Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Năm học 2021-2022

pdf 4 trang Hùng Thuận 21/05/2022 4910
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Năm học 2021-2022

  1. Tài liệu lưu hành nội bộ Ôn thi THPT Quốc Gia Hoá vô cơ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ ÔN THI THPTQG 2021 - 2022 PHẦN VÔ CƠ MÔN: HÓA HỌC Họ, tên thí sinh: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; S=32; Cl=35,5; Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Ag=108; Ba=137; Li=7; Cr=52; Zn=65; Br=80; Sr=88; Rb=85,5. Câu 1: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung dịch FeCl3 dư tạo kết tủa là: A. 1. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 2: Để nhận biết ion NO 3 trong dung dịch có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch BaCl2. B. Cu và dung dịch H2SO4 loãng. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl. Câu 3: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm, nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là: A. Cs. B. Li. C. Na. D. K. Câu 4: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng? A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe3O4. Câu 5: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là A. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím. B. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam. C. Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch. D. Có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra. Câu 6: Dung dịch CuSO4 loãng được dùng làm thuốc diệt nấm cho hoa. Để điều chế 800 gam dung dịch CuSO4 5%, người ta hòa tan CuSO4.5H2O vào nước. Khối lượng CuSO4.5H2O cần dùng là ? A. 40,0. B. 62,5. C. 25,6. D. 32,0. Câu 7: Dung dịch muối không phản ứng với Fe là : A. AgNO3. B. FeCl3. C. MgCl2. D. CuSO4. Câu 8: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân) A. FeCl2. B. FeSO4. C. Cu(NO3)2. D. K2SO4. Câu 9: Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí oxi và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để phản ứng hoàn toàn Y cần vừa đủ 2,0 lít dung dịch chứa HCl 0,4M thu được 4,844 lít khí Cl2 (đktc). Phần trăm KMnO4 bị nhiệt phân là A. 52,66 %. B. 63,19 %. C. 75,72 %. D. 72,92 %. Câu 10: Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được m gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,784 lít khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 2,7888 lít. Biết thể tích các khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là: A. 4,480. B. 4,788. C. 1,680. D. 3,920. Câu 11: Trộn 2,43 gam Al với 9,28 gam Fe3O4 rồi nung nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 2,352 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y được a gam muối khan. Xác định giá trị của a là: A. 27,965. B. 18,325. C. 28,326. D. 16,605. Câu 12: Cho 16,8 gam sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là: 1 Biên soạn: ThS. Cao Mạnh Hùng Có công mài sắt có ngày nên kim! Trang 1/4 - Mã đề thi 002
  2. Tài liệu lưu hành nội bộ Ôn thi THPT Quốc Gia Hoá vô cơ A. 6,72. B. 4,48. C. 10,08. D. 13,44. Câu 13: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là: A. 40. B. 60. C. 50. D. 100. Câu 14: Tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lit dung dịch Cu(NO3)2 0,2M. Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lit dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là A. V1 = 2V2. B. 10V1 = V2. C. V1 = 10V2. D. V1 = 5V2. Câu 15: Cho các ứng dụng sau đây ? (a) dùng trong ngành công nghiệp thuộc da. (b) dùng công nghiệp giấy. (c) chất làm trong nước. (d) chất cầm màu trong ngành nhuộm vải. (e) khử chua đất trồng, sát trùng chuồng trại, ao nuôi. Số ứng dụng của phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) là: A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 16: Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và 1 kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là : A. Mg. B. Ag. C. Fe. D. Cu. Câu 17: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X (gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe2O3, và t mol Fe3O4) trong dung dịch HCl không thấy khí có khí bay ra khỏi khỏi bình, dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối. Mối quan hệ giữa số mol các chất có trong hỗn hợp X là : A. x + y = z + t. B. x + y = 2z + 3t. C. x + y = 2z + 2t. D. x + y = 2z + 2t. Câu 18: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chưa 1 muối tan là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Al và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,06 mol NaNO3 kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa có khối lượng 115,28 gam và V lít (đkc) hỗn hợp khí T gồm N2O và H2 (tỉ lệ 1 : 1). Cho dung dịch NaOH dư vào X thấy lượng NaOH phản ứng là 36,8 gam, đồng thời thu được 13,92 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 1,792. B. 1,344. C. 2,24. D. 2,016. Câu 20: Hỗn hợp X gồm a mol Al và b mol Na. Hỗn hợp Y gồm b mol Al và a mol Na. Thực hiện 2 thí nghiệm sau. Thí nghiệm 1: Hòa tan hỗn hợp X vào nước dư thu được 5,376 lít khí H2, dung dịch X1 và m gam chất rắn không tan. Thí nghiệm 2: Hòa tan hỗn hợp Y vào nước dư thu được dung dịch Y1 trong đó khối lượng NaOH là 1,2 gam. Biết thể tích khí đo ở đktc. Tổng khối lượng Al trong hỗn hợp X và Y là A. 7,56. B. 7,29. C. 7,02. D. 6,75. Câu 21: Có 5 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; KHSO4 và KHCO3; BaCl2 và CuSO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra các chất tan tốt trong nước là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 22: Cho số hiệu nguyên tử của các nguyên tố sau: Na(Z=11); K(Z=19); Ca(Z=20); Cl(Z=17). Ion nào sau đây có cấu hình electron 1s22s22p6? 2 Biên soạn: ThS. Cao Mạnh Hùng Có công mài sắt có ngày nên kim! Trang 2/4 - Mã đề thi 002
  3. Tài liệu lưu hành nội bộ Ôn thi THPT Quốc Gia Hoá vô cơ A. K+. B. Na+. C. Ca2+. D. Cl-. Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,672 lít N2 (ở đktc) duy nhất và dung dịch chứa 54,9 gam muối. Giá trị của V là A. 0,65. B. 0,72. C. 0,86. D. 0,70. Câu 24: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không cùng tồn tại trong dung dịch? A. AlCl3 và CuSO4. B. Na2CO3 và KOH. C. NaCl và Ba(NO3)2. D. NaOH và NaHCO3. Câu 25: Ở điều kiện thường, dãy gồm các kim loại hòa tan được trong dung dịch NaOH loãng là. A. Al, Zn, Cr. B. Al, Zn. C. Cr, Zn. D. Al, Cr. Câu 26: Dãy kim loại sắp xếp theo tính khử tăng dần là (trái sang phải): A. Fe, Mg, Al. B. Fe, Al, Mg. C. Mg, Al, Fe. D. Al, Mg, Fe. Câu 27: Cho 6,9 gam Na vào dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 14,59 gam chất tan. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 dư đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 38,65. B. 28,8. C. 40,76. D. 39,20. Câu 28: Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc); dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH; 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 24,7. B. 28,2. C. 27,9. D. 25,5. Câu 29: Phương trình hóa học nào sau đây viết sai? A. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu. B. Cu + 2HNO3 Cu(NO3)2 + H2. C. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag. D. Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2. Câu 30: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần nhất giá trị nào sau đây : A. 3,0. B. 1,0. C. 1,5. D. 2,5. Câu 31: Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 23 gam natri kim loại vào 178 gam nước là kết quả nào sau đây? A. 19,90%. B. 20,21%. C. 22,47%. D. 20,00%. Câu 32: Hỗn hợp A gồm Fe(NO3)3, Al, Cu và MgCO3. Hòa tan 28,4 gam A bằng dung dịch H2SO4 thu được dung dịch B chỉ chứa 65,48 gam muối và V lít hỗn hợp Z (đkc) gồm NO, N2O, N2, H2 và CO2 (trong đó có 0,02 mol H2) có tỉ khối so với H2 là 16. Cho B tác dụng với lượng dư BaCl2 thu được 123,49 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho từ từ NaOH vào B thì lượng kết tủa cực đại thu được là 31,92 gam. Giá trị của V là : A. 3,36. B. 5,6. C. 4,48. D. 5,6. Câu 33: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200ml dung dịch X. Lấy 100ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đkc). Mặt khác, 100 ml X tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,15. B. 0,06. C. 0,1. D. 0,2. Câu 34: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong dung dịch X là A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2 và AgNO3. C. Mg(NO3)2 Fe(NO3)3. D. Mg(NO3)2 và AgNO3. Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3 và ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa gồm : 3 Biên soạn: ThS. Cao Mạnh Hùng Có công mài sắt có ngày nên kim! Trang 3/4 - Mã đề thi 002
  4. Tài liệu lưu hành nội bộ Ôn thi THPT Quốc Gia Hoá vô cơ A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2. D. Fe(OH)3 và Zn(OH)2. Câu 36: Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1,2 M thu được khí NO và m gam - kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 và không có khí H2 bay ra A. 2,4. B. 0,64. C. 0,32. D. 1,6. Câu 37: Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là: A. 2 : 1. B. 3 : 1. C. 3 : 2. D. 5 : 3. Câu 38: Sắt tây là hợp kim của sắt và kim loại M. M là: A. Zn. B. Pb. C. Cr. D. Sn. Câu 39: Cho 12,55 gam hỗn hợp rắn X gồm FeCO3, MgCO3 và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 và NaNO3 (trong đó tỷ lệ mol của H2SO4 và NaNO3 tương ứng là 19:1) thu được dung dịch Y (không chứa ion NO 3 ) và 2,464 lít khí Z (đktc) gồm NO, CO2, NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 239/11. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH đến khi thu được kết tủa cực đại thấy có 0,37 mol NaOH tham gia phản ứng. Mặt khác, khi cho dung dịch Y tác dụng dung dịch NaOH dư đun nóng không thấy khí bay ra. Phần trăm về khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 40,63 %. B. 46,2 %. C. 12,19 %. D. 20,3 %. Câu 40: Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong môi trường khí trơ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm: A. Fe, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2, O2. C. FeO, NO2, O2. D. Fe3O4, NO2, O2. HẾT 4 Biên soạn: ThS. Cao Mạnh Hùng Có công mài sắt có ngày nên kim! Trang 4/4 - Mã đề thi 002