Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề 7: Châu Phi - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 11 trang binhdn2 4121
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề 7: Châu Phi - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_lich_su_lop_12_chu_de_7_chau_phi_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề 7: Châu Phi - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. CHỦ ĐỀ 7. CHÂU PHI Câu 1. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu từ khu vực nào? A. Khu vực Nam Phi. B. Khu vực Tây Phi. C. Khu vực Đông Phi. D. Khu vực Bắc Phi. Câu 2. Sự kiện được xem là mốc mở đầu cho phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Cách mạng Libi bùng nổ (1952). B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962). C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952). D. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956). Câu 3. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã khi A. cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri thắng lợi (1962). B. cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích giành thắng lợi (1975). C. nhân dân Nam Rôđêdia thành lập nước Cộng hòa Dimbabuê (1980). D. chính quyền Nam Phi phải trao trả độc lập cho Namibia (1990). Câu 4. Quốc gia mở đầu phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi trong những năm 50 của thế kỉ XX là A. Ai Cập. B. MaRốc. C. Xuđăng. D. Môdămbích. Câu 5. Tổng thống người da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi là A. Nenxơn Manđêla. B. Catada. C. Phiđen Cátxtơrô. D. Nenxơn Cácxô. Câu 6. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chủ nghĩa thực dân mới. C. chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai. D. chính quyền độc tài thân Mĩ. Câu 7. Sự khác biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. B. châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. C. hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang, ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị. D. lãnh đạo cách mạng ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc. Câu 8. Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai ở Nam Phi là A. một chế độ phân biệt đấng cấp hết sức nghiệt ngã. B. một biến tướng của chủ nghĩa thực dân. C. một biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế. D. một chế độ chiếm nô khắc nghiệt. Câu 9. Năm 1975 nhân dân các nước ở Châu Phi đã cơ bản hoàn thành công cuộc đấu tranh A. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc. B. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc. C. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ và chế độ A-pac-thai. D. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới và chế độ A-pac-thai. Câu 10.Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 - 1975 là thắng lợi của nhân dân A. An-giê-ri. B. Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la. 1
  2. C. Dim-ba-bu-ê. D. Nam Phi. Câu 11. Sự kiện Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu A. sự chấm dứt hoàn toàn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. B. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. C. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới. D. sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Câu 12. Chế độ độc tài Batixta được thiết lập ở Cuba năm 1952 là A. chế độ độc tài chuyên chế. B. chế độ độc tài thân Mĩ. C. tay sai của thực dân Anh. D. tay sai của thực dân Bồ Đào Nha. Câu 13. Lực lượng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. địa chủ phong kiến. B. quý tộc. C. tư sản dân tộc và vô sản. D. vô sản và nông dân. Câu 14. Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ănggôla và Môdămbích sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đánh đổ ách thống trị của A. phát xít Nhật. B. phát xít Italia. C. thực dân Tây Ban Nha. D. thực dân Bồ đào Nha. Câu 15. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là A. Chủ nghĩa Apác thai. B. Chủ nghĩa thực dân cũ. C. Chủ nghĩa thực dân mới. D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Câu 16. Sự kiện Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) có ý nghĩa như thế nào? A. Đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi. B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. C. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới. D. Đánh dấu sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 17. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các nước nào ở châu Á? A. Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Trung Quốc, Ấn độ. C. Việt Nam, Trung Quốc. D. Trung Quốc, Ấn Độ và Philíppin. Câu 18. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì A. chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng. B. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của chủ nghĩa thực dân. D. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân. Câu 19. Quốc gia cuối cùng ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là A. Angiêri. B. Xu đăng. C. Nam Phi. D. Ănggôla. Câu 20. Nhận định nào sau đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla? A. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi. B. Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn của châu Phi. C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh xóa bỏ đói nghèo ở Nam Phi. Câu 21. Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chế độ phong kiến. B. chế độ nô lệ. C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. D. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. 2
  3. Câu 22. Vào năm 1975, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã sau thắng lợi của nhân dân A. Libi, Marốc, Xuđăng. B. Gana, Ghinê, Nam Phi. C. Môdămbích, Ănggôla. D. Marốc, Xuđăng, Ai Cập. Câu 23. Cho các dữ liệu sau: 1) 17 nước châu Phi được trao trả độc lập. 2) Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla. 3) Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai chính thức bị xóa bỏ. 4) Tuynidi, Marốc và Xu đăng giành độc lập. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. A. 4, 1, 2, 3. C. 3, 1, 4, 2. B. 4, 2, 3, 1. D. 3, 4, 1, 2. Câu 24. Hình thức đấu tranh chủ yếu của các nước châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. bãi công của công nhân. B. đấu tranh chính trị, hợp pháp và thương lượng. C. đấu tranh nghị trường. D. đấu tranh vũ trang. Câu 25. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Môdămbích và Ănggôla năm 1975? A. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai. B. Thành lập nước cộng hòa đầu tiên ở châu Phi. C. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã. D. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập ở châu Phi thế kỉ XX. Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển sớm nhất ở khu vực Bắc Phi vì A. chủ nghĩa thực dân thi hành ở đây chính sách áp bức, bóc lột nặng nề nhất. B. giai cấp công nhân ở Bắc Phi sớm được giác ngộ lí tưởng cộng sản. C. trình độ phát triển ở Bắc Phi cao hơn các khu vực khác ở châu Phi. D. giai cấp tư sản ở Bắc Phi đã lớn mạnh và trở thành giai cấp thống trị. Câu 27. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm khác Mĩ Latinh là A. do giai cấp tư sản lãnh đạo. B. có tổ chức lãnh đạo chung của châu lục. C. góp phần làm "xói mòn" trật tự hai cực Ianta. D. nhằm mục đích củng cố, bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi? A. Cách mạng Libi bùng nổ (1952). B. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956). C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952). D. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962). Câu 29. Năm 1975 là mốc thời gian đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó về cơ bản bị tan rã vì A. thực dân Bồ Đào Nha phải trao trả độc lập cho nhân dân Ănggôla và Môdămbích. B. những thuộc địa cuối cùng của Pháp ở châu Phi bị sụp đổ hoàn toàn. C. những thuộc địa cuối cùng của Anh ở châu Phi bị sụp đổ hoàn toàn. D. Anh và Pháp cam kết rút hết quân đội khỏi châu Phi. Câu 30. Nước Namibia tuyên bố độc lập (1990) sau khi thoát khỏi sự thống trị của 3
  4. A. Nam Phi. B. Pháp. C. Anh. D. Hà Lan. Câu 31. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi “Năm châu Phi” vì A. Liên hợp quốc ra Tuyên bố trao trả độc lập cho các dân tộc. B. có nhiều quốc gia châu Phi giành được độc lập nhất. C. phong trào độc lập dân tộc ở châu Phi đã thắng lợi hoàn toàn. D. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi sụp đổ. Câu 32. Từ năm 1954 – 1962, nhân dân Angiêri đã đấu tranh vũ trang chống lại ách cai trị của A. thực dân Pháp. B. đế quốc Mĩ. C. thực dân Hà Lan. D. thực dân Anh. Câu 33. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đều đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. B. Đều giành được độc lập. C. Chỉ diễn ra dưới hình thức đấu tranh vũ trang. D. Đều chống lại chế độ độc tài quân sự thân Mĩ. Câu 34. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã? A. Thông qua Hiến pháp tháng 11/1993 ở Nam Phi. B. Nhân dân Nam Phi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai). C. Nước Cộng hòa Nam-mi-bi-a tuyên bố độc lập. D. Thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la. Câu 35. Đối tượng đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chế độ phong kiến. B. chế độ nô lệ. C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. D. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Câu 36. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi? A. Cách mạng Libi bùng nổ (1952). B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962). C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952). D. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956). Câu 37. Những quốc gia giành được độc lập dân tộc sớm nhất ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Ănggola và Môdămbích B. Marốc và Xuđăng C. Ai Cập và Libi. D. Angiêri và Tuynidi Câu 38. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được coi là phong trào giải phóng dân tộc bởi vì A. chế độ phân biệt chủng tộc không coi trọng người da đen. B. chế độ phân biệt chủng tộc câu kết với bọn phát xít. C. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. D. chế độ phân biệt chủng tộc đi ngược lại lợi ích nhân dân. Câu 39. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển sớm nhất ở khu vực Bắc Phi vì A. trình độ phát triển ở Bắc Phi cao hơn các khu vực khác ở châu Phi. B. chủ nghĩa thực dân thi hành chính sách áp bức, bóc lột nặng nề nhất. C. giai cấp công nhân ở Bắc Phi sớm được giác ngộ lí tưởng cộng sản. D. giai cấp tư sản ở Bắc Phi đã lớn mạnh và trở thành giai cấp thống trị. Câu 40. Vai trò lãnh đạo của Nenxơn Mandela gắn liền với sự kiện nào sau đây? A. Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời. B. Cách mạng Ănggola và Môdămbích thành công. 4
  5. C. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ. D. Namibia tuyên bố độc lập. Câu 41. Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với chau Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về A. nhiệm vụ đấu tranh chủ yếu.B. kết cục của cuộc đấu tranh.C. mục tiêu đấu tranh chủ yếu.D. tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục. Câu 42. Yếu tố nào dưới đây đã làm thay đổi sâu sắc "bản đồ chính trị thế giới" sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cục diện Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. B. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. C. Trật tự hai cực Ianta được xác lập trên thế giới. D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Câu 43. Tên tuổi của Nenxơn – Manđêla gắn liền với vai trò to lớn nào của ông dưới đây? A. Đi đầu trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân. B. Đi đầu trong phong trào hòa bình, hòa giải dân tộc ở châu Phi. C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Nam Phi. Câu 44. Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã là A. năm 1994, Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. B. năm 1975, cuộc đấu tranh của nhân dân Môdămbích và Ănggôla thắng lợi. C. năm 1990, Namibia tuyên bố độc lập. D. năm 1960, 17 nước được trao trả độc lập. Câu 45. Kẻ thù chính của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. chế độ phân biệt chủng tộc. B. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. C. chế độ độc tài thân Mĩ. D. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Câu 46. Sự kiện mở đầu phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri. B. cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính Ai Cập. C. thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla. D. 17 nước cùng giành được độc lập. Câu 47. Năm 1960 đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì A. đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. B. chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ ở Châu Phi. C. có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập. D. tất cả các nước ở châu Phi đều được trao trả độc lập. Câu 48. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất tại khu vực nào? A. Nam Phi. B. Trung Phi. C. Bắc Phi. D. Tây Phi. Câu 49. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha đánh dấu A. chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn. B. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản sụp đổ. C. chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi chính thức bị xóa bỏ. D. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn. Câu 50. Sự kiện đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. 17 quốc gia cùng giành độc lập (1960).B. Môdămbích, Ănggôla giành độc lập (1975). 5
  6. C. Namibia tuyên bố độc lập (1990).D. chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ (1993). Câu 51. Nhiệm vụ của nhân dân Nam Phi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống A. chủ nghĩa phát xít.B. chế độ phân biệt chủng tộc. C. chủ nghĩa quân phiệt.D. chủ nghĩa thực dân mới. Câu 52. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vì A. đây là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu nhất ở khu vực châu Phi đã giành thắng lợi. B. chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng là một hình thức bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới. C. chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng là một hình thái bóc lột của chủ nghĩa thực dân. D. người da đen hoàn toàn không có quyền ở Nam Phi, bị người da trắng đàn áp, phân biệt đối xử. Câu 53. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai khác nhau chủ yếu về A. kết quả, ý nghĩa.B. đối tượng đấu tranh. C. lực lượng cách mạng.D. hình thức, phương pháp. Câu 54. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh so với châu Á và châu Phi là về A. hình thức đấu tranh. B. đối tượng cách mạng. C. mục đích đấu tranh. D. lực lượng tham gia. Câu 55. Nhận định nào sau đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla? A. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi. B. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh xóa bỏ đói nghèo ở Nam Phi. C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. D. Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn của châu Phi. Câu 56. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. C. Thắng lợi của phe đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít. D. Chủ nghĩa phát xít sụp đổ, chủ nghĩa thực dân suy yếu. Câu 57. Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. B. chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. C. thông qua các tổ chức chính trị trong khu vực lãnh đạo. D. mức độ giành độc lập đồng đều. Câu 58. Tại sao nói năm 1960 là năm Châu Phi? A. Hầu hết các nước Bắc Phi và Tây Phi giành độc lập. B. Chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó bị sụp đổ. C. 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập. D. Chế độ Apacthai bị sụp đổ. Câu 59. Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi so với khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng. B. Mục tiêu và kết quả đấu tranh cuối cùng. C. Chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới. D. Tính chất của phong trào là chính nghĩa. Câu 60. Sự sụp đổ của chế độ Apácthai ở Nam Phi (1993) đã minh chứng rõ ràng về A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị tan rã. B. cuộc đấu tranh vì loài người tiến bộ đã hoàn thành ở châu Phi. C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu. 6
  7. D. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân đã bị xóa bỏ. Câu 61. Một kết quả to lớn của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Dẫn đến thay đổi căn bản trong quan hệ Đông – Tây. B. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta. C. Đã góp phần vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa. D. Làm thất bại âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu. Câu 62. Nhân tố chủ yếu nào quyết định đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây sau chiến tranh. B. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít. C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. D. Ý thức giành độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng các dân tộc. Câu 63. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. là yếu tố quyết định xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây. B. là yếu tố quyết định dẫn đến xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa. C. đã góp phần vào làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới. D. đã góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. Câu 64. Một điểm nổi bật trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi giành được thắng lợi vào năm 1960 là A. có 17 nước được trao trả độc lập. B. chế độ Apácthai bị xóa bỏ hoàn toàn. C. tất cả các nước đều giành được độc lập. D. đã xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Câu 65. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha là mốc đánh dấu A. chế độ Apácthai ở châu Phi chính thức bị xóa bỏ. B. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản sụp đổ. C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn. D. chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi sụp đổ hoàn toàn. Câu 66. Bản hiến pháp của Cộng hòa Nam Phi (11 - 1993) được thông qua đã chính thức xóa bỏ chế độ nào ở quốc gia này? A. Chế độ quân chủ lập hiến. B. Chế độ phát xít. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chế độ phong kiến. Câu 67. Ý nghĩa to lớn của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Làm cho hệ thống thuộc địa của đế quốc từng bước tan rã. B. Dẫn đến những thay đổi căn bản trong quan hệ Đông – Tây. C. Đã góp phần vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa. D. Làm thất bại âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu. Câu 68. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều A. nhận được sự ủng hộ, cổ vũ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc. B. góp phần vào những thắng lợi chung của cách mạng thế giới. C. xóa bỏ được chế độ phân biệt chủng tộc và “sâu sau” của Mĩ. D. góp phần làm sụp đổ hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Câu 69. Sự kiện mở đầu cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai cập (7/1952) đã lật đổ A. vương triều Pha rúc, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập. B. thực dân Anh,lập nên nước Cộng hòa Ai Cập. C. thực dân Pháp, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập. 7
  8. D. thực dân Hà Lan, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập. Câu 70. Với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 ở Việt Nam đã có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Phi? A. Ai Cập. B. Tuy-ni-di. C. Ăng-gô-la. D. An-giê-ri. Câu 71. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai đối với nhân dân Nam Phi là gì? A. Bóc lột tàn bạo người da đen. B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi. C. Tước quyền tự do của người da đen. D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen. Câu 72. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa bản Hiến pháp tháng11- 1993 của Nam Phi A. chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. B. chính thức xóa bỏchủ nghĩa thực dân cũ. C. chính thức xóa bỏ chủ nghĩa thực dân mới. D. chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Câu 73. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi? A. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô. C. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta. D. Sự suy yếu của các đế quốc Anh và Pháp. Câu 74. Năm 1975, nhân dân các nước Ănggôla, Môdămbich và Ghinêbitxao đã hoàn thành việc lật đổ ách thống trị của thực dân A. Âu-Mĩ. B. Anh và Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha. Câu 75. Thắng lợi của nhân dân Ănggôla và Môdămbich trước thực dân Bồ Đào Nha (1975) là minh chứng rõ ràng cho A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi về cơ bản tan rã. B. phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi giành thắng lợi hoàn toàn. C. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi bắt đầu sụp đổ. D. chế độ phân biệt chủng tộc ở nước Cộng hòa Nam Phi đã bị sụp đổ hoàn toàn. Câu 76. Thắng lợi của nhân dân Ănggôla và Môdămbich trước thực dân Bồ Đào Nha (1975) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Đánh dấu sự tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở châu Phi. B. Nhân dân các nước châu Phi đã giải trừ được chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. C. Đánh dấu sự tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở châu Phi. D. Nhân dân châu Phi đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Câu 77. Sự kiện nào sau đây đánh dấu “chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công” ở Nam Phi sau nhiều thập kỉ? A. Tháng 3-1990, nước cộng hòa Nammibia tuyên bố độc lập. B. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi hoàn thành thắng lợi. C. Năm 1994, Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen của cộng hòa Nam Phi. D. Năm 1993, Nam Phi ban hành Hiến pháp xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Câu 78. Nhận định nào sau đây phản ánh không đúng về Cộng hòa Nam Phi? A. Nằm ở cực Nam châu Phi, là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi. B. Sau khi giành được độc lập (1961), vẫn pahir tiếp tục cuộc đấu tranh mới. C. Chính quyền Bồ Đào Nha đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc từ lâu. D. Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ Apacthai. Câu 78. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở châu Phi đã hoàn toàn sụp đổ? A. Nhân dân Nam Phi hoàn thành xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (1993). B. Thắng lợi của binh sĩ Ai Cập trong cuộc lật đổ vương triều Pharúc (1952). C. Thắng lợi của Ănggôla và Môdămbich trước thực dân Bồ Đào Nha (1975). D. Đế quốc Âu-Mĩ thừa nhận độc lập của châu Phi năm 1993. 8
  9. Câu 79. Sự kiện Hiến pháp Nam Phi được ban hành (1993) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Nhân dân Nam Phi hoàn thành xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (1993). B. Thắng lợi của binh sĩ Ai Cập trong cuộc lật đổ vương triều Pharúc (1952). C. Thắng lợi của Ănggôla và Môdămbich trước thực dân Bồ Đào Nha (1975). D. Đế quốc Âu-Mĩ thừa nhận độc lập của châu Phi năm 1993. Câu 80. Thời kì “Phi thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới được đánh dấu bằng việc A. mở ra xu thế hòa bình trên toàn thế giới sau Chiến tranh lạnh kết thúc. B. các nước tư bản Tây Âu phải trao trả độc lập cho các nước thuộc địa. C. thực dân Anh, Pháp và Hà Lan trao trả độc lập cho nhân dân châu Phi. D. Liên hợp quốc giải quyết xong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Câu 81. Nenxơn Manđêla (Cộng hòa Nam Phi) được thế giới ca ngợi và vinh danh bằng giải thưởng nào sau đây? A. “Nobel về văn học”. B. “Nobel về hòa bình”. C. “Danh nhân văn hóa thế giới”. D. “Chiến sĩ giải phóng quốc tế”. Câu 82. Đối tượng chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Nam Phi là A. thực dân Pháp. B. chế độ Apacthai. C. thực dân Bồ Đào Nha. D. sự đói nghèo và bệnh tật. Câu 83. Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi là A. Xucácnô. B. Nêru. C. Nenxơn Manđêla. D. Goocbachốp. Câu 84. Biểu tượng cho cuộc đấu tranh không mệt mỏi nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai ở Nam Phi là A. Xucácnô. B. Nêru. C. Nenxơn Manđêla. D. Phiđen Caxtơrô. Câu 85. Nội dung cốt lõi trong bản Hiến pháp (11-1993) của Nam Phi là A. xóa bỏ những di chứng của bọn thực dân, đế quốc. B. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc đã tồn tại lâu đời. C. hạn chế những di hại của chế độ hà khắc Apacthai. D. trao quyền cho Nenxơn Manđêla làm Tổng thống Nam Phi. Câu 86. Nội dung cốt lõi trong bản Hiến pháp (11-1993) của Nam Phi là A. xóa bỏ những di chứng của bọn thực dân, đế quốc. B. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc đã tồn tại lâu đời. C. hạn chế những di hại của chế độ hà khắc Apacthai. D. trao quyền cho Nenxơn Manđêla làm Tổng thống Nam Phi. Câu 87. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Lãnh đạo là giai cấp tư sản, có sự ủng hộ của Liên hợp quốc. B. Mục tiêu đấu tranh là chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. Mức độ giành độc lập của các nước là không đồng đều. D. Hình thức đấu tranh chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị. Câu 88. Một điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Mức độ giành được độc lập không đồng đều. B. Chỉ chống kẻ thù chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. C. Mục tiêu hàng đầu và phương pháp đấu tranh. D. Hệ tư tưởng dân chủ vô sản chi phối phong trào. Câu 89. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Phi bùng nổ mạnh mẽ sau khi A. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. quân Đức bị quét sạch khỏi Bắc Phi. D. chế độ Apacthai ở Bắc Phi chấm dứt. Câu 90. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực Bắc Phi vì A. chịu ảnh hưởng của phong trào dân tộc ở Mĩ Latinh. 9
  10. B. chịu những hậu quả nặng nề của chủ nghĩa Apacthai. C. đã thành lập được tổ chức thống nhất châu Phi. D. có trình độ kinh tế - xã hội cao hơn các khu vực còn lại. Câu 91. Ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước Ai Cập, Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xuđăng đều đấu tranh chống lại kẻ thù nào sau đây? A. Thực dân Anh. B. Thực dân Pháp. C. Bồ Đào Nha. D. Tây Ban Nha. Câu 92. Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. B. Chỉ chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai. C. Lãnh đạo phong trào hầu hết thuộc về các chính đảng hoặc tổ chức chính trị tư sản. D. Góp phần làm xói mòn, tan rã hệ thống thuộc địa của CNTD trên thế giới. Câu 93. Sau năm 1945, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra trên những địa bàn nào sau đây? A. Bắc Phi và Trung Phi. B. Trung Phi và Nam Phi. C. Đông Phi và Bắc Phi. D. Các khu vực châu Phi. Câu 94. Điều kiện khách quan có lợi cho sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. sự xác lập của trật tự thế giới hai cực Ianta. B. các đế quốc thực dân Anh và Pháp suy yếu. C. sự giúp đữ trực tiếp của Hồng quân Liên Xô. D. những viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 95. Đặc điểm nổi bật của tình hình châu Á, châu Phi cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là A. bị các nước đế quốc Âu-Mĩ phân biệt chủng tộc. B. chủ nghĩa thực dân đẩy mạnh xâm lược và cai trị. C. là vùng đệm trong chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. D. bị chủ nghĩa thực dân kiểu mới đẩy mạnh xâm lược, cai trị. Câu 96. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó về cơ bản bị tan rã (1975) vì lí do nào sau đây? A. Những thuộc địa cuối cùng của Pháp ở châu Phi bị sụp đổ hoàn toàn. B. Bồ Đào Nha phải trao trả độc lập cho nhân dân Môdămbich và Ănggôla. C. Những thuộc địa cuối cùng của Anh ở châu Phi bị sụp đổ hoàn toàn. D. Anh và Pháp cam kết rút hết quân đội khỏi châu Phi vào năm 1975. Câu 97. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và sự kiện nước Mĩ bị khủng bố (11-9-2001) là minh chứng cho A. di chứng của Chiến tranh lạnh và sự đối đầu của Mĩ-Trung. B. những dấu hiệu mới trong mâu thuẫn của trật tự “đa cực”. C. biểu hiện về sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố. D. những bất ổn khó lường của tình hình quốc tế. Câu 98. Chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) chủ yếu tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi là A. Nammibia, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi. B. Rôđêdia, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi. C. Ănggôla, Môdămbich, Ghinêbit xao. D. Dimbabuê, Rôđêdia, Cộng hòa Nam Phi. Câu 99. Một điểm tương đồng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh so với châu Á sau năm 1945 là gì? A. Diễn ra lâu dài và thắng lợi qua từng giai đoạn. B. Thắng lợi lớn ở giai đoạn đầu tiên (1945-1954). C. Đều chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới. 10
  11. D. Xóa bỏ chủ nghĩa phát xít gây chiến tranh. Câu 100. Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. xây dựng lực lượng vũ trang, dùng bạo lực cách mạng. B. đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng hòa bình. C. đấu tranh phá hoại kinh tế, có kết hợp với bạo lực. D. kết hợp đấu tranh trên lĩnh vực quân sư, tư tưởng. Câu 101. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự trưởng thành vượt bậc của các lực lượng cách mạng. B. Sự suy yếu toàn diện của chủ nghĩa thực dân Âu-Mĩ. C. Thất bại của các nước phát xít Đức-Nhật. D. Ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. Câu 102. Lãnh đạo của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. giai cấp tư sản dân tộc. B. các Đảng Cộng sản. C. các tổ chức tôn giáo. D. giai cấp nông dân. Câu 103. Tổ chức liên minh khu vực ở châu Phi được viết tắt theo tiếng Anh là A. ASEAN. B. AU. C. NATO. D. SEATO. Câu 104. Tổ chức liên minh khu vực lớn nhất châu Phi hiện nay là gì? A. Liên minh thống nhất châu Phi (AU). B. Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS). C. Tổ chức giải phóng châu Phi. D. Liên minh châu Phi (AU). Câu 105. Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi từ nửa sau những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX là A. chống lại chế độ độc tài tay sai của Mĩ. B. chống lại chế độ Apácthai. C. chống lại thực dân Tây Ban Nha. D. chống lại thực dân Bồ Đào Nha. Câu 106. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Lãnh đạo là giai cấp tư sản, có ủng hộ của Liên hợp quốc. B. Mức độ giành độc lập của các nước là không đồng đều. C. Mục tiêu đấu tranh là chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới. D. Hình thức đấu tranh chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị. Câu 106. Ngày 21 - 3 - 1990, Namibia tuyên bố độc lập sau khi thoát khỏi sự thống trị của A. thực dân Pháp. B. Bồ Đào Nha. C. Nam Phi. D. thực dân Anh. Câu 107. Thắng lợi của nhân dân Nam Phi trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai (1993) là mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi A. bước đầu bị xóa bỏ. B. sụp đổ hoàn toàn. C. cơ bản bị tan rã. D. dần dần bị xóa bỏ. 11