Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10 học kì I - Môn: Lí

doc 6 trang hoaithuong97 5510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10 học kì I - Môn: Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_lop_10_hoc_ki_i_mon_li.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10 học kì I - Môn: Lí

  1. Nguyễn Thị Diệu Thuý ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 10 HỌC KÌ I ĐỀ 1 1. Phạm vi kiểm tra Chương I: Động học chất điểm 2. Ma trận đề 4 câu nhận biết: 0,5đ/câu x 4 câu = 2đ 6 câu thông hiểu: 0,5đ/câu x 6 câu = 3đ 2 câu vân dụng: 2,5đ/câu x 2 câu = 5đ Biết Hiểu Vận dụng Tổng số câu Kiến thức Mức độ Chuyển động cơ 1 0 0 1 Chuyển động thẳng đều 1 1 0 2 Chuyển động thẳng biến đổi đều 0 1 1 2 Sự rơi tự do 0 2 0 2 Chuyển động tròn đều 0 1 1 2 Tính tương đối của chuyển động. 1 1 0 2 Công thức cộng vận tốc Sai số của phép đo các đại lượng 1 0 0 1 vật lí Tổng điểm 2đ 3đ 5đ 12câu - 10đ 3. Nội dung câu hỏi kiểm tra Phần trắc nghiệm: Câu 1. Chọn câu trả lời đúng: Một vật là đứng yên: A. khi khoảng cách của nó tới một điểm cố định là không đổi. B. khi vị trí của nó so với một điểm là thay đổi. C. khi vị trí của nó so với một mốc là không đổi. D. khi khoảng cách của nó đến một vật khác là không đổi. Câu 2. Tìm phát biểu đúng cho chuyển động thẳng đều. A. Toạ độ của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động. B. Quỹ đạo có thể là đường gấp khúc. C. Vận tốc luôn hợp với quỹ đạo một góc không đổi khác không. D. Quãng đường đi được luôn tỉ lệ với thời gian. Câu 3. Tìm phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều xuất phát từ gốc toạ độ trong hệ toạ độ (x,t). A. x = 3- 3t B. x = -2t C. x = -5 + t D. x = 6 + t Câu 4. Chọn phát biểu đúng. A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc luôn âm. B. Vận tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều luôn âm. C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc. D. Chuyển động chậm dần đều có vận tốc nhỏ hơn chuyển động nhanh dần đều. Câu 5. Hai hòn bi cùng rơi tự do không vận tốc đầu từ các độ cao tương ứng là h1 và h2. Tỉ số vận tốc khi chạm đất của hai hòn bi là v2/v1 = 2. Tỉ số độ cao h2/h1 là :
  2. Nguyễn Thị Diệu Thuý A. 2 B. 4 C. √2 D. ½ Câu 6. Một vật nặng rơi từ độ cao 80m xuống đất thì sau bao lâu vật chạm đất ? A. 1s B. 2s C. 3s D. 4s Câu 7. Chọn phát biểu sai về chuyển động tròn đều. A. Tốc độ dài tỉ lệ thuận với tốc độ góc. B. Tích số của chu kì với tần số luôn bằng 1. C. Tốc độ góc tỉ lệ nghịch với bán kính. D. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ với bình phương của tốc độ dài. Câu 8. Chọn công thức cộng vận tốc sai. A. v1,3 v2,3 v1,2 B. v1,2 v1,3 v3,2 C. v1,2 v1,3 v2,3 D. v2,3 v2,1 v1,3 Câu 9. Một chiếc thuyền đi ngược sông với vận tốc 15km/h so với bờ. Tốc độ chảy của nước sông là 5km/h. Tốc độ của thuyền so với nước bằng bao nhiêu ? A. 10km/h B. 15km/h C. 20km/h D. 25km/h Câu 10. Đơn vị nào không phải là dơn vị cơ bản của hệ SI. A. K B. km C. s D. A Phần Tự luận Câu 11. Vận tốc của một chiếc xe chuyển động chậm dần đều giảm từ 30m/s đến 15m/s trên quãng đường 75m. Sau đó nó sẽ đi được quãng đường bằng bao nhiêu nữa thì dừng hẳn. Câu 12. Một chất điểm chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 20cm, mỗi giây đi được 4 vòng. Hãy xác định : a. Chu kì. b. Tốc độ góc, tốc độ dài. c. Gia tốc hướng tâm. ĐÁP ÁN Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C D B C B D C C C B Phần tự luận Câu 11. Nội dung Điểm Tóm tắt : 0,5đ vo = 30m/s v1 = 15m/s s01 = 75m v2 = 0 s12 = ? Gia tốc của xe là: 1đ 2 2 2 2 2 a = (v1 – v0 )/2S01 = (15 - 30 )/2.75 = - 4,5 (m/s )
  3. Nguyễn Thị Diệu Thuý Quãng đường vật đi thêm trước khi dừng : 1đ 2 2 2 s12 = (v2 – v1 )/2a = (0 - 15 )/2(-4,5) = 25 (m) Câu 12. Nội dung Điểm Tóm tắt : 0,5đ R = 20cm = 0,2m f = 4 vòng/s T = ? ω = ? v = ? aht = ? Ta có: T = 1/f = 1/4 =0,25 (s) 0,5đ ω = 2πf = 2π.4 = 8π (rad/s) 0,5đ v = Rω = 0,2.8π = 1,6π (m/s) 0,5đ 2 2 aht = v /R = 128 (m/s ) 0,5đ
  4. Nguyễn Thị Diệu Thuý ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 10 HỌC KÌ I ĐỀ 2 4. Phạm vi kiểm tra Chương I: Động học chất điểm 5. Ma trận đề 4 câu nhận biết: 0,5đ/câu x 4 câu = 2đ 6 câu thông hiểu: 0,5đ/câu x 6 câu = 3đ 2 câu vân dụng: 2,5đ/câu x 2 câu = 5đ Biết Hiểu Vận dụng Tổng số câu Kiến thức Mức độ Chuyển động cơ 1 0 0 1 Chuyển động thẳng đều 1 1 0 2 Chuyển động thẳng biến đổi đều 0 1 1 2 Sự rơi tự do 0 2 0 2 Chuyển động tròn đều 0 1 1 2 Tính tương đối của chuyển động. 1 1 0 2 Công thức cộng vận tốc Sai số của phép đo các đại lượng 1 0 0 1 vật lí Tổng điểm 2đ 3đ 5đ 12câu - 10đ 6. Nội dung câu hỏi kiểm tra Phần trắc nghiệm: Câu 1. Trong những trường hợp nào sau đây có thể xem vật chuyển động như một chất điểm. A. Quả bóng khi chạm chân cầu thủ. B. Một đoàn xe lửa chạy trong sân ga. C. Mặt trăng quay quanh trái đất. D. Chiếc ôtô đang vào bến. Câu 2. Trong những phương trình dưới đây, phương trình nào biểu diễn quy luật của chuyển động thẳng đều. A. x = 3t (m) B. x = 3t + 5 (m) C. v = 5 (m/s) D. Cả A, B, C Câu 3. Một chất điểm chuyển động thẳng đều. Ở thời điểm t = 1s thì có toạ độ x = 7m. Ở thời điểm t = 3s thì có toạ độ x = 11m. Hỏi phương trình chuyển động của chất điểm là phương trình nào sau đây ? A. x = 3t + 5 (m) B. x = 3t + 7 (m) C. x = 2t + 5 (m) D. x = 2t + 11 (m) Câu 4. Phương trình chuyển động của một vật là : x = -t2/2 + 2t +4 (m). Đâu là công thức vận tốc của vật ? A. v = t (m/s). B. v = t + 4 (m/s). C. v = t + 2 (m/s). D. v = -t + 2 (m/s) Câu 5. Một vật được thả rơi từ độ cao 20m. Thời gian rơi của vật là bao nhiêu ? A. 1s. B. 2s. C. 3s. D. 4s.
  5. Nguyễn Thị Diệu Thuý Câu 6. Trong khi rơi tự do vật thứ nhất rơi mất một khoảng thời gian gấp đôi vật thứ hai. Hãy so sánh quãng đường đi được của vật thứ nhất và vật thứ hai. A. h1 = 4h2. B. h1 = 3h2. C. h1 = 2h2. D. h1 = h2. Câu 7. Một ôtô chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 100m, gia tốc hướng tâm 2,25m/s2. Hỏi tốc độ dài của ôtô bằng bao nhiêu? A. 54km/h B. 158km/h C. 58km/h D. 45km/h Câu 8. Người quan sát ở trên mặt đất thấy mặt trời mọc đằng đông và lặn đằng tây, nguyên nhân là do: A. Trái đất tự quay theo chiều từ tây sang đông. B. Trái đất tự quay theo chiều từ đông sang tây. C. Mặt trời chuyển động quang trái đất theo chiều từ đông sang tây. D. Trái đất chuyển động quang mặt trời theo chiều từ tây sang đông. Câu 9. Hai đầu máy xe lửa chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một doạn đường thẳng với vận tốc v1 và v2. Hỏi vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai là bao nhiêu? A. v1,2 = v1. B. v1,2 = v1 + v2. C. v1,2 = v2. D. v1,2 = v1 – v2. Câu 10. Khi đo chiều dài một cái bàn bằng các cây thước khác nhau, mỗi học sinh trong lớp đo được các giá trị khác nhau, nguyên nhân này là do: A. Sai số tỉ đối. B. Sai số tuyệt đối. C. Sai số ngẫu nhiên. D. Sai số dụng cụ. Phần tự luận: Câu 11. Một xe ôtô đang đi với vận tốc 36km/h thì gặp vật cản phải phanh gấp. Sau 2s thì xe dừng lại. Tính gia tốc của xe và quãng đường xe đi được đến lúc dừng lại? Câu 12. Một vệ tinh nhân tạo quay quanh trái đất ở độ cao 200km so với mặt đất. Tìm tốc độ dài của vệ tinh biết rằng ở độ cao đó gia tốc rơi tự do là 9,2 m/s2 và bán kính trái đất là 6400km. ĐÁP ÁN Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C D C D B A A A B D Phần tự luận Câu 11. Nội dung Điểm Tóm tắt : 0,5đ vo = 36km/h = 10m/s v = 0 t = 2s a = ? s = ? Gia tốc của xe là: 1đ 2 a = (v – v0)/t = (0 – 10)/2 = -5 (m/s ) Quãng đường vật đi thêm trước khi dừng : 1đ
  6. Nguyễn Thị Diệu Thuý 2 2 2 s12 = (v – v0 )/2a = (0 - 10 )/2(-5) = 10 (m) Câu 12. Nội dung Điểm Tóm tắt : 0,5đ Rđ = 6 400 km h = 200 km g = 9,2 m/s2 v = ? Chuyển động của vệ tinh coi như chuyển động tròn đều quanh trái đất 0,5đ với gia tốc a của vệ tinh chính là gia tốc rơi tự do. a = g = 9,2 m/s2 5 Bán kính của chuyển động: R = Rđ + h = 6 600 km = 66.10 m 0,5đ Từ công thức a = v2/R suy ra v gR 0,5đ Thay số v ≈ 7,8 km/s 0,5đ