Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề 6: Ấn Độ - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 5 trang binhdn2 4420
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề 6: Ấn Độ - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_lich_su_lop_12_chu_de_6_an_do_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Đề luyện thi Lịch sử Lớp 12 - Chủ đề 6: Ấn Độ - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. CD9. TAY AU.docx CHỦ ĐỀ 6. ẤN ĐỘ Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây? A. Đảng Dân chủ. B. Đảng Lập hiến. C. Đảng Cộng hòa. D. Đảng Quốc đại. Câu 2. Quốc gia nào đã tiến hành cuộc “Cách mạng chất xám” vào những năm 90 của thế kỉ XX? A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Mĩ. D. Ấn Độ. Câu 3. “Phương án Maobattơn” mà thực dân Anh thực hiện ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai thực chất là A. mốc đánh dấu cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ thắng lợi. B. sự nhượng bộ trước phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. C. sự thay đổi phương thức cai trị để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc. D. thực dân Anh đã chấm dứt ách cai trị hàng trăm năm ở Ấn Độ. Câu 4. Cuộc cách mạng nào dưới đây không thuộc khuynh hướng cách mạng vô sản? A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). B. Cách mạng Cu Ba (1953-1959). C. Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945. D. Cách mạng Ấn Độ (1945-1950). Câu 5. Việc thực dân Anh đưa ra phương án Maobattơn chứng tỏ A. cuộc đấu tranh đòi tự trị của nhân dân Ấn Độ đã thất bại. B. thực dân Anh buộc phải nhượng bộ để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc ở Ấn Độ. C. hai quốc gia độc lập ra đời là Ấn Độ theo Ấn Độ giáo và Pakistan theo Hồi giáo. D. đế quốc Anh đã chấm dứt việc cai trị và bóc lột Ấn Độ. Câu 6. Từ khi giành được độc lập đến năm 2000, Ấn Độ theo đuổi chính sách đối ngoại A. hòa bình, trung lập, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía. B. biệt lập, không can thiệp vào công việc bên ngoài đất nước. C. “Định hướng Đại Tây Dương”, ngả về các nước phương Tây. D. hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cách mạng thế giới. Câu 7. Sau khi thực dân Anh thực hiện “phương án Maobattơn”, nhân dân Ấn Độ vẫn tiếp tục đấu tranh vì lí do nào dưới đây? A. muốn thực dân Anh trao trả độc lập hoàn toàn. B. bất mãn với quy chế tự trị. C. không chấp nhận “phương án Maobattơn”. D. không muốn bị chia rẽ về tôn giáo. Câu 8. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây? A. Cách mạng xanh.B. Cách mạng chất xám. C. Cách mạng trắng.D. Cách mạng công nghiệp. Câu 9. Cho dữ liệu sau: “Cuộc (1) đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc (2) lớn nhất thế giới.” (Trích SGK Lịch sử 12, NXBGD 2008, tr.34). Hãy chọn đáp án đúng nhất để hoàn thiện phần còn thiếu trong đoạn dữ liệu trên. A. (1) - “cách mạng trắng”, (2) - xuất khẩu sữa. B. (1) - “cách mạng chất xám”, (2) - sản xuất phần mềm. C. (1) - “cách mạng xanh”, (2) - xuất khẩu gạo. D. (1) - “cách mạng chất xám”, (2) - sản xuất máy bay. Câu 10. Ngày 26-1-1950 ở Ấn Độ đã diễn ra sự kiện lịch sử nào? A. Anh thực hiện phương án Maobatton. B. M. Ganđi bị ám sát.
  2. C. Thành lập nước cộng hòa Ấn Độ. D. 40 vạn công nhân ở Cancutta khởi nghĩa. Câu 11. "Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh có nội dung chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia nào trên cơ sở tôn giáo? A. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Ápganixtan của người theo Hồi giáo. B. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakistan của người theo Hồi giáo. C. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Pakistan của người theo Ấn Độ giáo. D. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Ápganixtan của người theo Hin đu giáo. Câu 12. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập là A. tăng cường thiết lập quan hệ với các nước lớn. B. ngả về các nước phương Tây. C. hòa bình, trung lập. D. hòa bình, trung lập tích cực. Câu 13. Nhờ cuộc cách mạng nào Ấn Độ đã trở thành một trong những nước xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới từ những năm 90 của thế kỉ XX? A. “Cách mạng xanh”.B. “Cách mạng trắng”. C. “Cách mạng chất xám”.D. “Cách mạng nhung”. Câu 14. Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới? A. “cách mạng xanh” B. “cách mạng trắng”. C. “cách mạng công nghiệp”. D. “cách mạng chất xám”. Câu 15. Một trong những hệ quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh còn tồn tại hiện nay ở Ấn Độ là gì? A. Chia rẽ giữa các đảng phái chính trị. B. Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc. C. Sự du nhập của văn hoá phương Tây. D. Thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 16. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ diễn ra dưới sự lãnh đạo của A. Đảng Quốc đại.B. Đảng Cộng sản Ấn Độ. C. Phong trào Không liên kết.D. tổ chức Liên minh vì tiến bộ. Câu 17. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Xingapo từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì tương đồng? A. Cùng chống thực dân Anh và giành được độc lập vào năm 1950. B. Đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng 2 nước. C. Đấu tranh chính trị đã đưa lại thắng lợi triệt để cho cách mạng 2 nước. D. Cách mạng thắng lợi từng bước : từ tự trị để đi đến độc lập hoàn toàn. Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Ấn Độ đứng lên đấu tranh chống thực dân A. Anh. B. Hà Lan. C. Pháp. D. Bồ Đào Nha. Câu 19. "Trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc" là đường lối ngoại giao của A. Campuchia. B. Malaixia. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc. Câu 20. “Phương án Mao bát tơn” (1947) chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở A. sắc tộc. B. tôn giáo. C. lãnh thổ. D. ngôn ngữ.
  3. Câu 21. Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ thực hiện cuộc A. cách mạng xanh. B. cách mạng trắng. C. cách mạng công nghiệp. D. cách mạng chất xám. Câu 22. Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập vào thời gian nào? A. Năm 1947. B. Năm 1950. C. Năm 1951. D. Năm 1960. Câu 23. Theo “Phương án Maobatton” (1947), Ấn Độ đã bị chia cắt thành những quốc gia nào? A. Bănglađét và Pakixtan. B. Ấn Độ và Bănglađét. C. Ấn Độ và Pakixtan. D. Pakixtan và Nêpan. Câu 24. Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ (1945-2000) là gì? A. Ủng hộ cuộc cách mạng của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Trung lập, không can thiệp vào các sự việc ở bên ngoài. C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và dân chủ trên thế giới. D. Hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Câu 25. Nội dung cơ bản trong “Phương án Maobattơn” do thực dân Anh áp dụng đối với nhân dân Ấn Độ là gì? A. Chia Ấn Độ thành hai quốc gia: Ấn Độ giáo và Phật giáo. B. Chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên đặc điểm tôn giáo. C. Chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa vào ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. D. Trao quyền tự trị cho Ấn Độ thông qua tổ chức Đảng Quốc đại. Câu 26. Khi “Phương án Maobattơn” do thực dân Anh đưa ra có hiệu lực (1948), thực dân Anh hứa sẽ A. trao quyền “trực trị” cho nhân dân Ấn Độ. B. thay đổi ngay phương thức cai trị ở Ấn Độ. C. rút khỏi đất nước Ấn Độ. D. xóa kì thị tôn giáo Ấn Độ. Câu 27. Một kết quả đạt được trong cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1945-1947) là thực dân Anh phải A. trao quyền “trự trị” cho nhân dân Ấn Độ. B. thay đổi ngay phương thức cai trị ở Ấn Độ. C. rút khỏi đất nước Ấn Độ. D. xóa kì thị tôn giáo Ấn Độ. Câu 28. Khi “Phương án Maobattơn” có hiệu lực (1948), thái độ của nhân dân Ấn Độ đối với thực dân Anh như thế nào? A. Tiếp tục đấu tranh để giành được thắng lợi thực sự. B. Hài lòng với quy chế được quyền tự trị của dân tộc. C. Tiếp tục đấu tranh đòi xóa bỏ sự kì thị tôn giáo. D. Tập trung đấu tranh đòi khắc phục hậu quả Chiến tranh. Câu 29. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây khởi đầu cho phong trào “Không liên kết”? A. Mông Cổ. B. Ấn Độ. C. Liên Xô. D. Việt Nam. Câu 30. Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm tương đồng nào sau đây? A. Thi hành các chính sách đồng hóa về dân tộc. B. Xóa bỏ các tôn giáo truyền thống của dân tộc.
  4. C. Thực hiện chính sách “chia để trị” các dân tộc. D. Chia rẽ các dân tộc dựa trên đặc điểm tôn giáo. Câu 31. Sau năm 1945, tổ chức chính trị nào ở Ấn Độ đóng vai trò lãnh đạo đưa cuộc đấu tranh giành độc lập đi tới thắng lợi cuối cùng? A. Đảng Dân tộc. B. Đảng Quốc đại. C. Đảng Cộng sản. D. Đảng Nhân dân. Câu 32. Trước sức ép từ phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh thi hành “Phương án Maobattơn” để chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào sau đây? A. Thành phần các dân tộc trên lãnh thổ Ấn Độ. B. Đặc điểm tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo. C. Trưng cầu dân ý giữa các tộc người Ấn Độ. D. Địa bàn sinh sống của các tiểu bang Ấn Độ. Câu 33. Trước sức ép từ phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh thi hành “Phương án Maobattơn” để chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào sau đây? A. Thành phần các dân tộc trên lãnh thổ Ấn Độ. B. Đặc điểm tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo. C. Trưng cầu dân ý giữa các tộc người Ấn Độ. D. Địa bàn sinh sống của các tiểu bang Ấn Độ. Câu 34. Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương không có điểm tương đồng nào sau đây? A. Thi hành biện pháp bóc lột tàn bạo. B. “Dùng người bản xứ trị người bản xứ”. C. Thực hiện chính sách “chia để trị”. D. Chia rẽ nội bộ dân tộc bằng tôn giáo. Câu 35. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Quốc đại có vai trò gì trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ? A. Nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào đấu tranh. B. Xây dựng quân đội mạnh cho đất nước Ấn Độ. C. Lãnh đạo tiến hành cuộc cách mạng xanh ở Ấn Độ. D. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Anh. Câu 36. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của nhân dân Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước (1945-2000)? A. Cùng với Mĩ đưa người đặt chân lên mặt trăng. B. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới. C. Áp dụng thành công cuộc “Cách mạng chất xám”. D. Phóng nhiều vệ tinh lên quỹ đạo trái đất. Câu 37. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của nhân dân Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước (1945-2000)? A. Phóng tàu vũ trụ cùng nhà du hành. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Áp dụng thành công cuộc “Cách mạng xanh”. D. Phóng nhiều vệ tinh lên quỹ đạo trái đất. Câu 38. Sự kiện thử thành công bom nguyên tử (1974) chứng tỏ trình độ khoa học – kĩ thuật của Ấn Độ đã A. phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ. B. có những cố gắng, tiến bộ nhanh chóng. C. phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ, Liên Xô.
  5. D. đạt cân bằng trình độ khoa học của Mĩ và Liên Xô. Câu 39. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ trở thành nước sản xuất công nghiệp đứng A. thứ 3 trên thế giới. B. thứ 10 trên thế giới. C. thứ 5 trên thế giới. D. thứ 7 trên thế giới. Câu 40. Ở Ấn Độ, tham gia vào phong trào đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai có những lực lượng nào sau đây? A. Binh lính, công nhân, nông dân và những người yêu nước. B. Tư sản dân tộc, công nhân, nông dân và binh lính. C. Công nhân, tư sản, trí thức, nông dân và binh lính. D. Tư sản, địa chủ, công-nông liên minh và binh lính. Câu 41. Một thành tựu quan trọng của nhân dân Ấn Độ đạt được trong lĩnh vực KHKT (1950- 2000) là gì? A. Trở thành quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu và chế tạo vệ tinh. B. Phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất bằng tên lửa của mình. C. Phóng tàu vũ trụ cùng nhà du hành bay vào không gian. D. Nghiên cứu và đưa người lên thám hiểm sao Hỏa, sao Kim. Câu 42. “Phương án Maobattơn” do thực dân Anh thi hành ở Ấn Độ (1947) đã để lại hậu quả nào sau đây? A. Phong trào đấu tranh li khai tách ra khỏi Ấn Độ. B. Kinh tế Ấn Độ không có khả năng phát triển. C. Đất nước bị chia cắt, chia rẽ dân tộc và tôn giáo. D. Hình thành hai nhà nước đối lập về địa-chính trị. Câu 43. Bản chất của “Phương án Maobattơn” do thực dân Anh thi hành ở Ấn Độ (1947) là sự phản ánh chính sách nào của các nước thực dân xâm lược? A. “Dùng người bản xứ trị người bản xứ”. B. “Dùng tà đạo để chia rẽ nội bộ dân tộc”. C. “Chia để trị”. D. “Trực trị”. Câu 44. Trong công cuộc xây dựng đất nước, vào ab thập niên cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ, trước hết là công nghệ A. sinh học và hóa học. B. chế tạo máy sản xuất. C. thông tin và viễn thông. D. chế biến về nông-lâm. Câu 45. Ở Ấn Độ, yếu tố nào sau đây chi phối các tầng lớp nhân dân sử dụng đấu tranh chính trị, hòa bình kết hợp với vũ trang để giành độc lập? A. Do thực dân Anh thi hành chính sách “trực trị”. B. Truyền thống dân tộc và đặc điểm tôn giáo. C. Người dân Ấn Độ có tinh thần thượng võ rất cao. D. Ấn Độ có lực lượng chính trị đông đảo, vững chắc. Câu 46. Sự kiện thử thành công bom nguyên tử (1974) chứng tỏ trình độ khoa học - kĩ thuật của Ấn Độ đã A. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. B. có những cố gắng, tiến bộ nhanh chóng. C. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Liên Xô. D. đạt cân bằng trình độ khoa học với Liên Xô và Mĩ.