Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 - Môn thi: Ngữ văn lớp 9

doc 7 trang hoaithuong97 4451
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 - Môn thi: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_thi_ngu_van_lo.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 - Môn thi: Ngữ văn lớp 9

  1. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1 Năm học: 2014 – 2015 Môn thi: Ngữ văn - lớp 9 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. ( 2 điểm) “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.” (Bếp lửa – Bằng Việt. Ngữ văn 9 tập 1) Tại sao ở hai dòng thơ sau tác giả không viết là “bếp lửa” mà lại viết là “ngọn lửa”. “Ngọn lửa” có ý nghĩa gì? Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Câu 2. ( 3 điểm) “Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô, mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực của Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.” ( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long. Ngữ văn 9 tập 1 ) Em có suy nghĩ gì về “hạnh phúc” được gợi ra từ câu nói của anh thanh niên? Câu 3. (5 điểm) Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có viết: “ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đang đọc ” Em có suy nghĩ gì về câu văn trên? Từ đó hãy trình bày cảm nhận của em về một bài thơ theo em là hay trong chương trình Ngữ văn THCS? Hết (Đề thi gồm có 1 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .;Số báo danh
  2. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Ngữ văn - Lớp: 9 Câu 1: ( 2 điểm) Ý Đáp án Điểm 1 Học sinh giải thích được: 1 - Ở dòng đầu tác giả dùng “bếp lửa” vì đây là hình ảnh xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nhắc đến “bếp lửa” là gợi ra cho người cháu nhớ đến bà ngày nào bà cũng nhóm bếp lửa. Đó là cơ sở để xuất hiện hình ảnh “ngọn lửa” ở hai dòng thơ sau. 2 - Trong mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa được cháy lên mang ý nghĩa 1 tượng trưng. Bếp lửa được bà nhen nhóm lên không chỉ bằng nguyên liệu từ củi, rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, ngọn lửa của lòng yêu thương, niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Từ “bếp lửa” đến “ngọn lửa” là hình ảnh thơ mang ý nghĩa tượng trưng, khái quát. Câu 2: ( 3 điểm) Ý Đáp án Điểm 1 * Yêu cầu về hình thức: 0,5 - Biết cách làm kiểu đoạn văn nghị luận xã hội. - Bố cụ đầy đủ, rõ ràng. Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. - Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục. 2 * Yêu cầu về nội dung: đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách 0,5 song phải đạt được các ý sau: - Đây là lời nói của anh thanh niên trong cuộc trò chuyện với ông họa sĩ. Anh cảm thấy hạnh phúc vì đã góp phần phát hiện trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm hạnh phúc, niềm vui được cống hiến, được làm việc có ích cho đất nước. Đó là niềm hạnh phúc của chàng trai trẻ được sống vì mục đích cao cả góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Quan niệm về hạnh phúc được gợi ra từ câu nói của anh thanh niên: 1,5 + Hạnh phúc là yêu thương, được yêu thương và giúp đỡ mọi người. Đó cũng là niềm vui, là ý nghĩa cuộc sống. + Hạnh phúc là biết cống hiến, sống có ý nghĩa, sống có ích, có mục đích, có lý tưởng cao đẹp. Đó là cách để nâng tâm hồn mình cao đẹp
  3. hơn. + Phê phán những quan niệm sai lầm về hạnh phúc chỉ có nghĩa là sống đầy đủ trong của cải vật chất, được mọi người quan tâm, chăm sóc, đó là cách sống hẹp hòi, ích kỷ, không biết quan tâm đến mọi người xung quanh. - Xác định thái độ của bản thân: đồng tình với những suy nghĩ của 1 anh thanh niên về hạnh phúc: góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào cuộc sống lao động và xây dựng đất nước, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đất nước, biết mở rộng tâm hồn để yêu thương và sẻ chia. Phê phán thái độ sống vị kỷ, tầm thường Câu 3: ( 5 điểm) Ý Đáp án Điểm * Yêu cầu về hình thức: 0,5 - Bài viết có đủ 3 phần. - Nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học: suy nghĩ về một nhận định, trình bày cảm nhận về một bài thơ. - Bố cục chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, cảm nhận chân thành. * Yêu cầu về nội dung: 1 1. Trình bày suy nghĩ về một nhận định. - Đây là một cách hiểu về thơ hay: thơ hay là thơ tạo được ấn tượng với người đọc ngay từ khâu đọc văn bản. Càng đọc lại càng thấy bài thơ hay. - Tác động của bài thơ hay đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, gây ra những suy nghĩ, trăn trở nơi người đọc. - Đối với một bài thơ nói chung, bài thơ hay nói riêng, người đọc phải đem cả tâm hồn mà đọc bài thơ, đọc cho đến lúc bài thơ phát sáng, làm rung lên những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn người đọc. 2. Trình bày cảm nhận về một bài thơ hay trong chương trình: 3,5 - Là một bài thơ trong chương trình Ngữ văn THCS. - Một bài thơ thực sự là một tác phẩm văn chương có giá trị cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. - Người viết cần trình bày cảm nhận ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Phần cảm nhận về bài thơ phải gắn với những giải thích ở trên một cách hợp lý.
  4. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1 Năm học: 2014 – 2015 Môn thi: Ngữ văn - lớp 9 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. ( 1,5 điểm) Từ ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? Câu 2: ( 3 điểm) Vẻ đẹp của hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.” ( Quê hương – Tế Hanh. Ngữ văn 8 tập 2 ) “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng.” ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận. Ngữ văn 9 tập 1 ) Câu 3. ( 5,5 điểm) Giá trị nhân đạo qua một số đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du? Hết (Đề thi gồm có 1 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .;Số báo danh
  5. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Ngữ văn - Lớp: 9 Câu 1. (1,5 điểm) Ý Đáp án Điểm - Bài thơ nhắc nhở chúng ta về thái độ sống và tình cảm của con người 0,75 với những năm tháng kháng chiến gian lao, tình nghĩa đối với quê hương, đất nước, bình dị, hiền hậu. - “Ánh trăng” không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ, của một người, mà 0,75 là của cả một thế hệ. Bởi vậy bài thơ còn nhắc nhở đến tất cả mọi người không được quên, phải luôn nhớ và biết ơn quá khứ. Câu 2. (3 điểm) Ý Đáp án Điểm 1 * Yêu cầu về hình thức: 0,5 - Cảm thụ được nội dung, nghệ thuật của câu thơ. - Có thể diễn đạt bằng một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn đảm bảo đầy đủ bố cục. - Lời văn mạch lạc rõ ràng cảm xúc. 2 * Yêu cầu về nội dung: bài làm đảm bảo các ý sau. a. Điểm chung trong cách thể hiện vẻ đẹp của cánh buồm trong 4 câu thơ 0,5 trên: đều mang ý nghĩa tượng trưng, đều được so sánh (trong thơ Tế Hanh) hoặc so sánh ngầm (trong thơ Huy Cận) với những hình ảnh hoặc khái niệm trừu tượng b. Điểm khác nhau: - Trong thơ Tế Hanh: + Biện pháp nghệ thuật so sánh được Tế Hanh sử dụng thành công trong
  6. hình ảnh “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Nhà thơ so sánh 0,5 “Cánh buồm” với “mảnh hồn làng” kết hợp với nghệ thuật nhân hóa qua hình ảnh “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” ->Một tâm hồn nhạy cảm gắn bó với quê hương , làng xóm. + Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc và gần gũi mang vẻ mộc 0,5 mạc nay trở lên lớn lao và kỳ vỹ, là linh hồn của quê hương Nó là hình ảnh thể hiện sự trừu mến đầy thiêng liêng, là những hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm. - Trong thơ Huy Cận: 0,5 + Hình ảnh ẩn dụ “ Buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận: thực là từ xa nhìn lại, trên biển, thuyền đi vào ánh sáng của vầng trăng; lãng mạn: vầng trăng trở thành cánh buồm trong tưởng tượng của nhà thơ + Ý thơ lạ, sáng tạo qua đó diễn tả công việc đánh cá đêm của những 0,5 người dân chài tuy vất vả và nguy hiểm nhưng lại trở lên nhẹ nhàng và thơ mộng. Thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên Câu 3. (5,5 đ) Ý Đáp án Điểm 1. Yêu cầu về kình thức: 0,5 - Bài viết có bố cục 3 phần. - Nắm được kỹ năng làm bài nghị luận văn học tổng hợp. - Lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng đầy đủ, chính xác, lời văn mạch lạc cảm xúc. 2. Yêu cầu về nội dung: bài viết có thể trình bày theo nhiều cách song 0,5 cần đáp ứng được các ý sau: a. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du, của nền văn học dân tộc, một tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. - Tác phẩm mang nhiều giá trị lớn trong đó có giá trị nhân đạo. b. Thân bài: 0,25 * Giải thích: Thế nào là tấm lòng nhân đạo? * Chứng minh: 1 - Tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực, xấu xa, tàn bạo đã chà đạp lên vẻ đẹp và nhân phẩm của con người: + Những thế lực đó là gì? + Gây ra những đau khổ gì?(đặc biệt đối với người phụ nữ). Dẫn chứng
  7. trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và một số đoạn trích khác. - Tiếng nói cảm thông sâu sắc đối với số phận bi kịch của con người nhất 1 là với người phụ nữ. Dẫn chứng trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Tiếng nói đề cao giá trị con người ở vẻ đẹp, tài năng, nhân phẩm. Dẫn 1 chứng trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. - Vẽ lên ước mơ và khát vọng sống tự do, hạnh phúc của con người. Dẫn 0,75 chứng trong đoạn Kiều báo ân báo oán, Chị em Thúy Kiều. c. Kết bài: 0,25 - Khẳng định lại vấn đề đã chứng minh ở trên. - Ấn tượng của bản thân về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. Liên hệ 0,25 bản thân.