Đề ôn tập kiến thức môn Vật lí 10 Sách Cánh diều (Có đáp án)

docx 4 trang Đào Yến 11/05/2024 1890
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiến thức môn Vật lí 10 Sách Cánh diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_kien_thuc_mon_vat_li_10_sach_canh_dieu_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề ôn tập kiến thức môn Vật lí 10 Sách Cánh diều (Có đáp án)

  1. ĐỀ TỔNG ÔN KIẾN THỨC Môn học: VẬT LÍ 10 Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên . Trường Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì? A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất.B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Qui luật tương tác của các dạng năng lượng.D. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Câu 2. Vào lúc 10 giờ, người lái xe nhìn vào tốc kế và thấy tốc kế chỉ 40 km/h. Số liệu này cho biết A. tốc độ tức thời của xe. B. vận tốc trung bình của xe. C. tốc độ trung bình của xe.D. vận tốc tức thời của xe. Câu 3. Bạn A chuyển động thẳng đều từ nhà (N) qua trạm xăng (X), tới siêu thị (S) và tới trường (T). Chọn hệ toạ độ có gốc O là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường. Độ dịch chuyển của bạn A từ trạm xăng tới trường là A. 1000 m.B. 800 m.C. 1200 m. D. 400 m. Câu 4. Sai số có nguyên nhân không rõ ràng có thể do thao tác đo không chuẩn, do điều kiện làm thí nghiệm hạn chế hoặc do hạn chế về giác quan gọi là A. sai số tuyệt đối.B. sai số dụng cụ.C. sai số ngẫu nhiên. D. sai số hệ thống. Câu 5. Thiết bị nào sau đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt? A. Đồng hồ đo nhiệt.B. Nhiệt kế điện tử.C. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc. D. Kính lúp. Câu 6. Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật. B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm. C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm. D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị. Câu 7. Những ngành nào thuộc về Vật lí? A. Cơ học, nhiệt học, điện học và quang học. B. Nhiệt học, quang học và sinh vật học. C. Điện học, quang học và xã hội học.D. Cơ học, nhiệt học và địa lí học. Câu 8. Giới hạn đo của thước là A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước.C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước.D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 9. Gọi A là giá trị trung bình, A là sai số dụng cụ, A là sai số ngẫu nhiên, A là sai số tuyệt đối. Sai số tỉ đối của phép đo là A A A A A. A .100%.B. A .100%.C. A .100%. D. A .100% . A A A A Câu 10. Đường kính của một sợi dây đo bởi thước pame trong 5 lần đo bằng 2,620 cm; 2,625 cm; 2,630 cm; 2,628 cm và 2,626 cm. Bỏ qua sai số dụng cụ. Sai số tỉ đối bằng A. 0,1%.B. 0,2%.C. 0,3%. D. 0,4%. 1
  2. Câu 11. Độ lớn độ dịch chuyển và quãng đường bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn.B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 12. Bạn Hùng đi bộ đến quán tạp hóa để mua đồ dùng cá nhân. Từ nhà, Hùng đi bộ 1 km về phía Đông, sau đó 1 km về phía Nam và sau đó 1 km về phía Đông một lần nữa. Chọn phát biểu đúng? A. Quãng đường đi được của Hùng là 1 km. B. Độ dịch chuyển của Hùng là 2,24 km, có hướng Đông Nam. C. Độ dịch chuyển của Hùng là 3 km, có hướng Đông Nam. D. Quãng đường đi được của Hùng là 2,24 km. Câu 13. Hình vẽ bên dưới mô tả độ dịch chuyển của 4 vật. Chọn câu đúng? A. Vật 1 đi 200 m theo hướng Nam. B. Vật 2 đi 200 m theo hướng 450 Đông – Bắc. C. Vật 3 đi 300 m theo hướng Đông. D. Vật 4 đi 100 m theo hướng Đông. Câu 14. Một người đi xe đạp trên 2/3 đoạn đường đầu với tốc độ trung bình 15 km/h và 1/3 đoạn đường sau với tốc độ trung bình 20 km/h. Tốc độ trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là A. 17,50 km/h.B. 12,00 km/h.C. 15,00 km/h. D. 16,36 km/h. Câu 15. Một xe máy đi từ điểm P đến Q đến R đến S và cuối cùng đến P theo một đường tròn như hình vẽ bên. Độ dịch chuyển của chiếc xe máy có độ lớn bằng A. 5π km.B.5 km C. 10π km.D. 0 km. Câu 16. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động. C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian. Câu 17. Khi vật đang chuyển động thẳng và đổi chiều đại lượng nào sau đây đổi dấu A. tốc độ trung bình và vận tốc trung bìnhB. tốc độ tưc thời C. Quãng đường và độ dịch chuyển.D. độ dịch chuyển và vận tốc Câu 18. Một người đang ở phía Tây của một cái hồ và muốn bơi ngang qua để đến vị trí ở phía Đông, đối diện với vị trí xuất phát của mình. Người này có thể bơi với tốc độ 1,9 m/s khi nước hồ lặng. Biết rằng lá cây trôi trên mặt nước hồ được 4,2 m về hướng Nam trong 5,0 s. Người này sẽ phải bơi theo hướng nào để đến vị trí đối diện trực tiếp với vị trí của anh ta? A.770 hướng Đông – Bắc.B. 23 0 hướng Đông – Bắc. C. 260 hướng Đông – Bắc. D. hướng Đông. Câu 19. Một thang máy đưa người từ tầng 1 lên tầng 5 cao 12 m rồi lại về chờ ở tầng 1. Quãng đường s và độ dịch d chuyển của thang máy trong quá trình chuyển động trên là A. s = 12 m; d = 0 m. B. s = 24 m; d = 12 m. C. s = 24 m; d = 0 m. D. s = 12 m; d = 12 m. Câu 20. Khi đo chiều dài của chiếc bàn học, một học sinh viết được kết quả là  =118 2(cm). Sai số tỉ đối của phép đo này bằng A. 2%.B. 1,7%.C. 5,9%. D. 1,2%. 2
  3. Câu 21. Tốc độ trung bình của máu chảy trong động mạch là 20 cm/s. Giả sử tốc độ trên không phụ thuộc vào độ lớn của động mạch và quãng đường một hồng cầu đi từ tim tới chân người là 1,5 m. thời gian để đi được quãng đường trên là A. 0,3 s.B. 7,5 s.C. 0,5 s. D. 0,13 s. Câu 22. Chỉ dùng thước đo chiều dài và đồng hồ bấm giây để đo tốc độ trung bình của một chiếc xe đồ chơi chuyển động thẳng từ điểm A đến điểm B. Nhận định nào sau đây là sai? A. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t là phép đo trực tiếp. B. Có thể đo trực tiếp được tốc độ trung bình của chuyển động. s C. Dùng công thức v tính tốc độ trung bình là phép đo gián tiếp. t D. Dùng thước đo quãng đường s là phép đo trực tiếp. Câu 23. Kí hiệu có ý nghĩa là A. tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.B. dụng cụ dễ vỡ. C. dụng cụ đặt đứng.D. không được phép bỏ vào thùng rác. Câu 24. Khi phòng thực hành có đám cháy nơi có các thiết bị điện đang hoạt động thì thao tác nào sau đây là sai? A. Đưa toàn bộ các hoá chất, chất dễ cháy ra khu vực an toàn. B. Tổ chức thoát nạn. C. Ngắt toàn bộ hệ thống điện. D. Sử dụng nước dập đám cháy. Câu 25. Nhiệt độ đầu và nhiệt độ cuối của một lượng nước được ghi bởi một người quan sát trên nhiệt kế là (42,4 ± 0,2)°C và (80,6 ± 0,3)° . Bỏ qua sai số dụng cụ, nhiệt độ của nước đã tăng A. (39,2 0,5) 0C. B. (38,2 0,6) 0C. C. (38,2 0,5) 0C. D. (38,2 0,1) 0C. Câu 26. Một chiếc thuyền chạy từ A đến B cách nhau 6 km rồi trở về A. Biết rằng vận tốc của thuyền đi trong nước yên lặng là 5 km/h, vận tốc nước chảy là 1 km/h. Vận tốc tổng hợp khi thuyền đi xuôi xòng là A.6 m/s.B. 4 km/h.C. 4 m/s. D. 6 km/h. Câu 27. Chọn phát biểu đúng? A.Vận tốc là đại lượng vô hướng không âm. B.Vận tốc là đại lượng vectơ có hướng ngược với hướng của độ dịch chuyển. C. Vận tốc là đại lượng vô hướng có thể âm hoặc dương. D. Vận tốc là đại lượng vectơ có hướng là hướng của độ dịch chuyển. Câu 28. Bạn Huy đạp xe đạp trên đoạn đường thẳng và nhà đến trường THPT Hai Bà Trưng. Trong nữa đoạn đường đầu Huy đạp xe với tốc độ trung bình là v1 = 15 km/h và do sức khỏe có hạn nên nữa đoạn đường tiếp theo, Huy giảm tốc độ trung bình xuống chỉ còn v2 = 10 km/h. Tốc độ trung bình của Huy trên cả đoạn đường từ nhà đến trường là A. 10 km/h.B. 14 km/h.C. 12 km/h. D. 12,5 km/h. Câu 29. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào giữa thế kỉ XVIII là A. Sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu siêu nhỏ, điện thoại thông minh vv B. Xây dựng các dây chuyển sản suất tự động dựa trên những thành tựu nghiên cứu về điện tử,vi mạch, chất bán dẫn vv C. Xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người. D. Thay thế sức lực cơ bắp bằng máy móc. 3
  4. Câu 30. Kí hiệu mang ý nghĩa gì? A. Không được phép bỏ vào thùng rác.B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. C. Dụng cụ đặt đứng.D. Dụng cụ dễ vỡ. HẾT 4