axit 0,25đ CuO + 2 HCl → CuCl2 + H2O Lọc thu được dung dịch CuCl 2.Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung 0,25đ dịch thu được kết tủa: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl to Cu(OH)2 → CuO + H2O to CuO + H2 → Cu + H2O 3.(1đ) - Hòa tan 5 mẫu thử trên vào nước chất nào không tan là BaCO 3 và 0,2đ BaSO4 các chất tan là NaCl, Na2CO3, Na2SO4. - Sục khí CO2 dư vào kết tủa BaCO3 và BaSO4 kết tủa nào tan là 0,2đ
  3. BaCO3, không tan là BaSO4 BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 - Lấy dung dịch Ba(HCO3)2 cho tác dụng với 3 mẫu thử NaCl, 0,2đ Na2CO3, Na2SO4 dung dịch nào không có kết tủa là NaCl dung dịch nào có kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4. PTHH: Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2 NaHCO3 Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2 NaHCO3 Sục từ từ khí CO 2 dư vào 2 kết tủa vừa tạo thành kết tủa nào tan là 0,2đ BaCO3 → dung dịch ban đầu là Na2CO3 vì: BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 Kết tủa nào không tan là: BaSO4 → dung dịch ban đầu là: Na2SO4 0,2đ Câu 3 3đ 1(1,4đ) Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ (1) 0,2đ Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4↓ + Cu(OH)2↓ (2) 0,2đ o Cu(OH)2 t CuO + H2O (3) 0,2đ Theo bài ra ta có: 0,2đ nBa = 0,2 (mol) 0,2đ mCuSO4 =12,8(g) → nCuSO4=0,08(mol) 0,2đ Theo PT (1) nH2 = nBa(OH)2 = nBa = 0,2(mol) 0,2đ → VH2 (đktc)= 4,48 (l) 2.(0,6đ) Theo PT (2), (3) nBaSO4 = nBa(OH)2 = nCu(OH)2 = nCuO = 0,08(mol) 0,2đ → nBa(OH)2 dư =0,12 (mol) 0,2đ → m chất rắn = mBaSO4 + mCuO = 25,04 (g) 0,2đ 3 (1đ) mddBa(OH)2 = mBa + mCuSO4 – (mBaSO4 + mCu(OH)2 + mH2 ) = 400,52 (g) 0,5đ mBa(OH)2dư = 0,12 x 171 = 20,52(g) 0,2đ → C% ddBa(OH)2 = 5,12% 0,3đ Câu 4 1đ Gọi A là kim loại hóa trị II và a là số mol của A (a > 0) Theo bài ra ta có PT: A +2HCl → ACl2 + H2↑ 0,2đ a a Gọi x là khối lượng dung dịch HCl ban đầu: → Khối lượng dung dịch sau phản ứng: x + 1,68 – mH2 0,2đ → (x + 1,68 – mH2 ) – x = 1,54 → mH2 = 0,14 (g) → nH2 = 0,07 (mol) 0,2đ Theo bài ra và theo PTHH ta có: 0,2đ → A = 24 (Vậy A là Mg) 0,2đ Ghi chú: - Học sinh có thể giải toán Hoá học bằng cách khác mà khoa học lập luận chặt chẽ, đúng kết quả thì cho điểm tối đã bài ấy. - Trong các PTHH: Viết sai CTHH không cho điểm, thiếu điều kiện phản ứng hoặc cân bằng sai: cho ½ số điểm.