Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh (đề chính thức)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh (đề chính thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_sinh_de_chinh_thuc.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn: Sinh (đề chính thức)
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a) Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi một người bị đuối nước là gì? Giải thích nguyên nhân ngạt khí do hít phải không khí giàu CO. b) Hãy ghép phân tử của thức ăn (cột I) sao cho phù hợp với enzim phân giải chúng (cột II). Phân tử của thức ăn (I) Enzim (II) 1. Tinh bột a. Pepsin 2. Lipit b. Amilaza 3. Prôtêin c. Nuclêaza 4. ADN d. Lipaza Câu 2 (2,0 điểm) a) Phản xạ có điều kiện là gì? Bộ phận điều khiển phản xạ có điều kiện nằm ở đâu trong hệ thần kinh? b) Có 4 ống nghiệm chứa lần lượt 4 nhóm máu là A, B, O và AB đều bị mất nhãn. Trong phòng thí nghiệm có đủ huyết tương chứa kháng thể α (gây kết dính A), β (gây kết dính B). Hãy nhận biết mỗi nhóm máu có trong 4 ống nghiệm nói trên. Câu 3 (2,0 điểm) a) Hãy cho biết nguyên nhân gây mỏi cơ. b) Tại sao khi một người đánh cá ở Biển Đông khát nước mà uống nước biển thì càng khát nước trầm trọng hơn? Câu 4 (2,0 điểm) a) Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n=8. Ở vùng sinh sản của một cá thể, xét 3 tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. Có 1,5625% số tế bào con tạo ra ở lần nguyên phân cuối cùng trải qua giảm phân tạo giao tử. - Xác định số lượng giao tử tạo thành. - Xác định số NST đơn mà môi trường cung cấp cho các tế bào nói trên thực hiện quá trình giảm phân. b) Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaDd giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Giải thích. Câu 5 (2,0 điểm) a) Nếu quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tỉ lệ như nhau thì thể đột biến thường được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích. b) Khi cho các cây đậu Hà Lan F 1 tự thụ phấn, Menđen thu được ở F 2 có tỉ lệ phân tính: 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn. Nếu chọn ngẫu nhiên các cây mọc từ hạt vàng, trơn ở F2 cho tự thụ phấn thì theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen dị hợp về hai cặp gen và kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau là bao nhiêu? Câu 6 (2,0 điểm) a) Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh di truyền (bệnh P) ở người như sau: I Nam bình thường 1 2 Nữ bình thường II 3 4 5 6 7 Nam bị bệnh P Nữ bị bệnh P III 8 9 10 11 12 ? - Bệnh P do gen trội hay gen lặn quy định và gen này nằm trên NST thường hay NST giới tính? - Xác suất cặp vợ chồng III 8 và III9 sinh con trai đầu lòng không mắc bệnh P là bao nhiêu? Biết rằng người III8 có em gái bị bệnh P nhưng bố, mẹ đều không bị bệnh P. b) Nói “cô ấy được di truyền cái má lúm đồng tiền từ mẹ cô ấy” là đúng hay sai? Giải thích. 1
- Câu 7 (2,0 điểm) a) Khâu quan trọng nhất của công tác tạo giống mới là gì? Vì sao ở những loài sinh sản hữu tính, để giữ ổn định các đặc tính quý của giống người ta thường không dùng phương pháp nhân giống bằng hạt? b) Đột biến gen là gì? Đột biến gen được phát sinh trong giai đoạn nào của chu kì tế bào? Câu 8 (2,0 điểm) a) Yếu tố nào quyết định tính chất đa dạng và đặc thù của phân tử ADN? Hãy cho biết thành phần cấu trúc của nhiễm sắc thể. b) Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số loài sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A 360 C ; A T B 780 C ;C 550 C ;D 830 C ;E 440 C . Hãy sắp xếp theo trình tự tăng dần tỉ lệ của phân tử G X ADN ở các loài sinh vật nói trên và giải thích. Biết rằng, các phân tử ADN này có số nuclêôtit bằng nhau. Câu 9 (2,0 điểm) a) Nêu nội dung cơ bản về phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen. b) Cây đậu Hà Lan có đặc điểm gì giúp cho việc tạo dòng thuần chủng được thuận lợi? Tại sao trong thực tế rất khó để duy trì các dòng thuần chủng qua nhiều thế hệ? Câu 10 (2,0 điểm) a) Ở một loài thực vật có 5 cặp NST (kí hiệu là I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 4 thể đột biến (kí hiệu là a, b, c, d). Phân tích bộ NST của 4 thể đột biến thu được kết quả: Số lượng NST ở từng cặp Thể đột biến I II III IV V a 3 3 3 3 3 b 2 3 2 2 2 c 1 2 2 2 2 d 4 4 4 4 4 - Xác định tên gọi của các thể đột biến b, d. - Tại sao thể đột biến a và c thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường? b) Một phân tử ADN của vi khuẩn có số nuclêôtit trên mạch 1 là A 2T 3G 4X . A T - Xác định tỉ lệ của phân tử ADN. G X A G - Những dạng đột biến nào có thể làm thay đổi tỉ lệ của phân tử ADN? Giải thích. T X Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: 2
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2017 - 2018 —————— HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC (HDC có 04 trang) —————————— Câu 1 (2,0 điểm) a) Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi một người bị đuối nước là gì? Giải thích nguyên nhân ngạt khí do hít phải không khí giàu CO. b) Hãy ghép phân tử của thức ăn (cột I) sao cho phù hợp với enzim phân giải chúng (cột II). Phân tử của thức ăn (I) Enzim (II) 1. Tinh bột a. Pepsin 2. Lipit b. Amilaza 3. Prôtêin c. Nuclêaza 4. ADN d. Lipaza Câu Nội dung Điểm 1 a) - Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi một người bị đuối nước là do nước tràn vào đường dẫn khí làm cản trở sự lưu thông khí 0,5 - Phân tử CO liên kết rất chặt với hêmôglôbin, chiếm chỗ của O 2 làm cản trở sự trao đổi và vận chuyển khí O2 làm cho cơ thể bị thiếu O2 0,5 b) Ghép mục ở cột I với mục ở cột II: - 1 - b; 2 - d. ; 3 - a; 4 - c. 1,0 (Mỗi ý ghép đúng cho 0,25 điểm) Câu 2 (2,0 điểm) a) Phản xạ có điều kiện là gì? Bộ phận điều khiển phản xạ có điều kiện nằm ở đâu trong hệ thần kinh? b) Có 4 ống nghiệm chứa lần lượt 4 nhóm máu là A, B, O và AB đều bị mất nhãn. Trong phòng thí nghiệm có đủ huyết tương chứa kháng thể α (gây kết dính A), β (gây kết dính B). Hãy nhận biết mỗi nhóm máu có trong 4 ống nghiệm nói trên. Câu Nội dung Điểm 2 a) - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể do quá trình học tập, rèn luyện 0,5 - Bộ phận điều khiển phản xạ có điều kiện nằm ở vỏ não 0,5 b) Nhận biết mỗi nhóm máu: Dùng các ống nghiệm chứa lần lượt huyết tương có kháng thể α, β để thử máu sẽ thu được kết quả như sau: Nhóm máu Huyết tương chứa α Huyết tương chứa β A Ngưng kết Không ngưng kết 0,25 B Không ngưng kết Ngưng kết 0,25 AB Ngưng kết Ngưng kết 0,25 O Không ngưng kết Không ngưng kết 0,25 Câu 3 (2,0 điểm) a) Hãy cho biết nguyên nhân gây mỏi cơ. b) Tại sao khi một người đánh cá ở Biển Đông khát nước mà uống nước biển thì càng khát nước trầm trọng hơn? Câu Nội dung Điểm 3 a) Nguyên nhân gây mỏi cơ: - Cơ co liên tục sẽ làm cho tế bào cơ bị thiếu O2 và xảy ra hô hấp kị khí 0,5 - Hô hấp kị khí tạo ra axit lactic làm pH giảm và lượng ATP tạo ra ít nên gây ra mỏi cơ 0,5 (Nếu học sinh chỉ trình bày được hô hấp kị khí tạo axit lactic vẫn cho điểm 0,5) b) Nguyên nhân khát nước càng trầm trọng thêm do uống nước biển: 3
- - Nước biển thường mặn (nồng độ muối trong nước biển thường cao gấp 2 lần nồng độ muối trong nước tiểu) 0,5 - Khi uống 1 lít nước biển thì thận sẽ phải thải ra tương đương 2 lít nước tiểu để đào thải lượng muối thừa. Vì vậy, tình trạng khát nước càng trầm trọng thêm 0,5 Câu 4 (2,0 điểm) a) Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n=8. Ở vùng sinh sản của một cá thể, xét 3 tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. Có 1,5625% số tế bào con tạo ra ở lần nguyên phân cuối cùng trải qua giảm phân tạo giao tử. - Xác định số lượng giao tử tạo thành. - Xác định số NST đơn mà môi trường cung cấp cho các tế bào nói trên thực hiện quá trình giảm phân. b) Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaDd giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Giải thích. Câu Nội dung Điểm 4 a) Có 3 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 9 đợt sẽ tạo ra 3 29 1536 (tế bào con). - Số tế bào con tham gia giảm phân là 1536 x 1,5625% = 24 (tế bào). + Trường hợp 1: Nếu là ruồi đực thì số giao tử tạo ra là 24 x 4= 96 (tinh trùng) 0,25 + Trường hợp 2: Nếu là ruồi cái thì số giao tử tạo ra là 24 (trứng) 0,25 - Số NST môi trường cung cấp cho 24 tế bào giảm phân là 24 x 8 =192 (NST) 0,5 b) Hai loại tinh trùng: AD và ad hoặc Ad và aD 0,5 - Giải thích: Vì khi kết thúc giảm phân I thì một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaDd sẽ tạo ra hai tế bào con có thành phần các gen là AADD và aadd hoặc AAdd và aaDD. Mỗi tế bào con tạo ra sau giảm phân I thực hiện giảm phân II chỉ cho cùng một loại giao tử 0,5 Câu 5 (2,0 điểm) a) Nếu quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tỉ lệ như nhau thì thể đột biến thường được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích. b) Khi cho các cây đậu Hà Lan F1 tự thụ phấn, Menđen thu được ở F 2 có tỉ lệ phân tính: 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn. Nếu chọn ngẫu nhiên các cây mọc từ hạt vàng, trơn ở F2 cho tự thụ phấn thì theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen dị hợp về hai cặp gen và kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau là bao nhiêu? Câu Nội dung Điểm 5 a) - Thể đột biến có kiểu hình lặn thường được phát hiện sớm hơn ở quần thể tự thụ phấn 0,5 - Giải thích: Ở quần thể tự thụ phấn, các gen lặn có nhiều cơ hội tổ hợp thành thể đồng hợp lặn hơn ở quần thể ngẫu phối và biểu hiện ra kiểu hình lặn 0,5 b) Quy ước gen: A: hạt vàng, a: hạt xanh; B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Tỉ lệ kiểu gen của các hạt vàng, trơn ở F 2 là 1/9AABB : 2/9AaBB : 2/9AABb : 4/9AaBb. Khi cho các cây mọc từ hạt vàng, trơn ở F2 này tự thụ phấn thì: - Tỉ lệ kiểu gen AaBb ở thế hệ sau là 4/9.1/4 = 1/9 0,5 - Tỉ lệ kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau là: 4/9.1/16=1/36 0,5 Câu 6 (2,0 điểm) a) Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh di truyền (bệnh P) ở người như sau: I Nam bình thường 1 2 Nữ bình thường II 3 4 5 6 7 Nam bị bệnh P Nữ bị bệnh P III 8 9 10 11 12 ? - Bệnh P do gen trội hay gen lặn quy định và gen này nằm trên NST thường hay NST giới tính? 4
- - Xác suất cặp vợ chồng III 8 và III9 sinh con trai đầu lòng không mắc bệnh P là bao nhiêu? Biết rằng người III8 có em gái bị bệnh P nhưng bố, mẹ đều không bị bệnh P. b) Nói “cô ấy được di truyền cái má lúm đồng tiền từ mẹ cô ấy” là đúng hay sai? Giải thích. Câu Nội dung Điểm 6 a) - Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định. (Vì bố mẹ (II6 và II7) đều bình thường sinh được con gái (III10), con trai (III12) đều bị bệnh P) 0,5 Quy ước gen: A quy định không bị bệnh P; a quy định bị bệnh P. - Vì em gái người III8 bị bệnh P có kiểu gen aa nên bố mẹ của họ đều có kiểu gen Aa. Xác suất kiểu gen của người III8 là 1/3AA : 2/3Aa. Tương tự, xác suất kiểu gen của người III 9 là 1/3AA : 2/3Aa. → Xác suất cặp vợ chồng III8 và III9 sinh con trai đầu lòng không mắc bệnh P là 1 1 4 1 0,5 2 9 9 b) - Nói “cô ấy được di truyền cái má lúm đồng tiền từ mẹ cô ấy” là sai 0,5 - Vì bố hay mẹ không di truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn (ví dụ má lúm đồng tiền) mà di truyền cho con các alen quy định các tính trạng 0,5 Câu 7 (2,0 điểm) a) Khâu quan trọng nhất của công tác tạo giống mới là gì? Vì sao ở những loài sinh sản hữu tính, để giữ ổn định các đặc tính quý của giống người ta thường không dùng phương pháp nhân giống bằng hạt? b) Đột biến gen là gì? Đột biến gen được phát sinh trong giai đoạn nào của chu kì tế bào? Câu Nội dung Điểm 7 a) - Khâu quan trọng nhất của công tác tạo giống mới là tạo ra giống có kiểu gen mới → cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống 0,5 - Ở loài sinh sản hữu tính, để giữ ổn định các đặc tính quý của giống người ta thường không dùng phương pháp nhân giống bằng hạt. Vì thế hệ sau dễ bị phân li tính trạng làm xuất hiện các tính trạng xấu 0,5 b) - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số cặp nuclêôtit 0,5 - Đột biến gen được phát sinh trong giai đoạn kì trung gian (quá trình nhân đôi ADN ở pha S) của chu kì tế bào 0,5 Câu 8 (2,0 điểm) a) Yếu tố nào quyết định tính chất đa dạng và đặc thù của phân tử ADN? Hãy cho biết thành phần cấu trúc của nhiễm sắc thể. b) Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số loài sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A 360 C ; B 780 C ;C 550 C ;D 830 C ;E 440 C . Hãy sắp xếp theo trình tự tăng dần tỉ lệ A T của phân tử ADN ở các loài sinh vật nói trên và giải thích. Biết rằng, các phân tử ADN này G X có số nuclêôtit bằng nhau. Câu Nội dung Điểm 8 a) – Yếu tố quyết định tính chất đa dạng và đặc thù của ADN là do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN 0,5 - Thành phần cấu trúc của NST gồm một phân tử ADN và các phân tử prôtêin loại histon 0,5 A T b) - Trình tự tăng dần tỉ lệ của các phân tử ADN ở các loài sinh vật nói trên là G X D → B → C → E → A 0,5 - Giải thích: Nhiệt độ nóng chảy của một phân tử ADN có liên quan đến số liên kết hidro trong phân tử ADN đó. Số liên kết hidro càng ít thì nhiệt độ nóng chảy càng thấp và ngược A T lại. Vì các phân tử ADN có cùng số nuclêôtit nên tỉ lệ càng cao thì phân tử ADN đó G X có số liên kết hidro càng nhỏ 0,5 5
- Câu 9 (2,0 điểm) a) Nêu nội dung cơ bản về phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen. b) Cây đậu Hà Lan có đặc điểm gì giúp cho việc tạo dòng thuần chủng được thuận lợi? Tại sao trong thực tế rất khó để duy trì các dòng thuần chủng qua nhiều thế hệ? Câu Nội dung Điểm 9 a) Nội dung cơ bản về phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hay 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở đời con cháu của từng cặp bố mẹ 0,5 - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng 0,5 b) Đặc điểm của cây đậu Hà Lan giúp cho việc tạo dòng thuần chủng được thuận lợi là có hoa lưỡng tính và tự thụ phấn tự nhiên khá nghiêm ngặt 0,5 - Trong thực tế rất khó để duy trì các dòng thuần qua nhiều thế hệ. Vì rất khó để ngăn cản thụ phấn chéo giữa các dòng có kiểu gen khác nhau 0,5 Câu 10 (2,0 điểm) a) Ở một loài thực vật có 5 cặp NST (kí hiệu là I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 4 thể đột biến (kí hiệu là a, b, c, d). Phân tích bộ NST của 4 thể đột biến thu được kết quả: Số lượng NST ở từng cặp Thể đột biến I II III IV V a 3 3 3 3 3 b 2 3 2 2 2 c 1 2 2 2 2 d 4 4 4 4 4 - Xác định tên gọi của các thể đột biến b, d. - Tại sao thể đột biến a và c thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường? b) Một phân tử ADN của vi khuẩn có số nuclêôtit trên mạch 1 là A 2T 3G 4X . A T - Xác định tỉ lệ của phân tử ADN. G X A G - Những dạng đột biến nào có thể làm thay đổi tỉ lệ của phân tử ADN? Giải thích. T X Câu Nội dung Điểm 10 a) - Tên gọi của thể đột biến: b: thể tam nhiễm (2n+1) 0,25 d: thể tứ bội (4n) 0,25 - Thể đột biến loại a là thể tam bội (3n); thể đột biến loại c là thể một nhiễm (2n-1) có cặp NST không tạo thành cặp NST tương đồng nên giảm phân bị rối loạn, khó tạo được giao tử bình thường có sức sống nên thường không thể sinh sản hữu tính bình thường 0,5 b) Phân tử ADN này sẽ có: A = A1 + T1 = 6X1; G = G1 + X1 = 7/3X1. A T A 18 → 0,5 G X G 7 (Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) A G - Không có dạng đột biến nào làm thay đổi tỉ lệ 0,25 T X - Giải thích: Vì phân tử ADN của vi khuẩn có cấu trúc mạch kép, các nuclêôtit trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X và ngược lại → A = T, G = X → A G 1. 0,25 T X Hết 6