Đề tham khảo thi học kỳ 2 - Hóa học 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi học kỳ 2 - Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tham_khao_thi_hoc_ky_2_hoa_hoc_8.docx
Nội dung text: Đề tham khảo thi học kỳ 2 - Hóa học 8
- ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KỲ 2 - HÓA HỌC 8 ĐỀ 1: THCS ĐỒNG KHỞI Câu 1: (3điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau : a) Fe + O2 → ? d) CuO + H2 → ? + ? b) ? + HCl → ? + H2 e) ? + ? → H3PO4 c) ? + H2O → KOH + ? f) KClO3 → ? + ? Câu 2: (1điểm) Hãy nêu phương pháp nhận biết các dung dịch không màu sau đây: axit sunfuric loãng, canxi hidroxit , muối kẽm clorua. Câu 3: (2 điểm) Điền vào bảng sau : CTHH Phân loại Tên gọi SiO2 Axit nitric FeCl3 Nhôm hidroxit H2S Thủy ngân (II) oxit NaOH Canxi hidrophotphat Câu 4: (1 điểm) Trình bày cách pha chế 150 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 10% . Câu 5: (3 điểm) Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohidric dư . a) Viết phương trình hóa học . b) Tính thể tích khí hidro sinh ra ở đktc . c) Nếu dùng toàn bộ lượng hidro trên khử bột đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao thì khối lượng đồng thu được là bao nhiệu ? ĐỀ 2: THCS ĐỨC TRÍ Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành phương trình hóa học: a) KMnO4 → ? + ? + ? c) CaO + H2O → ? b) Al + ? → ? + H2 d) KClO3 → ? + ? Câu 2 : (1,5 điểm) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch không màu mất nhãn sau: NaOH, HCl, H2O, NaCl. Câu 3 : (1,5 điểm) Phân loại và gọi tên ( viết theo CTHH) cùa các hợp chất vô cơ có trong bảng sau: CTHH Phân loại Gọi tên Axit sunfuric P2O5 Sắt (III) hiđroxit CuO KH2PO4 Na2SO4
- Câu 4 : (1điểm) Nêu hiện tượng và viêt PTHH khi làm thí nghiệm: Natri tác dụng với nước, sau đó thử sản phẩm bằng quỳ tím. Câu 5 : (3 điểm)Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế hidro bằng cách cho 11,2 gam sắt Fe tác dụng với dung dịch axit clohidric HCl. a) Viết phương trình phản ứng b) Tính thể tích H2 sinh ra (đktc) và khối lượng muối tạo thành? c) Cho toàn bộ lượng khí X ở trên vào bình chứa 0,5 mol khí O 2. Bật tia lửa điện cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nếu đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình sau phàn ứng thì có hiện tượng gì? Giải thích? d) Tính khối lượng nước tạo thành? Câu 6: (1điểm) Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được khi hòa tan 4,8 g CuSO 4 vào nước thì tạo thành 250 ml dung dịch CuSO4 . ĐỀ 3: THCS TRẦN VĂN ƠN Bài 1: (3 điểm) Bổ túc các PTHH và phân loại các phản ứng sau: a) Al + ? → ? + H2 ( ) b) ? + H2O → NaOH + ( ) c) P + O2 → ? ( ) d) KMnO4 → ? + ? + ? ( ) Bài 2: (2,5 điểm) Điền vào chỗ trống trong bảng sau: CTHH Tên gọi Phân loại Axit nitric Fe3O4 Nhôm sunfat Bari hidrocacbonat Bazo kiềm Bài 3: (3điểm) Dẫn khí hidro qua 24g bột đồng(II) oxit đun nóng thu được chất rắn A. Khi cho sắt tác dụng hoàn toàn với 87,6g dung dịch axit clohydric sẽ điều chế được lượng khí hidro dùng cho phản ứng trên và dung dịch B. a) Viết các PTHH. b) Tính khối lượng rắn A, thể tích khí hidro cần dùng ở đktc. c) Tính nồng độ % (C%) dung dịch axit clohydric cần dùng. d) Tính khối lượng dung dịch B. Bài 4: (1,5đ) Để trộn lẫn 2 khí metan (CH 4) và khí clo, người ta sẽ úp ngược miệng bình khí clo lên trên miệng bình khí metan. Giải thích cách làm trên. ĐỀ 4: THCS VĂN LANG Bài 1: (3 điểm) Hoàn thành PTHH (ghi rõ điều kiện nếu có) rồi phân loại phản ứng: a) KMnO4 → ? + ? + ? b) H2O → ? + ? c) CaO + ? → Ca(OH)2 d) Mg + ? → MgCl2 + ?
- Bài 2: (2 điểm) Hoàn thành bảng sau CTHH Phân loại Gọi tên Axit clohiđric Kali cacbonat Cu(OH)2 Lưu huỳnh đioxit Bài 3: (1,5 điểm) a) Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho kẽm vào dung dịch axit clohiđic. b) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 lọ dung dịch sau: HCl , NaOH, H2O Bài 4: (3 điểm) Cho 9,75g kẽm tác dụng với dung dịch chứa 14,6g axit clohiđric thu được muối kẽm clorua và khí hiđro. a) Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên. b) Thể tích khí hiđro thoát ra ở đktc c) Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng. d) Giả sử đem hòa tan 0,2g kẽm clorua vào 40,8g nước. Tính nồng phần trăm dung dịch thu được Bài 5: (0,5 điểm) Tại sao muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta không dùng nước? Hãy nêu phương pháp để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy. ĐỀ 5: THCS HUỲNH KHƯƠNG NINH Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành đầy đủ bảng sau: STT CTHH Phân loại hợp chất Đọc tên hợp chất 1 SO3 2 Sắt (III) hidroxit 3 H3PO4 4 Bari clorua Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau đây: KMnO4 → O2 → H2O → H2SO4 → H2 → Fe Câu 3: (1 điểm) Cho 0,25 mol KNO3 hòa tan vào 175g nước để tạo thành dung dịch bảo hòa. Tính nồng độ phần trăm của dd muối KNO3 thu được? Câu 4: (1,5 điểm) Cho vào ống nghiệm 10 ml dd axit clohidric và 4-5 viên kẽm. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống thủy tinh xuyên qua, ở đầu ống thủy tinh này được uốn gấp khúc chữ V có chứa một ít bột đồng ( II ) oxit. Dùng đèn cồn đốt nóng đều ống thủy tinh, sau đó nung nóng ở chổ có bột đồng ( II ) oxit. Hãy nêu các hiện tượng thí nghiệm và viết các PTHH? Câu 5: (3 điểm) Cho 9,125 g Axit HCl tác dụng với 1,2 g kim loại Magie tạo thành muối magie clorua và khí hiđrô. a) Tính thể tích khí hiđrô sinh ra ( ở đktc ) . b) Tính khối lượng của các chất còn lại sau phản ứng . c) Dùng lượng H2 để khử Oxit sắt từ. Tính khối lượng kim loại sắt tạo thành ? ĐỀ 6: THCS CHU VĂN AN Câu 1: (3 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có và cho biết thuộc loại phản ứng hóa học):
- a) Al + HCl → + . ( ) b) Fe2O3 + → Fe + . ( ) c) KMnO4 → + + O2 ( ) d) P2O5 + → H3PO4 ( ) e) K2O + H2O → ( ) f) Ca + → Ca(OH)2 + ( ) Câu 2: (1điểm) Điền vào chỗ trống trong bảng sau: CTHH Tên gọi Phân loại NaHCO3 Axit sunfuric Zn(OH)2 Đồng (II) nitrat Câu 3 : (1 điểm) Mô tả hiện tượng và viết phương trình cho thí nghiệm sau: dẫn khí hiđro qua CuO và đun nóng. Câu 4: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau : KOH ; HCl ; NaNO3, H2O. Câu 5: (2,5 điểm) Cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 43,8 gam axit clohidric a) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng. b) Tính khối lượng dung dịch axit clohidric ban đầu biết nồng độ dung dịch là 10%. Câu 6: (1 điểm) Người ta dùng đèn xì oxi- axetilen để hàn và cắt kim loại. Phản ứng cháy của axetilen C2H2 trong oxi tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy 8.96 lit khí axetilen (đktc). ĐỀ 7: THCS NGUYỄN DU Câu 1: (3 điểm) Các em hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) Thuốc tím → (nhiệt độ) b) Kali clorat → (nhiệt độ, xúc tác) c) Sắt (III) oxit + Hidro → (nhiệt độ) d) Sắt + Acid clohidric → e) Kali + Nước → f) Nước + Diphotpho penataoxit → Câu 2: (1,5 điểm) Trong mỗi gia đình của chúng ta đều có 4 chất lỏng không màu sau: nước, nước muối, giấm ăn, cồn. Vậy làm thế nào có thể phân biệt được 4 chất lỏng đó mà không cần dùng khứu giác hay vị giác? Các em hãy trình bày cách nhận biết của mình. Các em không cần viết phương trình phản ứng (nếu có) xảy ra trong quá trình nhận biết. Câu 3: (1 điểm) Theo các em chúng ta cần lấy bao nhiêu gam nước hòa tan với 50 gam muối ăn để được dung dịch có nồng độ 10%? Câu 4: (3 điểm) Điện phân hoàn toàn 3,6 gam nước có mặt acid làm xúc tác, sau đó thu toàn bộ lượng khí oxi sinh ra vào bình thủy tinh. Tiếp theo người ta đốt cháy 16,8 gam sắt rồi đưa nhanh vào bình thủy tinh đựng oxi ở trên thì thấy sắt cháy mãnh liệt và bắn ra các tia lửa giống pháo bông. Các em hãy tính khối lượng các chất rắn có trong bình sau khi sắt ngưng cháy. Câu 5: (1,5 điểm) Dẫn m (gam) khí hidro đi qua m (gam) bột sắt từ oxit đang đun nóng. Theo các em sắt từ oxit có bị khử hết hay không? Tại sao? Chúc các em ôn tập và thi tốt! Thầy: PHẠM TƯỞNG (ĐT: 01217773581)