Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 (vòng 1) - Môn: Sinh Học

docx 6 trang hoaithuong97 13531
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 (vòng 1) - Môn: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_vong_1_mon_sinh_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 (vòng 1) - Môn: Sinh Học

  1. UBND THỊ XÃ HOÀNG MAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Vòng 1, năm học 2021-2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC (Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (5,5 điểm) 1. Để phát hiện ra quy luật phân li độc lập, Menđen đã tiến hành thí nghiệm lai như thế nào? Vì sao Menđen lại rất thành công khi nghiên cứu ở cây đậu Hà Lan? Thế nào là cặp tính trạng tương phản? Lấy ví dụ. 2. Cam Xã Đoài là giống cam rất ngon. Để giữ được những tính trạng tốt của nó, một bạn học sinh A đã sử dụng hạt của các cây mẹ để làm giống. Theo em, bạn A sử dụng phương pháp nhân giống đó được không? Vì sao? Nếu là em thì sẽ sử dụng phương pháp gì? 3. Tại sao đa số các tính trạng trội là tính trạng tốt, còn các tính trạng lặn thường là tính trạng xấu. 4. Ở một nhà hộ sinh, người ta đã nhầm lẫn hai bé gái của hai gia đình. Gia đình 1 bố, mẹ có nhóm máu O và A; gia đình 2 bố, mẹ có nhóm máu A và AB. Bé gái thứ nhất có nhóm máu O, bé gái thứ hai có nhóm máu A. Cách xác định con của hai gia đình. Câu 2. (4,0 điểm) 1. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc của hoa do một gen qui định. Cho các cây hoa màu vàng (P) giao phấn ngẫu nhiên, thế hệ F1 thu được tỷ lệ 15 cây hoa màu vàng và cây 1 hoa màu xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Hãy xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P. 2. Ở đậu Hà Lan, hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Cho cây đậu mọc lên từ hạt trơn giao phấn với cây đậu mọc lên từ hạt nhăn giao phấn với nhau được F 1 có tỷ lệ: 50% hạt trơn : 50% hạt nhăn. Chọn ngẫu nhiên 3 hạt ở F 1 đem gieo trồng và cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở F2 thu được tỷ lệ kiểu hình: 11 hạt trơn : 1 hạt nhăn. a) Xác định kiểu gen các hạt của P. b) Xác đinh kiểu gen của 3 hạt F1 đem gieo trồng. Câu 3. (3,0 điểm) Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, người ta thu được F 1 đồng loạt cây thân cao, hoa đỏ. Tiếp tục cho F 1 giao phấn, thu được F 2 loại cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Biết tương phản với tính trạng thân cao - hoa đỏ là tính trạng thân thấp - hoa vàng. 1. Biện luận quy luật di truyền chi phối phép lai, viết kiểu gen của P, F 1, F2 (không cần viết sơ đồ lai) 2. Trong các cây thân cao - hoa đỏ ở F2, cây thân cao - hoa đỏ dị hợp một cặp gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 3. Tiếp tục sử dụng các cây thân cao, hoa vàng ở F 2 cho giao phấn ngẫu nhiên và tự do. Xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở F3. Câu 4. (3,5 điểm) Ở một loài thực vật, lần lượt cho một cây F1 giao phấn với hai cây khác: - Với cây thứ nhất được F 2 gồm: 269 cây cao, bông to; 91 cây cao, bông nhỏ; 272 cây thấp, bông to; 90 cây thấp, bông nhỏ. - Với cây thứ hai được F 2 gồm: 329 cây cao, bông to; 331 cây cao, bông nhỏ; 109 cây thấp, bông to; 112 cây thấp, bông nhỏ. (biết mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên một nhiễm sắc thể). 1. Biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của cây F1, cây thứ nhất và cây thứ hai. 2. Xác định kiểu gen của P để F1 có 4 loại kiểu gen.
  2. Câu 5. (4,0 điểm) 1. Ở đậu Hà Lan, tính trạng hình dạng hạt do một cặp gen quy định. Cho các cây P mọc lên từ hạt trơn tự thụ phấn thì ở F1 thu được 87,5% hạt trơn và 12,5% hạt nhăn. a) Hãy xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P. b) Cho các cây hạt trơn ở thế hệ F 1 tự thụ phấn nghiêm ngặt thu được đời F 2. Tính theo lý thuyết, cây hạt trơn thuần chủng đời F2 chiếm tỷ lệ bao nhiêu? 2. Ở một loài thực vật, cho cây bố có kiểu gen (AaBbDd) lai với cây mẹ có kiểu gen (AaBBDd). Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, nằm trên một nhiễm sắc thể, phân li độc lập và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Xác định: - Số loại kiểu gen ở F1. - Tỉ lệ kiểu gen A-B-D- ở F1. - Tỉ lệ kiểu hình ở F1. - Tỉ lệ cây mang 3 cặp tính trạng thuần chủng ở F1. Hết (Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  3. UBND THỊ XÃ HOÀNG MAI HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Vòng 1, năm học 2021-2022 (Đáp án gồm 04 trang) Môn: SINH HỌC Câu Nội dung Điểm Câu 1 5,5 - Thí nghiệm: Lai hai thứ đậu Hà Lan khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản. P: hạt vàng, vỏ trơn x hạt xanh, vỏ nhăn 1,0 F1 100% hạt vàng, vỏ trơn F1 x F1 F2 có tỉ lệ KH là 9 hạt vàng, vỏ trơn : 3 hạt vàng, vỏ nhăn : 3 hạt 1.1 xanh, vỏ trơn : 1 hạt xanh, vỏ nhăn. (2,5 - Menđen thành công khi nghiên cứu trên đậu Hà Lan: điểm) + Đậu Hà Lan là cây có thời gian sinh trưởng ngắn. + Cây có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt. 1,0 + Có nhiều cặp tính trạng tương phản. + Mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. - Cặp tính trạng tương phản là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một tính trạng. 0,5 Ví dụ: Ở ngô, thân cao – thân thấp, bắp to – bắp nhỏ, 1.2 - Không. Vì: Hạt là kết quả của quá trình sinh sản hữu tính của cây mẹ. 0,75 (1,0 Nên không thể đảm bảo giữ được tất cả các tính trạng tốt của cây mẹ. điểm) - Sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính: Chiết cành, ghép, 0,25 - Tính trạng trội được quy định bởi gen trội nên luôn được biểu hiện ra kiểu hình. Do vậy, nếu tính trạng trội là tính trạng xấu thì sẽ bị đào thải 0,5 1.3 ngay nên đa số các tính trạng trội là tính trạng tốt. (1,0 - Tính trạng lặn được quy định bởi gen lặn nên chỉ biểu hiện ra kiểu hình điểm) khi ở trạng thái đồng hợp (aa). Do vậy các tính trạng lặn khó bị đào thải nên các tính trạng lặn thường là tính trạng xấu. 0,5 - Nhóm máu 0 có KG là I0I0 - Nhóm máu A có KG là IAIA hoặc IAI0 0,25 - Nhóm máu AB có KG là IAIB - Gia đình 1: bố, mẹ có nhóm máu O và A có khả năng sinh con có nhóm 0,25 1.4 máu O và A. (1,0 - Gia đình 2: bố, mẹ có nhóm máu A và AB có khả năng sinh con có 0,25 điểm) nhóm máu AB, A, B mà không thể sinh con có nhóm máu O. Do vậy bé gái có nhóm máu O thuộc gia đình 1, bé gái có nhóm máu 0,25 A thuộc gia đình 2.
  4. Câu 2 4,0 - Cho các cây hoa màu vàng giao phấn ngẫu nhiên, đời F1 xuất hiện cả 0,5 cây hoa màu vàng và cây hoa màu xanh → màu vàng (A) là trội hoàn toàn so với màu xanh (a). 0,5 2.1 - Cây hoa màu vàng thế hệ P có 2 kiểu gen là AA và Aa. (2,0 - Gọi tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ P là x (x >0) Khi giao phấn ngẫu nhiên 1 1 điểm) thì cây hoa màu xanh được tạo ra từ phép lai: x2(Aa x Aa) x2. = 1 4 16 1 x = 2 1 1 Tỉ lệ kiểu gen mỗi loại ở P là: AA : Aa 2 2 a) Xác định kiểu gen các hạt của P: - Quy ước: A: hạt trơn; a: hạt nhăn. 0,5 F1 có tỷ lệ KH là 1: 1 P: Aa (hạt trơn) x aa (hạt nhăn) b) Xác đinh kiểu gen của 3 hạt F1 đem gieo trồng: 0,5 - Trong phép lai 1 cặp tính trạng tối đa có 4 tổ hợp tỷ lệ 11: 1 gồm 12 tổ hợp = 8AA + (3A- + 1aa) 0.5 2.2 - 8 tổ hợp AA là kết quả của 2 hạt cùng có KG: AA tự thụ phấn. (2,0 Sơ đồ lai minh hoạ: F1: AA x AA điểm) Giao tử F1: A A 0,5 F2: AA - 3A-: 1aa là kết quả của hạt có KG Aa tự thụ phấn. Sơ đồ lai minh hoạ: F1 : Aa x Aa Giao tử F1: A; a A; a F2: 1AA: 2Aa: 1aa Trong 3 hạt ở F1 đem trồng có: 2 hạt cùng KG là AA và 1 hạt Aa Câu 3 3,0 Quy luật di truyền, KG của P, F1, F2: - P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng F 1 dị hợp tử 2 cặp gen 0,25 và tính trạng thân cao, hoa đỏ là trội (biểu hiện ở F1) Quy ước: A- Thân cao; a- thân thấp; B- hoa đỏ; b-hoa vàng - F xuất hiện KH mang 2 tính trạng trội thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 0.25 3.1 2 56,25% = 9/16 tỉ lệ KH F là: 9:3:3:1 2 cặp TT di truyền theo quy (1,0 2 luật PLĐL của Menđen điểm) - Kiểu gen của P: AABB (Cao, đỏ) x aabb (thấp, vàng) 0.25 Hoặc AAbb (Cao, vàng) x aaBB (thấp, đỏ) - Kiểu gen F1: AaBb (Cao, đỏ) - Kiểu gen F2: 1AABB: 2AABb: 2AaBB: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb: 0.25 1aaBB: 2aaBb: 1aabb. 3.2 Các cây thân cao - hoa đỏ ở F2: (0,5 1/9AABB: 2/9AABb: 2/9AaBB: 4/9AaBb 0.25 điểm) cây thân cao - hoa đỏ dị hợp một cặp gen chiếm tỉ lệ là: 2/9 + 2/9 = 4/9 0.25 3.3 Tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở F3. (1,5 - Các cây thân cao, hoa vàng của F2 có tỉ lệ KG là: 1/3AAbb: 2/3Aabb 0.5
  5. điểm) - Các cây này sẽ tạo giao tử với tỉ lệ: 1/3Ab: 1/3Ab: 1/3ab. Hay: 2/3Ab: 0.5 1/3ab - Khi cho F2 giao phấn ngẫu nhiên F3: (2/3Ab: 1/3ab) x (2/3Ab: 1/3ab) 0.5 + Tỉ lệ KG: 4/9AAbb: 4/9Aabb: 1/9aabb + Tỉ lệ KH: 8 thân cao, hoa vàng: 1 thân thấp, hoa vàng. Câu 4 3,5 - Xét tỉ lệ phân ly tính trạng chiều cao cây ở F1 trong phép lai 2: Cao/thấp = 3/1 tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Quy ước: A – cây cao, a – cây thấp 0,25 - Xét tỉ lệ phân ly tính trạng kích thước bông ở F1 trong phép lai 1: To/nhỏ = 3/1 tính trạng bông to trội hoàn toàn so với bông nhỏ. Quy ước: B – bông to, b – bông nhỏ 0,25 * Với cây thứ nhất: Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F1 4.1 - Cao/thấp = 1/1 P: Aa x aa (2,0 - To/nhỏ = 3/1 P: Bb x Bb 0,5 điểm) Kết hợp 2 cặp tính trạng ta có KG của phép lai: AaBb x aaBb * Với cây thứ hai: Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F1 - Cao/thấp = 3/1 P: Aa x Aa 0,5 - To/nhỏ = 1/1 P: Bb x bb Kết hợp 2 cặp tính trạng ta có KG của phép lai: AaBb x Aabb 0,5 Vậy, Cây F1 có KG là AaBb (cao, to); cây thứ nhất có KG là aaBb (thấp, to); cây thứ hai có KG là Aabb (cao, nhỏ) Để F1 có 4 oại kiểu gen mỗi cặp tính trạng cho ra 2 loại kiểu gen ở F1 - Tính trạng cao/ thấp có các trường hợp sau: AA x Aa hoặc Aa x aa - Tính trạng đỏ/ trắng có các TH sau: BB x Bb hoặc Bb x bb 0,5 Kết hợp hai tính trạng ta có các phép lai sau: 1,0 4.2 P : AABB x AaBb P : AaBB x aaBb (1,5 1 5 điểm) P2: AABb x AaBB P6: AaBb x aaBB P3:AABb x Aabb P7: AaBb x aabb P4: AAbb x AaBb P8: Aabb x aaBb Câu 5 4,0 a) - Ở P cho cây hạt trơn tự thụ phấn ở F1 xuất hiện hạt nhăn tính trạng hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. 0,25 - Quy ước: A – hạt trơn, a – hạt nhăn 5.1 - Theo quy luật phân li ở F1 tỉ lệ hạt nhăn là 1/4, nhưng theo bài ra ta có tỉ (2,0 lệ hạt nhăn là 12,5% = 1/8 hạt trơn ở P có 2 loại kiểu gen là AA và Aa. 0,25 điểm) - Gọi x là tỉ lệ kiểu gen Aa ở P. - Khi cho các cây P tự thụ phấn, đời F1 thu được 1/8 hạt nhăn có kiểu gen aa Tỷ lệ kiểu gen aa ở đời F1 là: 1/4 . x = 1/8 x = 1/2 0,25 tỉ lệ kiểu gen AA là 1 – x = 1 – 1/2 = 1/2
  6. Vậy, tỷ lệ các loại kiểu gen ở P là 1/2AA : 1/2Aa. 0,25 b) - Cây hạt trơn P tự thụ phấn 1/2(AA x AA) : 1/2(Aa x Aa) Tỷ lệ kiểu gen ở F1 là: 1/2AA : 1/2(1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa) = 1/2AA : 1/8AA : 1/4Aa : 1/8aa = 5/8AA : 2/8Aa : 1/8aa 0,5 - Tỷ lệ kiểu gen cây hạt trơn ở F1 là : 5/7AA : 2/7Aa. - Các cây hạt trơn đời F 1 tự thụ phấn tỷ lệ cây hạt trơn thuần chủng (AA) ở F2 là: 5/7 + 2/7 . 1/4 = 5/7 + 1/14 = 11/14 0,5 - Số loại kiểu gen ở F1 là: 3 . 2 . 3 = 18 0,5 5.2 - Tỉ lệ kiểu gen A-B-D- ở F1 là: 3/4 . 1/2 . 3/4 = 9/32 0,5 (2,0 - Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: (3 : 1) . 1 . (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 0,5 điểm) - Tỉ lệ cây mang 3 cặp tính trạng thuần chủng ở F1 là: 0,5 (1/4 . 1/2 . 1/4 ). 4 = 1/8 Hết Chú ý: Học sinh có cách trình bày khác hợp lý, kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. Điểm thành phần giám khảo tự phân chia trên cơ sở tham khảo điểm thành phần của đáp án.