Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã lớp 9 - Môn Hóa

pdf 4 trang hoaithuong97 7400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã lớp 9 - Môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thi_xa_lop_9_mon_hoa.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã lớp 9 - Môn Hóa

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ LAI CHÂU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ Lớp 9 - Năm học 2010 - 2011 Môn thi: Hóa học Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI: (Đề bài gồm có 4 câu) Câu 1: (4,5 điểm) 1. Hòa tan hoàn toàn 1,14 gam kim loại hóa trị II bằng 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Hỏi đó là kim loại gì? 2. Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,5M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/lit thu được 500 ml dung dịch trong đó nồng độ HCl là 0,02M. Tính a? Câu 2: (4,0 điểm) 1. Cần lấy bao nhiêu gam Na để điều chế 250 ml dung dịch NaOH 0,5M. 2. Cho 46 gam Na vào 1000 gam nước thu được khí A và dung dịch B. a. Tính thể tích khí A? b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B? c. Tính khối lượng riêng của dung dịch, biết thể tích dung dịch là 966ml? Câu 3: (6,5 điểm) 1. Viết phương trình thực hiện dãy chuyển hoá sau: C → CO2 → CO → CO2 → CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 Fe H2 → HCl → AgCl 2. Cho biết trong dung dịch đồng thời (có thể) tồn tại các chất sau đây được không? Tại sao? a. KCl và NaNO3; b. K2SO4 và NaCl; c. Na3PO4 và CaCl2; d. HBr và AgNO3; e. BaCl2 và H2SO4; g. NaHCO3 và HCl. 3. Có 4 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch hóa chất sau: KCl, KOH, H2SO4 và Na2SO4. Hãy dùng phương pháp hoá học để nhận biết từng hoá chất trong mỗi lọ. Câu 4: (5,0 điểm) Để khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO cần dùng 8,96 lit khí CO (đktc). 1. Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và % khối lượng của mỗi kim loại trong chất rắn thu được sau phản ứng? 2. Nếu thay CO bằng H2 thì thể tích H2 bằng bao nhiêu? (Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học). Hết Họ và tên thí sinh: ; SBD:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Hóa học - Lớp 9 Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm 1. Gọi R là kim loại hóa trị II Ta có các phương trình phản ứng: R + H2SO4 RSO4 + H2  (1) 0,25 H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O (2) - Theo PTPƯ (2) ta có: 0,25 1 0,25 Số mol H2SO4 dư = số mol NaOH 2 = 1 x 0,06 x 0,5 = 0,015 (mol) 0,5 2 - Theo PTPƯ (1) ta có: Số mol H2SO4 = số mol R = 0,25 x 0,3 - 0,015 = 0,06 (mol) 0,5 1 Khối lượng nguyên tử của R là: 1,44 (4,5 đ) = 24 Đó là kim loại Mg 0,5 0,06 2. PTPƯ trung hòa: Trước hết tính số mol của HCl trước khi đem trộn = 0,3 x 0,5 = 0,15 (mol) 0,5 Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O Theo PTPƯ: 1mol 2mol 0,25 Theo GT: 0,2a 0,4a (mol) Số mol HCl sau PƯ = 0,15 - 0,4a Theo gt nồng độ HCl trong dung dịch thu được là 0,02M nên 0,5 0,15 0,4a CHCl dư = 0,02 0,5 0,5 a = 0,35 mol 0,5 1. Trước hết tính số mol của NaOH là: 0,25 x 0,5 = 0,125 (mol) 0,5 - Ta có PTPƯ: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2  Theo PTPƯ thì số mol Na = số mol NaOH = 0,125 (mol) 0,5 - Vậy khối lượng Na cần lấy là: 0,125 x 23 = 2,875 (gam) 0,5 2. Trước hết tính số mol của Na = 46 = 2 (mol) 0,5 23 2 a. Theo PTPƯ thì tỷ lệ số mol của Na và H2 là 2:1 (4 đ) số mol của H2 = 1mol 0,5 Thể tích của khí A (chính là khí H2) là: V H2 = 1 x 22,4 = 22,4 (lit) 0,5 b. Nồng độ % của dung dịch B (NaOH) là: C % = 2.40.100 = 7,66% 0,5 1000 46 1.2
  3. c. Khối lượng riêng của dung dịch B (NaOH) là: d = 1000 46 1.2 = 1,08 (g/ml) 0,5 996 1. Các PTPƯ: (2,5 điểm, đúng mỗi PTPƯ được 0,25 điểm) t 0 a. C + O2  CO2 ↑ t 0 b. CO2 + C  2CO t 0 c. 2CO + O2  2CO2 d. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O t 0 e. CaCO3  CaO + CO2 ↑ g. CaO + H2O → Ca(OH)2 t 0 h. 3CO + Fe2O3  2Fe + 3CO2 ↑ y. C + H2O → CO + H2 ↑ k. H2 + Cl2 → HCl m. AgNO3 + HCl → AgNO3↓ + HNO3 3 2. Xác định các cặp chất trong dung dịch đó là: (2,5 điểm) (6,5 đ) - Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm - Viết và cân bằng đúng mỗi PTPƯ được 0,25 điểm a. KCl và NaNO3: dung dịch tồn tại được vì không có phản ứng xảy ra. b. K2SO4 và NaCl tồn tại được vì không có phản ứng xảy ra. c. Na3PO4 và CaCl2 không tồn tại vì có phản ứng cho hợp chất kết tủa: 2Na3PO4 + CaCl2 → 6NaCl + Ca3(PO4)2 ↓ d. HBr và AgNO3 không tồn tại vì có phản ứng hóa học xảy ra HBr + AgNO3 → AgBr ↓ + HNO3 e. BaCl2 và H2SO4 không tồn tại vì có phản ứng hóa học xảy ra: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
  4. g. NaHCO3 và HCl không tồn tại vì có phản ứng tạo thành chất khí bay hơi : NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 ↑ + H2O 3. Toán nhận biết: (1,5 điểm) - Đánh số thứ tự từng lọ rồi lấy hoá chất tương ứng của từng lọ ấy để thử. Dùng quỳ tím lần lượt cho vào từng dung dịch, nếu dung dịch nào làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh thì ta sẽ nhận ra đó 0,5 là dung dịch kiềm KOH. - Dung dịch nào làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ thì đó 0,25 là dung dịch axit H2SO4. - Những dung dịch nào không làm cho quỳ tím chuyển màu thì 0,25 đó là 2 dung dịch muối KCl và Na2SO4. - Dùng dung dịch BaCl2 làm chất thử nếu dung dịch nào phản ứng làm xuất hiện chất kết tủa màu trắng thì đó là dung dịch Na2SO4 0,25 chất kết tủa là BaSO4. PTPƯ: BaCl2 + Na2SO4 2NaCl + BaSO4 0,25 - Còn lại là dung dịch KCl. 1. Các PƯ khử là: t 0 Fe2O3 + 3CO  2Fe + CO2 ↑ (1) 0,25 t 0 CuO + CO  Cu + CO2 ↑ (2) 0,25 Gọi x và y là số mol của Fe2O3 và CuO Ta có hệ PT: 160x 80 y 24 0,5 8,96 3x y 0, 4 22, 4 Giải hệ phương trình 1,0 4 x = 0,1 mol và y = 0,1 mol 0,1.160.100 0,5 (5 đ) Vậy % khối lượng của Fe2O3 = 66,67% 24 CuO = 100 - 66,67 = 33,33% 0,5 Thành phần % của mỗi kim loại trong chất rắn là: 0,1.2.56.100 0,5 % Fe = 63,64% 0,1.2.56 0,1.64 % Cu = 100 - 63,64 = 36,36 % 0,5 2. Nếu thay CO bằng H2 ta có các phản ứng khử: t 0 Fe2O3 + 3H2  2Fe + 3H2O (3) 0,25 t 0 CuO + H2  Cu + H2O (4) 0,25 So sánh các phản ứng 1, 2, 3, 4, ta nhận thấy số mol H2 bằng số mol CO, do đó thể tích H2 cũng là 8, 96 lit. 0,5