Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Tiến (Có đáp án)

docx 4 trang dichphong 3970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Tiến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2017_2018_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS An Tiến (Có đáp án)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN AN LĂO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS AN TIẾN MÔN VẬT LI 8 Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : Vận dụng Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Tổng Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TN TL Cấu tạo các Nhận biết được Biết vận dụng chất, chuyển cấu tạo các chất giải thích động phân tử Số câu 1 1 2 Số điểm 0,5 1 1,5 Tỉ lệ % 5% 10% 15% Dẫn nhiệt, Biết vận dụng sự Nhận biết được Hiểu được dẫn đối lưu – bức dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt, đối lưu truyền nhiệt xạ nhiệt bức xạ nhiệt bức xạ nhiệt Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,5 0,5 0,5 1,5 Tỉ lệ % 5% 5% 5% 15% Công thức Nhận biết được Biết vận dụng Hiểu được nhiệt tính nhiệt nhiệt lượng phụ công thức tính lượng lượng thuộc yếu tố nào nhiệt lượng Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,5 0,5 2 3 Tỉ lệ % 5% 5% 20% 30% Nhận biết được Pt cân bằng Vận dụng được Pt nguyên lí truyền nhiệt cân bằng nhiệt nhiệt Số câu 2 1 Số điểm 1 3 Tỉ lệ % 10% 30% Tổng số câu 5 2 1 2 1 11 Tổng số điểm 1,5 1 0,5 5 1 10đ Tỉ lệ % 25% 10% 5% 50% 10% 100% 1
  2. B. ĐỀ KIỂM TRA. I – Trắc nghiệm khách quan: ( 4đ ) Chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Thả ba vật đồng nhôm, chì có khối lượng như nhau vào cùng một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên. A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. B. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng nhôm. C. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng chì. D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất rồi đến miếng nhôm, miếng chì. Câu 2: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là: A. Dẫn nhiệt. C. Bức xạ nhiệt. B. Đối lưu. D. Dẫn nhiệt,đối lưu, bức xạ nhiệt. Câu 3: Nung nóng 1 miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? A. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng, không có sự truyền nhiệt. B. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công. C. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt. D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công. Câu 4: Hình thức truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng là: A. Sự dẫn nhiệt. C. Sự bức xạ nhiệt. B. Sự đối lưu. D. Sự truyền từ vật này sang vật khác. Câu 5: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu - nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A.100cm3. B. Lớn hơn 200 cm3. C. 200 cm3. D. Nhỏ hơn 200 cm3. Câu 6: Vật B truyền nhiệt cho vật A khi: A. Nhiệt độ vật A cao hơn vật B. B. Nhiệt độ vật B cao hơn vật A. C. Nhiệt năng vật A cao hơn nhiệt năng vật B. D.Nhiệt năng vật B cao hơn nhiệt năng vật A. Câu 7: Những hiện tượng nào sau đây không phải đối lưu? A. Đun nước trong ấm. B. Sự tạo thành gió. C. Sự thông khí trong lò. D. Sự truyền nhiệt ra bên ngoài thành bóng bởi đốt nóng bóng đèn dây tóc. Câu 8: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng của vật, nhiệt dung riêng của chất, độ tăng nhiệt độ của vật. B. Nhiệt dung riêng của chất làm vật. C. Khối lượng của vật. D. Độ tăng nhiệt độ của vật. II - Tự luận ( 6đ ) Bài 1: (2đ) .Tính nhiệt lượng cần truyền cho 500g nước để tăng nhiệt độ từ 200C đến 100 0C.cho biết nhiệt dung riêng của nước là c= 4200J/kg.K Bài 2: (3đ). Dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ của hỗn hợp gồm 250g nước đang sôi đổ vào 400g nước ở nhiệt độ 200C. Bài 3:(1đ) Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu của mực. Tại sao ? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi ? Tại sao ? 2
  3. C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 8 - HỌC KỲ II. I - Trắc nghiệm khách quan: (4đ) Mỗi ý đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp A A C D D B D A án II. Tự luận Bài Nội dung Điểm Bài 1 Tóm tắt: 0, 5đ m = 500g = 0,5kg 0 t2 = 100 C 0 t1 = 20 C c = 4200J/kg.K Tính Q= ? (J) Giải 0,25đ Nhiệt lượng cần truyền cho nước là: 0,5đ Q = m.c∆t 0,25đ = m.c ( t – t ) 2 1 0,25đ = 0.5.4200.( 100 – 20) 0,25đ = 168000( J) Bài 2 Tóm tắt: 0, 5đ 0 t1 = 100 C 0 t2 = 20 C m1 = 250g = 0,25kg m2 = 450g= 0,45kg c = 4200J/kg.K t=? 0C Giải 0,25đ Nhiệt lượng do nước sôi toả ra là: 0,25đ Q1= m1.c.∆t 0,25đ = 0,25.4200(100 – t) 0,25đ Nhiệt lượng mà nước ở 200C hấp thu là: 0,25đ Q2= m2.c.∆t 0,25đ = 0,45.4200(t-20) Theo PTCB nhiệt: 0,5 đ Qtoả = Qthu 0,25đ 0, 25.4200 (100 – t) = 0,45.4200 (t-20) 0,25đ t= 47,57 0C - Giữa các phân tử nước và phân tử mực có khoảng cách, các phân tử này 0,5 đ Bài 3 chuyển động không ngừng theo mọi hướng nên các phân tử nước và phân tử mực xen vào khoảng cách của nhau. Do đó nước có màu của mực. - Nhiệt độ nước tăng thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn. 0,25 đ - Do nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh 0,25 đ Lưu ý: Nếu học sinh giải theo cách khác đúng, vẫn cho điểm tối đa. An Tiến,. ngày 17 háng 3 năm 2018 XÉT DUYỆT CỦA BGH Người ra đề Đỗ Thị Ánh Tuyết 3