Đề kiểm tra học kỳ II - Môn Ngữ văn 7 (đề 1 đến đề 12)

docx 63 trang hoaithuong97 6630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II - Môn Ngữ văn 7 (đề 1 đến đề 12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_7_de_1_den_de_12.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II - Môn Ngữ văn 7 (đề 1 đến đề 12)

  1. – Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ. – Triển khai. + Câu tục ngữ có ý nghĩa sâu xa đối với chúng ta. + Thấy được công ơn lớn lao của cha ông đã để lại cho chúng ta. + Cần học tập ở câu tục ngữ trên điều gì. KB: (1đ) – Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay. PHÒNG GD & ĐT THANH OAI KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CAO VIÊN Năm học 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Phần I: (4.0 điểm) Cho đoạn văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1đ) b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên. (0,5đ) c. Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt: (0,5đ) Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc. d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu), trong đó có dùng cụm C-V để mở rộng câu. (Gạch chân cụm C-V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng thành phần gì) (2đ) Phần II: (6.0 điểm) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. HẾT 11
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Môn: Ngữ văn 7 Câu 1: (2.0 điểm) Câu đặc biệt là: - Và lắc. (1 điểm) - Và xóc. (1 điểm) Câu 2: (2.0 điểm) a. (1,5 điểm) - Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm) - Tác giả Hồ Chí Minh. (0,25 điểm) - Ý nghĩa”Tinh thần yêu nước của nhân ta”: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. (1 điểm) b. (0,5 điểm) - Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, (0,25 điểm) - Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,25 điểm) Câu 3: (6.0 điểm) * Yêu cầu chung: + Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. + Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng rõ ràng. * Yêu cầu cụ thể: + Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau: 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. - Dẫn câu tục ngữ. - Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. 2. Thân bài: (5 điểm) * Giải thích: (0,5 điểm) - Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây, - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. * Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (4,5 điểm) - Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,5 điểm) - Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (2 điểm) 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. 12
  3. - Liên hệ bản thân. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. PHÒNG GD & ĐT THANH OAI KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU Năm học 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 (Thời gian: 60 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) Trong đoạn trích sau câu nào là câu đặc biệt? Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc.Và xóc. Câu 2: (2 điểm) Cho đoạn văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1đ) b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên. (0,5đ) Câu 3: (3 điểm) Hãy giải thích vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại lấy nhan đề là”Sống chết mặc bay”. Câu 4: (4 điểm) Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10-12 câu bàn về luận đề:”Nói chuyện riêng trong giờ học vừa vi phạm nội quy nhà trường vừa thể hiện hành vi thiếu văn hóa”. HẾT 13
  4. PHÒNG GD & ĐT THANH OAI HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Câu 1: (1.0 điểm) Câu đặc biệt là: - Và lắc. (0,5 điểm) - Và xóc. (0,5 điểm) Câu 2: (2.0 điểm) a. (1,5 điểm) - Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm) - Tác giả Hồ Chí Minh. (0,25 điểm) - Ý nghĩa: Tinh thần yêu nước của nhân ta: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. (1 điểm) b. (0,5 điểm) - Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, (0,25 điểm) - Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,25 điểm) Câu 3: (3.0 điểm) - Học sinh giải thích được tên nhan đề văn bản xuất phát từ ý nghĩa của câu thành ngữ”Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”(1 điểm) +”Sống chết mặc bay - tiền thầy bỏ túi”là câu thành ngữ thể hiện sự vô tâm, lạnh nhạt của một số người trước những vấn đề của xã hội và (có thể) liên quan đến mình. - Học sinh đưa ra được lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục (1 điểm) + Dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm, ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi, chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. + Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, thái độ sống chết mặc bay, vô trách nhiệm của tên quan phủ. Vì thế Phạm Duy Tốn đặt tên tác phẩm này nhằm lên án mạnh mẽ sự thối nát trong chế độ nửa phong kiến đặc biệt là những tên”quan phụ mẫu”-”mẹ”của dân phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân. (1 điểm) Câu 4: (4.0 điểm) - Yêu cầu hình thức: (1 điểm) Đoạn văn, có đánh số câu, diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả. - Yêu cầu về nội dung: Biết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục cần làm nổi bật hai luận điểm. + Luận điểm 1: (1 điểm) Nói chuyện riêng trong giờ học là vi phạm nội quy nhà trường. Bởi nó vi phạm nội quy nhà trường ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính họ. - Lấy dẫn chứng + Luận điểm 2: (2 điểm) Nói chuyện riêng trong giờ học là hành vi thiếu văn hóa. Bởi khi nói chuyện không chỉ làm ảnh hưởng đến các bạn trong lớp. Những bạn ý thức học tập tốt sẽ rất bực mình, khó chịu khi bị các bạn hay nói chuyện làm ảnh hưởng. Nói chuyện trong giờ học đồng nghĩa với việc không nghe thầy cố giáo giảng bài. Đó là việc làm thiếu tôn trọng sức lao động của thầy cô giáo. Đây là hành vi thiếu tôn trọng thầy (cô) giáo, là hành vi thiếu văn hóa. Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. 14
  5. TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì? A. Mô tả các hiện tượng xã hội. B. Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống. C. Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có. D. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Câu 2: Văn bản”Ý nghĩa văn chương”thuộc loại văn nghị luận nào? A. Nghị luận chính trị B. Nghị luận khoa học C. Nghị luận xã hội D.Nghị luận văn chương Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm”Sống chết mặc bay”? A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội. B. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội. C. Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại. D. Thấy được sức mạnh to lớn của lũ lụt. Câu 4: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào? Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây. A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ phương tiện C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn D. Trạng ngữ chỉ cách thức Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Xe cô ấy bị hỏng. B. Ngôi đền ấy được người ta xây dựng từ thế kỉ trước. C. Nó bị đau chân. D. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. Câu 6: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì? A. Dẫn chứng B. Lí lẽ C. Lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm D. Lập luận II. TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): Thế nào là câu đặc biệt? a. Trình bày tác dụng của câu đặc biệt? b. Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau: Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. Câu 2 (5 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ:“Thất bại là mẹ thành công”. . HẾT 15
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 I/ TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C D B C B C II/ TỰ LUẬN (7,0 điểm): Câu 1 - Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. 0,5 đ (2 đ) a/ Câu đặc biệt thường dùng để: 1 đ - Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp b/ Xác định đúng câu đặc biệt là: Lá ơi! 0,5 đ Câu 2 * Yêu cầu chung: (5.0 đ) - Xác định đúng thể loại: Văn nghị luận giải thích - Nội dung: Giải thích câu tục ngữ:”Thất bại là mẹ thành công” - Biết kết hợp: lí lẽ + dẫn chứng + lập luận - Bố cục đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài Mở bài Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ trên. 0,5 đ - Câu tục ngữ nêu rõ hai nội dung mang ý nghĩa tương phản nhau: + Thất bại 1 đ + Thành công - Hiểu cụ thể là: 1 đ + Thất bại là thực hiện một việc làm, thi hành một công việc không Thân bài đạt hiệu quả + Thành công có nghĩa là làm việc đạt kết quả tốt. + An ủi, động viên những người thực hiện công việc chưa đạt hiệu 1 đ quả. + Giáo dục óc sáng tạo : từ những thất bại ê chề, con người sẽ phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém. => Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là 1 đ một lời khuyên, một lời khích lệ. Kết bài Ý nghĩa cũa câu tục ngữ trong cuộc sống 0,5 đ * Biểu điểm: - Điểm 5: Bài viết có bố cục đảm bảo, cân đối, đúng yêu cầu nội dung câu tục ngữ, có cảm xúc, kết hợp tốt các yếu tố, không quá 3 lỗi các loại. - Điểm 4: Bài viết có bố cục đảm bảo, đúng yêu cầu nội dung câu tục ngữ, có cảm xúc, kết hợp tốt các yếu tố, không quá 5 lỗi các loại - Điểm 3: Bài viết có bố cục, có thể hiện được nội dung câu tục ngữ, có kết hợp một số yếu tố, trong quá trình xây dựng đoạn, đôi chỗ còn vụng về, không quá 7 lỗi các loại. - Điểm 2: Thể hiện chưa rõ ràng nội dung câu tục ngữ, diễn đạt còn vụng về bố cục, mắc nhiều loại lỗi. 16
  7. - Điểm 1: Còn sơ sài hoặc nhiều chi tiết sai lệch với nội dung câu tục ngữ, lạc đề, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Không làm bài hoặc chỉ viết một vài câu. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 (Thời gian 90 phút) ĐỀ DÀNH CHO SỐ BÁO DANH CHẴN Câu 1 (2.0 điểm) a) Nêu đặc điểm về ý nghĩa của trạng ngữ. Xác định và nêu công dụng của trạng ngữ trong câu sau: “Trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng”. (Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn) b) Xét theo cấu tạo có mấy kiểu liệt kê? Cho ví dụ. Câu 2 (2.0 điểm) Sau khi học xong văn bản”Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”em sẽ cụ thể hóa lòng yêu nước của mình như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu). Câu 3 (6.0 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. (Hết) KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 (Thời gian 90 phút) ĐỀ DÀNH CHO SỐ BÁO DANH LẺ Câu 1 (2.0 điểm) a) Nêu đặc điểm về hình thức của trạng ngữ. Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu sau và cho biết nó được phân biệt với chủ ngữ, vị ngữ bằng dấu hiệu gì? “Trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng”. (Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn) b) Xét theo ý nghĩa có mấy kiểu liệt kê? Cho ví dụ. Câu 2 (2.0 điểm) Sau khi học xong văn bản”Đức tính giản dị của Bác Hồ”em học tập được gì ở Bác cho cuộc sống của em? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu). Câu 3 (6.0 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. (Hết) BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 MÔN VĂN CẤP HUYỆN FILE WORD Zalo 0946095198 180 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6=90k; 170 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7=80k; 225 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8=110k; 280 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9=140k. 17
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Đề chẵn: Câu 1 (2,0 điểm) a) Học sinh nêu đúng đặc điểm về ý nghĩa của trạng ngữ: - Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sực việc nêu trong câu. (0,5 điểm) - Trạng ngữ trong câu: Trong đình. (0,25 điểm) - Công dụng: Chỉ nơi chốn. (0,25 điểm) b) Xét theo cấu tạo có 2 kiểu liệt kê: - Liệt kê theo từng cặp + lấy ví dụ đúng. (0,5 điểm) - Liệt kê không theo từng cặp + lấy ví dụ đúng. (0,5 điểm) Câu 2 (2,0 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: - Về hình thức: HS viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài, không sai lỗi chính tả ngữ pháp cơ bản, không gạch đầu dòng. (0,5 điểm) - Về nội dung: HS có thể tùy theo khả năng của bản thân nhưng về cơ bản nêu được các ý sau: (1,5 điểm) Lòng yêu nước của mỗi người được biểu hiện rất khác nhau theo từng thời kỳ lịch sử của đất nước, theo từng độ tuổi ngành nghề Với độ tuổi của em, độ tuổi thiếu niên - học sinh em sẽ cụ thể hóa lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời bố mẹ, thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tích cực tham giác các hoạt động phong trào của lớp, trường, đoàn đội phát động Đề lẻ: Câu 1 (2,0 điểm) a) Học sinh nêu đúng đặc điểm về hình thức của trạng ngữ: - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu; Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. (0,5 điểm) - Trạng ngữ trong câu: Trong đình. (0,25 điểm) - Vị trí: Đứng ở đầu câu, phân biệt với chủ ngữ, vị ngữ bởi dấu phẩy. 0,25 điểm) b) Xét theo ý nghĩa có 2 kiểu liệt kê: - Liệt kê tăng tiến + lấy ví dụ đúng (0,5 điểm) - Liệt kê không tăng tiến + lấy ví dụ đúng: (0,5 điểm) Câu 2 (2,0 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: - Về hình thức: HS viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài, không sai lỗi chính tả ngữ pháp cơ bản, không gạch đầu dòng. (0,5 điểm) - Về nội dung: HS có thể tùy theo khả năng của bản thân nhưng về cơ bản nêu được các ý sau: (1,5 điểm) Học tập được đức tính giản dị của Bác Hồ trong cuộc sống hàng ngày từ ăn mặc giản dị đúng với tuổi học sinh; giản dị trong lời ăn tiếng nói, trong giao tiếp đến bài viết Câu 3 (6,0 điểm) Chung cho cả đề chẵn và đề lẻ Học sinh đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: * Về hình thức: (2,0 điểm) 18
  9. + Xác định đúng thể loại: nghị luận chứng minh Bố cục 3 phần mạch lạc, luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp. * Về nội dung: (4,0 điểm) Đạt được các ý cơ bản sau: - Mở bài: Thực tế đời sống: môi trường đang ngày càng ô nhiễm nên vấn đề bảo vệ môi trường đang được nhân loại quan tâm bởi:”Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. (0,75 điểm) - Thân bài: Luận điểm 1: Giải thích môi trường là gì: (0,5 điểm) Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. Luận điểm 2: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. (2,0 điểm) + Ở thành thị: Khí thải, nước thải làm xấu cảnh quan đô thị ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. + Ở nông thôn: thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật, thiếu hiểu biết về bảo về môi trường làm môi trường sống ngày càng xấu đi, cho năng suất lao động thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây dịch bệnh + Nạn phá rừng bừa bãi gây lũ lụt, hạn hán kéo dài, Nạn săn bắt thú vật, thủy hải sản gây mất cân bằng sinh thái, giảm nguồn thủy hải sản cạn kiệt tài nguyên. + Nền công nghiệp phát triển khí thải công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô zôn, khí hậu tăng, băng hai cực tan chảy gây nhiều biến động về thời tiết khí hậu làm đời sống của con người bị đe dọa. - Kết bài: Khẳng định môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn và khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra Đó cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. (0,75 điểm) 19
  10. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CAO VIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN: VĂN – LỚP 7 Năm học: 2015 – 2016 (Thời gian làm bài 90 phút) Câu 1: (2,0 điểm) a) Cho biết nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” b) Tìm thêm ít nhất một câu tục ngữ cùng chủ đề. Câu 2: (3,0 điểm) Viết đoạn văn (từ 6-8 câu) kể về hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có sử dụng một phép liệt kê và một câu đặc biệt. Câu 3: (5,0 điểm) Nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Hãy viết bài văn giải thích những điều em hiểu được trong câu ca dao trên. —— HẾT —— 20
  11. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn Câu 1: (2,0 điểm) a) Câu tục ngữ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” – Nghệ thuật: ẩn dụ, ngắn gọn (0.5 đ) – Nội dung: nhắc nhở lòng biết ơn (0.25đ) – Khi ăn một quả ngọt phải nhớ đến người có công trồng cây. (0.25 đ) Khi được hưởng một thành quả nào đó phải nhớ đến người đã có công gây dựng: con cháu biết ơn ông bà cha mẹ; học sinh biết ơn thầy cô; nhân dân nhớ ơn anh hùng liệt sĩ (0.5 đ) b) Câu tục ngữ cùng chủ đề: Uống nước nhớ nguồn, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng (0.5đ) Câu 2: (3,0 điểm) Hs viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (6-8 câu): 0,5 đ – Thiếu hoặc thừa 1 câu trở lên: -0,25 đ – Đúng đề tài: hoạt động giữ vệ sinh trường lớp (0,5 đ) – Có sử dụng đúng: – Liệt kê: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ – Dấu chấm lửng: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ – Diễn đạt liên kết, mạch lạc, trình bày cẩn thận, chữ viết rõ: 0,5đ Câu 3: (5,0 điểm) Dàn ý: a. Mở bài: – Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. – Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao. b. Thân bài: Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. – Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. – Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. – Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? – Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán . – Để cùng chống giặc ngoại xâm – Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư (có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) – Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? – Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm – Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện . Liên hệ bản thân: – Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết 21
  12. với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp ) c. Kết bài: – Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. – Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. Bài mẫu Từ 60 năm trước người ta biết đến VN một quốc gia lạc hậu nghèo đói và non trẻ nhưng đã phải bước vào chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ. Có người đã tự hỏi:”Tại sao VN lại dành chiến thắng trong khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời bấy giờ là hai cường quốc mạnh bậc nhất trên thế giới? Và câu trả lời thì thật là giản đơn vì nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau của một cộng động. Tinh thần đó đã được thể hiện qua câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Trước hết, ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào? Từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm nhiễu điều (loại vải đỏ mền, mịn) bao phủ chiếc giá gương phía trong trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Tác giả vô danh ở đây đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống. Mỗi người Việt dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều có quan hệ là”người trong một nước”. Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có truyền thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Như các bạn biết đấy, cuộc đời người nào có phải ai cũng suôn sẻ, cũng thuận lợi. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, khó lắm các bạn ạ! Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng nhưng trong văn thơ đâu đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó thì không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu thương của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu thương cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao. Ngoài ra như một 22
  13. chân lí, sự che chở đùm bọc còn làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời là vòng xích sẽ đứt. Nghĩa là một con người không biết gắn kết thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu. Như đã nói trên, biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều tốt cho cả bản thân cũng như cộng đồng mình sinh sống. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để hơn 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết”cho”và biết”chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công. 23
  14. PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ THI KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 7 TRƯỜNG THCS NAM TOÀN NĂM HỌC 2015-2016 (Thời gian 60 phút) Câu 1: (2 điểm) So sánh hai câu tục ngữ sau: “Không thầy đố mày làm nên”và”Học thầy không tày học bạn". Nội dung ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Câu 2: (2 điểm) Xác định và nêu mục đích của việc thêm trạng ngữ cho câu trong những ví dụ sau: 1. Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta hãy phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt. 2. Vì sương mù, máy bay không thể cất cánh theo lịch trình được. 3. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Câu 3: (6 điểm) Em hãy miêu tả lại ngôi trường thân yêu sau mấy tháng nghỉ hè. 24
  15. Hướng dẫn chấm Môn: Ngữ văn - lớp 7 Câu 1: (2 điểm) - Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau (0, 5đ) Vì: - Câu thứ nhất: đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi ngời về lòng kính trọng biết ơn thầy. (Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. ) (0, 5đ) - Câu thứ hai: Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. (0, 5đ) Câu 2: (2 điểm) - Mỗi VD xác định đúng trạng ngữ đợc 0,25đ và mục đích được 0,25 đ VD Trạng ngữ Mục đích 1 Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Chỉ mục đích 2 Vì sương mù chỉ nguyên nhân 3 Dưới bóng tre xanh chỉ nơi chốn đã từ lâu đời chỉ thời gian Câu 3: (6 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: A Hình thức: 0,5đ - Kiểu bài miêu tả - Bố cục rõ ràng. Trình bày khoa học, sạch sẽ. B. Nội dung: 5,5đ A. Mở bài: 0,5 Giới thiệu về ngôi trường em. B. Thân bài: 4,5đ 1. Tả bao quát từ xa (1đ) 2. Tả chi tiết: 3,5đ - Tả cổng trường (0,5đ) - Tả chi tiết bên trong: Sân trường, vườn trường, phòng học (1đ) - Tả sau vào trong lớp học: bàn ghế, cách trang trí . (1đ) - Tả các thầy cô và bạn bè sau 2 tháng nghỉ hè (1đ) C. Kết bài: 0,5đ Nêu cảm xúc của em về ngôi trường sau mấy tháng nghỉ hè. *Biểu điểm: - Điểm 5,5: Thực hiện tốt những yêu cầu nêu trên, trình bày sạch đẹp, diễn đạt tốt. - Điểm 3-4: Đạt được cơ bản những yêu cầu trên nhng còn mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả. 25
  16. - Điểm 0- 2: Tùy theo mức độ đáp ứng yêu về nội dung và hình thức trong bài viết của HS giáo viên chấm điểm cho phù hợp. *Lưu ý: - GV căn cứ vào khung điểm, thực tế chất lợng và sự sáng tạo trong bài làm của HS để chấm điểm cho phù hợp ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 7 Họ và tên: Lớp 7 Điểm Lời phê của thầy cô giáo ĐỀ RA: Câu 1: (1điểm). Trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II, em đã được học các tác phẩm nghị luận nào? Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm đó ? Câu 2: (1 điểm). Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì? Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc. (Trần Cừ) Câu 3: (1điểm). Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong câu sau đây: Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. (Nguyễn Thế Hội) Câu 4 (7 điểm). Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. 26
  17. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Câu I/ Kể đúng tên tác phẩm, tác giả (0.25 đ) Bài - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). - Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai). - Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) - Ý nghĩa của văn chương (Hoài Thanh). Câu II / (1điểm) Nêu đúng mỗi câu đặc biệt và tác dụng 0.5 đ Đoạn văn có hai câu đặc biệt Và lắc. Và xóc dùng để liệt kê các hiện tượng gắn với hành trình của chiếc xe. Câu III/ (1điểm) - Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Câu VI/ (7 điểm) 1. Yêu cầu chung: Học sinh viết đúng thể loại lập luận giải thích. Bố cục rõ ràng, giải thích được nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa. Nhiễu điều là gì? Giá gương là gì. Hai vật này nếu để riêng lẻ sẽ không có gì đặc sắc, nhưng khi đem nhiễu điều phủ lên giá gương sẽ tạo nên cảnh tượng rực rỡ uy nghiêm_ có ý nghĩa bảo vệ, yêu thương. Từ hai hình ảnh đó, nhân dân ta muốn nêu bật một lời khuyên:”Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Lời khuyên cùng chung một nước có cùng nguồn gốc lịch sử, cùng một thứ tiếng mẹ đẻ_ phải đoàn kết gắn bó với nhau. Lấy dẫn chứng bài học yêu thương đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta qua từng thời kỳ lịch sử. BIỂU ĐIỂM Điểm 6,7: Bài làm hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, đủ nội dung trên. Điểm 4, 5: Bài làm hoàn chỉnh, nêu rõ nội dung nhưng diễn đạt chưa thật trôi chảy. Điểm 2, 3: Bài viết phần nào nêu được nội dung nhưng dùng từ chưa thật chọn lọc, thiếu liên kết. Điểm 1: bài viết sơ sài chưa rõ ý, bố cục chưa rõ ràng sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 27
  18. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 7 MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS MỸ ĐỨC, AN LÃO NĂM HỌC 2017 – 2018 I. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4đ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” (Ngữ văn 7 - Tập 2) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1- 4: Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A. Ý nghĩa văn chương C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta D. Đức tính giản dị của Bác Hồ. Câu 2. Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Phạm Văn Đồng B. Hoài Thanh C. Hồ Chí Minh D. Minh Hương Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Nghị luận D. Biểu cảm kết hợp với tự sự Câu 4. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết vào thời gian nào? A. Tháng 1 năm 1951 B. Tháng 2 năm 1951 C. Tháng 3 năm 1951 D. Tháng 4 năm 1951 Câu 5: (0,5đ) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 6: (1,0đ) Xác định trạng ngữ trong câu văn:”Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”Nêu công dụng của trạng ngữ đó trong câu. Câu 7: (1,5đ) Viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề gợi ra từ đoạn trích trên. II. PHẦN II: LÀM VĂN (6đ) Hãy giải thích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách. BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 MÔN VĂN CẤP HUYỆN FILE WORD Zalo 0946095198 180 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6=90k; 170 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7=80k; 28
  19. 225 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8=110k; 280 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9=140k. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn trường THCS Mỹ Đức, An Lão năm học 2017 - 2018 I. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4đ) Câu Đáp án Thang điểm Câu 1 Phương án B 0,25 (0,25đ) Câu 2 Phương án C 0,25 (0,25đ) Câu 3 Phương án C 0,25 (0,25đ) Câu 4 Phương án B 0,25 (0,25đ) - HS nêu được nội dung của đoạn trích: Câu 5 Khẳng định tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân 0,5 (0,5đ) dân ta. Đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. - Trạng ngữ trong câu văn”Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm Câu 6 lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng 0,5 (1,0đ) mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”là cụm từ: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng” - Công dụng của trạng ngữ trong câu: Bổ sung thêm những thông tin về điều kiện thời gian, hoàn cảnh diễn ra sự việc nêu trong câu và nối kết các câu văn trong đoạn văn. 0,5 * Yêu cầu kĩ năng: Câu 7 - Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số câu theo quy định. 0,25 (1,5đ) - Diễn đạt rõ ràng, đúng văn phạm, không mắc lỗi chính tả. * Yêu cầu kiến thức: HS trình bày được suy nghĩ của bản thân về các vấn đề gợi ra từ đoạn trích: - Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đó 0,5 là một sức mạnh to lớn được phát huy cao độ trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. -Tình cảm của bản thân: Tự hào về những trang lịch sử vẻ vang, cảm 0,5 phục những tấm gương về các vị anh hùng dân tộc - Phát huy truyền thống yêu nước, học tập, rèn luyện để trở thành 29
  20. công dân tốt, góp sức mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ 0,5 quốc II. PHẦN II: LÀM VĂN (6đ) - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích Kĩ - Bố cục rõ ràng, hợp lí, chặt chẽ 1,0 năng - Văn viết mạch lạc, đúng văn phạm, không sai chính tả. - Lập luận chặt chẽ, logic 1. Mở bài - Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương từ xưa luôn là một 0, 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Kiến - Trích dẫn câu tục ngữ thức 2. Thân bài a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: 1,0 - Nghĩa đen: +”Lá lành”: Là lá còn nguyên vẹn, giữ nguyên dáng hình +”Lá rách": Là lá bị mất một phần hoặc không còn nguyên vẹn;”đùm”là bao bọc, che chở. +”Lá lành đùm lá rách”là lá lành bảo vệ, che chở, bao bọc cho lá rách. - Nghĩa bóng: + Lá lành - lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: Yên ổn, thuận lợi - khó khăn, hoạn nạn Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ - Bài học: Trong cuộc sống, con người ở các hoàn cảnh khác nhau cần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau nhất là trong hoạn nạn, khó khăn. * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? 2,0 - Vì chúng ta cùng sống trong một đất nước, cùng dòng giống Tiên Rồng - Vì đó là thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí tốt đẹp và là truyền thống quý báu của dân tộc ta: + Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: Chống bão lũ, hạn hán + Để cùng chống giặc ngoại xâm + Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: Những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư (có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:”Nhiễu điều phủ lấy ";”Bầu ơi thương lấy bí cùng ”) * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân 1,0 yêu trong gia đình, hàng xóm - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: Tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện * Liên hệ bản thân: - Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp ) 3. Kết bài: 30
  21. + Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc. 0,5 + Liên hệ bản thân ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn:Văn 7 Năm học: 2008-2009 Câu 1:(1đ) Thế nào là rút gọn câu? Câu 2:(1đ) Vì sao phải rút gọn câu? Cho ví dụ. Câu 3:(1đ) Theo Hoài Thanh,nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Câu 4:(2 đ) Cảm nghĩ của em về Bác Hồ sau khi học xong bài“Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Câu 5:(5đ) Hãy chứng minh câu tục ngữ:”có công mài sắt có ngày nên kim”. ĐÁP ÁN Câu 1:Khi nói hoặc viết,có thể lược bỏ một số thành phần của câu,tạo thành câu rút gọn. Câu 2:Làm cho câu gọn hơn,thong tin được nhanh,tránh lặp từ ngữ. Ngụ ý hành động,đặc điểm nói trong câu là của cung của mọi người. Vd:Bao giờ cậu đi Đà Nẵng? -Mai. Câu 3:Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật,loài người. Câu 4:Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.Cần nêu được các ý chính: -Bác Hồ sống rất giản dị. -Giản dị trong sinh nhật, lối sống,việc làm. -Giản dị trong lời nói và bài viết. -Bác sống giản dị về đời sống vật chất,phong phú đời sống tinh thần. Câu 5:Làm đúng kiểu bài văn chứng minh.Trình bày đủ các phần theo bố cục của văn nghị luận. a)Nêu được nội dung,ý nghĩa của câu tục ngữ nói về long kiên trì,nhẫn nại,sự quyêt tâm,bền chí sẽ đạt được kết quả tốt đẹp. b)Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. c)Bất kì câu tục ngữ nào dù khó khăn đến đâu,nếu biết kiên trì nhẫn nại thì sẽ thành công. Biểu điểm: -5 điểm:Bài mạch lạc,hành văn suôn sẻ.Đảm bảo các ý a,b,c. -3,4 điểm:Bài viết nhìn chung diễn đạt rõ ý,tương đối mạch lạc-Đảm bảo ý a,b. -1 điểm:Tản mạn, chưa rõ. -0 điểm:lạc đề,chưa làm được gì? 31
  22. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn:Văn 7 Năm học: Câu 1 (1đ) Chép lại 4 câu tục ngữ về con người xã hội mà em yêu thích nhất? Câu 2 (2 đ) Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 3 (1đ) Giá trị nghệ thuật truyện ngắn: Sống chết mặc bay - Của Phạm Duy Tốn Câu 4 (6 đ) Chứng minh nét đẹp văn hoá của con người và dân tộc việt nam qua câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ĐÁP ÁN: Câu 1: Viết đúng 4 câu tục ngữ như sgk hoăc tìm hiểu ngoài sách (1 đ) Câu 2: Đúng khái niệm câu đặc biệt, cho ví dụ đúng (2 đ) Câu 3: Đ úng giá trị nghệ thuật: - Tương phản -Tăng tốc -Ngôn ngữ hơp tâm lí nhân vật Câu 4: Yêu cầu về nội dung: Đúng kiểu bài: Phép lập luận chứng minh Yêu cầu về dàn bài chung: a Mở bài: (1,5 đ) Giới thiệu được vấn đề chứng minh: Nét đẹp văn hoá của con người và dân tộc Việt Nam b Thân bài: Dùng lí lẽ,dẫn chứng chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ (3đ) c Kết bài: - Khẳng định nét đẹp văn hoá của câu tục ngữ - Nét đẹp này cần gìn giữ và phát triển (1,5điểm) 32
  23. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn:Văn 7 Năm học: Phần 1: Văn - Tiếng Việt (4 điểm) Bài 1: 2 điểm Chép nguyên văn 2 câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7. Em hiểu như thế nào về 2 câu tục ngữ đó. Bài 2: 1điểm Thế nào là rút gọn câu? Cho ví dụ. Bài 3: 1 điểm Tìm cụm Chủ- Vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau. Cho biết trong mỗi câu, cụm Chủ- Vị làm thành phần gì? a) Cái bàn này chân đã gãy. b) Câu chuyện ông kể rất hay. Phần II: Tập làm văn (6 điểm) Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn coi trọng đạo lí làm người. Một trong những đạo lí đó là lòng biết ơn. Truyền thống tốt đẹp ấy được thể hiện qua câu tục ngữ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh nhận định trên. ĐÁP ÁN: I. Văn- Tiếng Việt (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Chép đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm Nêu nội dung đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm Câu 2: (1 điểm) Nêu đúng khái niệm đạt 0,5 điểm Cho ví dụ đúng đạt 0,5 điểm Câu 3: a) Cái bàn này //chân/ đã gãy c / v : Mở rộng thành phần vị ngữ b) Câu chuyện ông /kể //rất hay: Mở rộng thành phần cụm từ(Cụm danh từ) II.Tập làm văn: *Yêu cầu: - Thể loại: Phương pháp lập luận chứng minh. - Vấn đề chứng minh: Lòng biết ơn, đó là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. - Lập luận trên cơ sở thời gian (xưa -> nay) - Dẫn chứng dẫn chứng xác thực, rõ ràng, có tính thuyết phục cao. *Biểu điểm: - Điểm từ 5 đến 6: Đạt tất cả yêu cầu trên, bài viết mạch lạc, có sức thuyết phục cao. - Điểm từ 3 đến 4: Đạt tương đối các yêu cầu trên, mắc từ 5 đến 7 lỗi chính tả diễn đạt. 33
  24. - Điểm từ 2 đến 3: Bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0 đến 1 chưa hiểu đề. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn Ngữ văn 7. Thời gian 90 phút Câu 1 (1điểm): Thế nào là tục ngữ? Viết 1 câu tục ngữ về con người và xã hội. Câu 2 (2 điểm): Tìm câu rút gọn trong bài ca dao sau và cho biết các thành phần được rút gọn, nêu tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn trong bài? (1) Con cò mà đi ăn đêm (2) Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao (3) Ông ơi, ông vớt tôi nao (4) Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng (5) Có xáo thì xáo nước trong (6) Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Câu 3 (2 điểm): Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản: Sống chết mặc bay. Câu 4 (5 điểm): Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” 34
  25. Đáp án: Câu 1: Nêu chính xác theo định nghĩa SGK/3. Viết đúng 1 câu tục ngữ trong nội dụng con người và xã hội. - Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm. Câu 2: - Câu (2), (5), (6) trong bài ca dao là câu rút gọn, lược bỏ thành phần chủ ngữ để làm cho bài được ngắn gọn, đúng thể loại thơ lục bát, tránh lặp từ. - Sai 1 ý trừ 0,25 điểm. Câu 3: Nội dung truyện lên án tố cáo tên quan phủ”lòng lang dạ thú”và bảy tỏ niềm cảm thương trước cảnh”nghìn sầu muôn thảm”của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền. Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động. Kết hợp phép tương phản và tăng cấp độc đáo. - Sai 1 ý trừ 0,25 điểm. Câu 4: - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh - Yêu cầu: HS làm đúng các bước của bài nghị luận, lời văn chặt chẽ, sinh động, giàu dẫn chứng. MB: Nêu vai trò của ý chí, nghị lực, lòng kiên trì trong đời sống. TB: - Gỉai thích nghĩa của câu tục ngữ (đen, bóng). - Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. - Lòng kiên trì và ý chí không được nuôi dưỡng thì làm việc gì cũng dễ chán nản, không hoàn thành. - Dẫn chứng: (những tấm gương thành công nhờ kiên trì và ý chí quyết tâm). - Liên hệ bản thân. KB: Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. Dù xã hội có phát triển đến đâu đi nữa, mà bản thân mỗi người không tự tu dưỡng lòng kiên trì, ý chí, nghị lực thì sẽ không có hoài bão, ước mơ và công việc không bao giờ hoàn thành dù là nhỏ nhất. Thang điểm: - Điểm 5: Đúng kiểu bài, lập luận, chặt chẽ, không sai chính tả - Điểm 4: Sai vào lỗi chính tả, lập luận khá. - Điểm 3: Trung bình, có nắm được kiểu bài, có lỗi chính tả, lập luận còn rối không sâu. - Điểm 1, 2: Bài làm sơ sài, chưa rõ đề, nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng 35
  26. ĐỀ 8 TỰ LUẬN. (10 điểm) Câu1(2 điểm.) Cho tình huống sau: Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học,cả lớp muốn đi xem tập thể. Em thay mặt lớp viết một văn bản đề nghị với thầy (cô) giáo chủ nhiệm nguyện vọng trên. Câu2 (3 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) nói về chủ đề quê hương em biết sử dụng ba biện pháp tu từ đã học vào đoạn văn đó? Câu 3(5 diểm)Em hãy chứng minh ca dao là tiếng nói tình cảm của con người Việt Nam. ĐÁP ÁN -HƯỚNG DẪN CHẤM. Câu 1.(2 điểm) Biết viết văn bản đề nghị: Trình bày được các yêu cầu sau về nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì.?(1điểm) -Đáp ứng được các yêu càu về hình thức của văn bản đề nghị (cách trình bày các mục trong văn bản, diễn đạt chữ viết .(1 điểm) Câu 2(3 điểm) Biết viết đoạn văn nói về chủ đề quê hương mình.(0.5 điểm) -Biết sử dụng 3 biện pháp tu từ trong đoạn văn.(nhân hoá,so sánh,nói quá ) (2 điểm) -Diễn đạt trôi chảy.(0.5 điểm.) Câu 3.(5 điểm.) a/Nội dung: 5điểm. 1/Mở bài (1 điểm) - Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh. - Giới hạn của đề. 2.Thân bài.(3 điểm) -Luận điểm 1.Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình.(1điểm) -Luận điểm 2.Ca dao là tiếng nói của tình cảm bạn bè thầy cô (1 điểm) -Luận điểm 3.Ca dao là tiếng nói của tình cảm quê hương đất nước.(1 điểm) 3/Kết bài.(1điểm). -Khẳng định vấn đề. -Cảm nghĩ. . Đề 9 NỘI DUNG ĐỀ: 36
  27. Câu1 (2đ): Thế nào là phép liệt kê? Đặt 1 câu có sử dụng phép liệt kê. Câu2 (2đ): Trình bày cảm hiểu của em về câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm Câu3 (6đ): Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí:”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ĐÁP ÁN: Câu1: Trình bày đúng khái niệm (1đ), cho được ví dụ (1đ) Câu2: - Trình bày được giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của câu tục ngữ: +Nghệ thuật: đối, ẩn dụ.(0,5đ) +Ý nghĩa: nghĩa đen (0,5đ), nghĩa bóng (0,5đ) -Biết diễn đạt thành văn (0,5đ) Câu 3: (6đ) Yêu cầu cần đạt: a/Nội dung: Đảm bảo nội dung sau: -Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ. -Trình bày được nhiều dẫn chứng (xưa và nay) để chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. -Nêu suy nghĩ của bản thân về đạo lí đó. b/Hình thức: - Đảm bảo bố cục 3 phần:mở bài, thân bài, kết bài. - Biết làm văn nghị luận, lập luận chứng minh rõ ràng, hợp lý, chặt chẽ. - Văn phong sáng sủa, sáng tạo, câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. 3/Biểu điểm: Điểm 6: Thực hiện tốt những yêu cầu trên. Điểm 4-5: Thực hiện khá những yêu cầu trên, mắc vài lỗi diễn đạt, ít lỗi chính tả. Điểm 3: Thực hiện tương đối những yêu cầu trên, nắm được cách làm bài văn nghị luận, còn nghèo dẫn chứng, diễn đạt còn lúng túng, nhiều lỗi chính tả. Điểm 1-2: Thực hiện sơ sài những yêu cầu trên, nhiều lỗi diễn đạt,chính tả. Điểm 0: Bỏ giấy trắng, hoặc lạc đề Trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng giáo viên cần vận dụng vào thực tế, khuyến khích bài làm sáng tạo, cân nhắc cho điểm những bài làm chép theo văn mẫu(tối đa trung bình). 37
  28. Đề 10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II. Môn Ngữ Văn Lớp: 7 NỘI DUNG ĐỀ: Câu 1: (1 đ) Nêu những đặc điểm về hình thức của trạng ngữ. Đặt một câu có dung trạng ngữ chỉ mục đích. Câu 2: (1 đ) Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành 2 câu bị động theo hai cách khác nhau: Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông. Câu 3: (2 đ) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ. Câu 4: (6 đ) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê Nin:”Học, học nữa, học mãi” ___ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1(1điểm) - Những đặc điểm về hình thức của trạng ngữ(0.5đ) (trang 39-SGK7,tập 2) - Đặt câu đúng (0.5đ) Câu 2(1 điểm) - 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Mỗi cách 0,5đ (trang 64 SGK,tập 2) Câu 3 (2điểm) - Viết đoạn văn ngắn diễn đạt rõ rang,mạch lạc. - Nêu cảm nghĩ đúng nội dung yêu cầu. Câu 4 (6 điểm) Yêu cầu: a) Hình thức: - Đúng kiểu bài văn lập luận giải thích. - Bố cục đảm bảo,hợp lý. - Lời văn trôi chảy,mạch lạc,dung từ đặt câu đúng b) Nội dung: Nêu cho được những luận điểm chính sau đây: - Giải thích ý nghĩa của câu nói. - Cơ sở thực tiễn của câu nói - Tác động của câu nói đối với mọi người - Giá trị của câu nói trong cuộc sống BIỂU ĐIỂM CÚA CÂU 4 Điểm 5-6: Thực hiện tốt các yêu cầu trên,mắc rất ít lỗi chính tả,dung từ đặt câu Điểm 3-4: Thực hiện tương đối tốt các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi chính tả,dung từ đặt câu. 38
  29. Điểm 1-2: Thực hiện theo các yêu cầu trên nhưng còn nhiều hạn chế. Lời văn lủng củng,sai nhiều lỗi chính tả. Bài viết quá sơ sài. Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng. ĐỀ: 11 Bài 1: (2 điểm ) Trong những câu tục ngữ về lao động sản xuất, em thích câu nào nhất? Vì sao em thích câu tục ngữ đó? Bài 2: ( 3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 – 8 câu) tả cảnh quê hương em,trong đó có ít nhất 2câu đặc biệt và một câu rút gọn. Bài 3: ( 5 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. ĐÁP ÁN: TỰ LUẬN: Bài 1: Có thể chọn một câu bất kỳ trong bài, chỉ rõ lý do thích câu tục ngữ đó. (Vì nội dung ngắn gọn, súc tích, vì kinh nghiệm quý báu, vì dễ nhớ, thiết thực trong lao động sản xuất .) (2 điểm) Bài 2: Đủ số câu, đúng nội dung (1,5 điểm) Có sử dụng 2 câu đặc biệt (1 điểm) 1 câu rút gọn (1 điểm) Bài 3: (5 điểm) Yêu cầu cần đạt: Thực tế cuộc sống.Môi trường đang ngày một ô nhiễm. Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. - Giải thích môi trường là gì? - Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. +Thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, kiến thức bảo vệ môi trường khí thải, nước thải, rác thải làm môi trường sống ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh dịch +Nạn phá rừng +Nạn săn bắt thú vật +Ảnh hưởng thời tiết khí hậu -Khẳng định môi trường có tầm quan trọng đối với đời sống con người. Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp .đó là bảo vệ chính cuộc sống của mỗi chúng ta. 39
  30. Đề 12 KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 7 Năm học 2008 2009 Môn: Ngữ văn thời gian 90 phút,(không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1điểm) Tục ngữ là gì?Cho ví dụ Câu 2 (1 điểm) Dấu chấm lửng được dùng để làm gì? Câu 3 (2 điểm) Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn, cho ví dụ. Câu 4: (6 điểm) Hãy chứng minh truyện ngắn”Sống chết mặc bay”của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ. Đáp án Câu 1: Định nghĩa đúng 0.5 điểm,cho ví dụ đúng 0.5 điểm Câu 2: Nêu đúng những tác dụng của dấu chấm lửng 1 diểm Câu 3: Phân biệt: a/Câu đặc biệt: không có cấu tạo mô hình chủ ngữ-vị ngữ (0.5 điểm) cho ví dụ đúng 0.5 điểm. b/Câu rút gọn: lược bỏ những thành phần chính, có thể khôi phục nhờ những câu xung quanh (0.5 điểm). Cho ví dụ đúng 0.5 điểm Câu 4: 6 điểm -Viết đúng kiểu bài nghị luận 1.5 điểm -Chỉ ra,phân tích được 2 mặt tương phản qua những chi tiết tiêu biểu trong truyện”Sống chết mặc bay”(cảnh dân hộ đê và cảnh tên quan chơi bài); tác dụng của nghệ thuật tương phản 3.5 điểm. _Diễn đạt trong sáng,có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả 1 điểm. 40
  31. Đề 13 Đề thi học kì II Môn thi: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) a) Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Cho 1 ví dụ để minh hoạ (1 điểm) b) Câu bị động là gì? Cho ví dụ (1 điểm). Câu 2: (3 điểm) a) Chép lại nguyên văn 1 câu tục ngữ về con người, xã hội? Phân tích nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của câu tục ngữ đó (1,5 điểm) b) Viết 1 đoạn văn khoảng 5-6 dòng nêu cảm nghĩ của em sau khi học đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ (1,5 điểm) Câu 3: (5 điểm) Chứng minh rằng lòng kiên trì, nhẫn nại là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho học sinh học giỏi ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: a) (1 điểm): Nêu được khái niệm câu đặc biệt (0,5 điểm) Nêu được tác dụng của câu đặc biệt (0,25 điểm) Cho đúng ví dụ (0,25 điểm) b) (1 điểm): Nêu đúng khái niệm về câu bị động (0,5 điểm) Cho đúng ví dụ (0,5 điểm) Câu 2: (3 điểm) a) Chọn viết đúng câu tục ngữ về con người và xã hội (0,5) Hiểu ý nghĩa và nghệ thuật của câu tục ngữ trên (1 điểm) b) Viết đúng số dòng 41
  32. Cảm nghĩ về Bác được thể hiện qua đời sống giản dị hằng ngày và quan hệ của Bác đối với mọi người, qua nói và viết của Bác Câu 3: (5 điểm) Đề thuộc nghị luận chứng minh Yêu cầu về nội dung: Dùng lí lẽ và dẫn chứng khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần, có sự liên kết giữa các câu, các đoạn trong bài. Biểu điểm: Điểm 5: Đảm bảo về nội dung và hình thức như trên, có ý sáng tạo trong bài viết. Lỗi về diễn đạt, chính tả không đáng kể. Điểm 3-4: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng ở mức tương đối. Điểm 2: Có hiểu đề, trình tự lập luận chưa lô gic còn sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt Điểm 0-1: Sa đề, sơ sài, không biết cách lập luận. Đề 14 ĐỀ HỌC KÌ II LỚP 7 Năm học:2008-2009 I/ Đề Câu1/ (2đ) Tục ngữ là gì? Phân tích cách diễn đạt và nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ sau: a/ Đói cho sạch, rách cho thơm. b/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. c/Thương người như thể thương thân. Câu2/ Nêu những điều cảm nhận của em sau khi học văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ.(1,5đ) Câu3/ (1,5đ) Thế nào là phép liệt kê? Xác định phép liệt kê, nêu tác dụng phép liệt kê của câu sau: Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Câu4/ (5đ) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin:”Học, học nữa, học mãi ” II/ Đáp án Câu 1/ Nêu đúng định nghĩa tục ngữ. (0,5đ) Phân tích đúng mỗi câu 0,5đ Câu a:- dùng phép đối lập, ẩn dụ (0,25đ) - khuyên con người dù gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn cũng phải giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sạch. không nên làm những điều xấu xa, tội lỗi. - Phê phán những hành vi: đói ăn vụng, túng làm càn. (0,25đ) Câub:-Dùng phép ẩn dụ(0,25đ) - Đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta: Người hưởng thành quả lao động phải nhớ ơn người làm ra thành quả lao động đó.(0,25đ) 42
  33. Câuc:-Phép so sánh (0,25đ) - Phải biết thương người khác như thương chính bản thân mình.(0,25đ) Câu 2/ Văn bản nhằm ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ.Đó là một trong những phẩm chất cao quý của Người mà mọi người dân Việt Nam phải học tập và làm theo. Là người học sinh nước Việt vô cùng kính phục và biết ơn Bác Hồ. Ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Câu3/ Nêu đúng khái niệm phép liệt kê.(0,5đ) Xác định đúng phép liệt kê:”Phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”.(0,5đ) Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật nội tâm của cô gái Huế.(0,5đ) Câu4/ A/ Yêu cầu chung: -HS làm bài đúng kiểu văn bản lập luận giải thích - Áp dụng các phương pháp giải thích phù hợp vào bài viết - Làm rõ các luận điểm phụ:+ Học là gì? +Học nữa, học mãi là học như thế nào? +Tại sao phải học, học nữa, học mãi? + Phương pháp học như thế nào là đúng? +Nếu không học thì cuộc đời sẽ như thế nào? - Bài có bố cục 3 phần B/ Biểu điểm:-Điểm 4-5: Trình bày sạch sẽ, đủ nội dung,văn viết mạch lạc lôi cuốn.Sai không quá 3 lỗi diễn đạt. Bố cục đủ 3 phần và đúng yêu cầu từng phần. - Điểm 2-3:Trình bày sạch sẽ, đảm bảo tương đối về nội dung, diễn đạt còn lủng củng, sai không quá 5-6 lỗi chính tả và diễn đạt, đảm bảo bố cục 3 phần - Điểm1: Bài viết sơ sài,bố cục không rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. _ Điểm 0: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. Đề 15 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II -LỚP 7 Môn: Ngữ văn Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1(2đ): a / Chép đúng 2 câu tục ngữ về con người và xã hội. b/ Nêu trường hợp vận dụng các câu tục ngữ đó trong cuộc sống Câu 2 (2đ): Nêu chủ đề truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Câu 3 (1đ): Nêu ý nghĩa biểu thị của các trạng ngữ trong câu sau: Từ lúc đó, bằng chiếc xe đạp cọc cạch , Lan rất chăm đến trường để học tri thức và học cách làm người. Câu 4 (5đ):Tục ngữ ta có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1(2đ): a/ HS chép đúng 2 câu tục ngữ về con người và xã hội, mỗi câu đúng được 0.5đ. b/Nêu đúng trường hợp sử dụng các câu tục ngữ đó trong cuộc sống, mỗi trường hợp đúng được 0.5đ. 43
  34. Câu 2(2đ): Chủ đề truyện ngắn Sống chết mặc bay gồm 2 ý lớn: -Lên án thái độ vô trách nhiệm và tội ác của bọn quan lại trong chế độ thực dân phong kiến. -Niềm cảm thương đối với nhân dân lao động nghèo khổ đang gặp thiên tai, và đang sống trong sự áp bức. Câu 3 (1đ): -trạng ngữ chỉ thời gian: từ lúc đó (0.5đ) -trạng ngữ chỉ phương tiện: bằng chiếc xe đạp cọc cạch (0.5đ) Câu 4(5đ): Đây là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng -Vấn đề nghị luận: Lòng kiên trì nhẫn nại cộng với ý chí quyết tâm sẽ là điều kiện dẫn đến thành công. -Đề yêu cầu HS phải biết vận dụng những lý lẽ và dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ luận điểm trên. +Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: để gặt hái được thành công, con người phải tốn biết bao công sức,thời gian,và còn phải có sự kiên trì,nỗ lực, +Khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng đó qua các dẫn chứng từ lịch sử,từ cuộc sống lao động của dân tộc ta. +ý nghĩa của lòng kiên trì đối với mỗi người: điều kiện,là động lực thúc đẩy +mỗi người nên có hướng rèn luyện tính kiên trì trong công viêc để có kết quả tốt. *Biểu điểm: -Điểm 5: bài viết có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm và lâp luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu,hành văn lưu loát -Điểm 3-4: bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận khá chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, hành văn trôi chảy, mắc ít lỗi diễn đạt. -Điểm 2: Bài viết có bố cục rõ ràng , hiểu vấn đề song lâp luận đôi chỗ còn chưa có sức thuyết phục -Điểm 1: Bài viết đúng vấn đề nhưng còn quá sơ sài -Điểm 0: lạc đề hoặc không làm được gì. *lưu ý các bài viết có những sáng tạo trong cách nhìn nhận vấn đề. Đề 16 NỘI DUNG ĐỀ Câu1: _3 _ _điểm a) Phân tích hai mặt tương phản trong truyện SỐNG CHẾT MẶC BAY của Phạm Duy Tốn. Hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê”được tác giả khắc họa như thế nào? b) Em có nhận xét gì về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật của truyện trên? Câu2: 2_ _ _điểm 44
  35. Nêu công dụng của dấu chấm lửng. Viết một đoạn văn (7-8 câu) tả cảnh mùa hè ở quê hương em có sử dụng một dấu chấm lửng (tỏ ý nhiều sự việc chưa liệt kê hết), một câu đặc biệt (xác định thời gian,nơi chốn) Câu3: 5_ _ _điểm Ông cha ta thường dạy: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Bằng vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm Câu 1: a- =Hai mặt tương phản: - Cảnh bên ngoài đê: Thời gian gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông dâng cao, cảnh tượng nhốn nháo căng thẳng(tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau), sự bất lực của sức người, sự yếu kém của thế đê trước thế nước - Cảnh trong đình: Đình vững chãi, không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, nha lại, lính tráng rộn ràng, quan phủ đường bệ, kẻ hầu người hạ tấp nập. Cảnh quan phủ say mê chơi đánh bài tổ tôm (1 đ) =Hình ảnh tên quan phủ đam mê tổ tôm vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức phi nhân tính (0,5 đ) - Gía trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống và b- sinh mạng nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại (0,5đ) - Gía trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của TG trước cuộc sống lầm than của người dân và lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền (0,5 đ) - Gía trị nghệ thuật:Kết hợp thành công hai phép nghệ thuật TƯƠNG PHẢN và TĂNG CẤP, ngôn ngữ sinh động.(0,5đ) Câu 2 Nêu công dụng của dấu chấm lửng (sgk) (0,5đ) Viết đoạn văn đúng chủ đề, đúng số câu, sử dụng dấu chấm lửng, câu đặc biệt theo yêu cầu (1,5đ) Câu 3 Yêu cầu cần đạt -Khẳng định tinh thần đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta 45
  36. - Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ . Trong lịch sử dân tộc: Nhân dân đoàn kết chống kẻ thù xâm lược . Trong đời sống hằng ngày: Nhân dân đoàn kết trong lao động sản xuất . Trong lớp học: Bạn bè đoàn kết chan hòa nên lớp học luôn vui vẻ, thân ái -Rút ra bài học: Đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn, là yếu tố quyết định mọi thành công, cần xây dựng khối đại đoàn kết trong lớp học, trong nhân dân BIỂU ĐIỂM - Điểm 5: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu. Lời văn mạch lạc, chính xác, vấn đề nghị luận rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hệ thống luận cứ rõ. Rất ít lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 4: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu. Ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 3: Thực hiện đủ các yêu cầu. Lời văn có thể còn lủng củng một số chỗ. - Điểm 1-2: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu, sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng Đề 17 ĐỀ THI HỌC KỲ II (NĂM HỌC 2008- 2009) MÔN THI: NGỮ VĂN. LỚP 7 Câu 1: Nêu những tác dụng của câu đặc biệt.(1đ) Câu 2: Chuyển câu chủ động sau thành hai kiểu câu bị động khác nhau.(1đ) “Người ta làm tất cả cánh cửa chuà bằng gỗ lim” Câu 3: Chép một câu tục ngữ về đề taì con người và xã hội. Nêu nội dung.(1đ) Câu 4: Viết đoạn văn ngắn(5-6 dòng) nêu cảm nghĩ cuả em về bọn quan lại trong văn bản”Sống chết mặc bay”cuả Phạm Duy Tốn.(2đ) Câu 5: Hãy chứng minh tính đúng đắn cuả câu tục ngữ”Có công mài sắt, có ngày nên kim” HƯỚNG DẪN CHẤM 46
  37. Câu 1: Nêu đúng những tác dụng cuả câu đặc biệt trong ghi nhớ sgk/29 tập 2 1đ.Nếu thiếu một tác dụng trừ 0,25đ Câu 2: Chuyển đúng một kiểu câu bị động 0,5đ Câu 3: Chép và nêu đúng nội dung 1đ Câu 4: Viết đúng đoạn văn đảm bảo các ý - thờ ơ vô trách nhiệm - mê cờ bạc - vô nhân tính Câu 5: *Yêu cầu: .Làm đúng kiểu bài văn nghị luận lập luận chứng minh .Trình bày đầy đủ các phần theo bố cục một bài văn nghị luận .Xác định đúng vấn đề: _ có kiên trì, nghị lực sẽ thành công _ kiên trì giúp con người vượt qua những khó khăn.trong công việc, trong học tập .Lời văn mạch lạc ít lỗi chính tả và diễn đạt .Văn chân thành, dẫn chứng cụ thể *Biêủ điểm: Điểm 5:Thực hiện tốt các yêu cầu, sáng tạo, mắc không quá 2 lỗi chính tả và diễn đạt Điểm 4-3: Thực hiện mức khá các yêu cầu, mắc không quá 6 lỗi Điểm 2: Thực hiện mức trung bình các yêu cầu, mắc nhiều lỗi Điểm 1:Thực hiện sơ sài các yêu cầu Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng Đề 18 NỘI DUNG ĐỀ I. Phần Văn học + Tiếng Việt: Câu 1: Tục ngữ là gì? (2 điểm) Câu 2: a. Uống nước nhớ nguồn b. Góp gió thành bão,góp cây nên rừng. Hãy tìm hai câu tục ngữ trong bài”Tục ngữ về con người và xã hội”đồng nghĩa với hai câu tục ngữ trên? (1 điểm) Câu 3: Liệt kê là gì? Cho ví dụ? (2 điểm) 47
  38. II. Phần Tập làm văn: Tục ngữ có câu:”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Hãy chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí đó. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần Văn học + Tiếng Việt Câu 1 : HS trả lời đúng khái niệm: Tục ngữ là gì (2 điểm) Tục ngữ là ngững câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Câu 2: a. ăn quả nhớ kẻ trồng cây.(0,5 điểm) b. Một cây làm chẳng nên non (0,5 điểm) Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Câu 3: HS trả lời đúng khái niệm: Liệt kê là gì? (1 điểm) Cho ví dụ đúng (1 điểm) II. Phần Tập làm văn: 1 Yêu cầu: a. Nội dụng: Luận điểm 1: (Giải thích): Khi được hưởng thành quả thì phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả đó - một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Luận điểm 2: (Chứng minh): có 3 luận cứ - Từ xua đến nay, dân tộc Việt Nam đã sống theo đạo lí đó (Con cháu kính yêu ông bà, cha me; phong tục thờ phụng tổ tiên; cúng tế; lập đền; xây tượng đài,nghĩa trang liệt sĩ ) - Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Thương binh liệt sĩ - Một số phong trào tiêu biểu như: Xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng b. Hình thức: Đúng phương thức biểu đạt. Bố cục đầy đủ, gọn, rõ. Lời văn dễ hiểu, mạch lạc, trôi chảy. Hạn chế tối đa các loại lỗi trong bài làm. 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Tốt về nội dung, hình thức. Có sáng tạo cá nhân. Chỉ mắc dưới 4 lỗi diễn đạt.Chữ viết đẹp - Điểm 4: Bài viết ở mức khá trong tất cả các yêu cầu. - Điểm 3: Bài làm ở mức trung bình trong tát cả các yêu cầu trên. - Điểm 1- 2: Có nêu được luận điểm nhưng chưa đầy đủ. Bố cục không rõ. Văn lủng củng. Nhiều lỗi - Điểm 0: Không làm được gì. Đề 19 48
  39. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (08-09) Môn Ngữ văn 7 Câu1/ Chèo là gì? Nêu nội dung chính của vở chèo”Quan Âm Thị Kính”? (2 điểm) Câu 2/ Viết đoạn văn ngắn (7- 10 câu, nội dung tùy chọn), trong đó có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn? (2 điểm) Câu 3/ Nhân dân ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Em hãy giải thích câu tục ngữ trên (6 điểm). ĐÁP ÁN Câu 1/ Khái niệm chèo (SGK/ 118) - 1 điểm. Nội dung (SGK/ 121- Ghi nhớ) - 1 điểm. Câu 2/ Nội dung đúng, hay (0,5 điểm) Có đủ trạng ngữ (1,5 điểm). Câu 3/ Nghĩa đen (1 điểm), Nghĩa bóng (5điểm) đạt được những yêu cầu sau: - Ngày xưa nhân dân ta đặc biệt là nông thôn ít đi ra chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng nên không biết nhiều đến việc làng việc nước, đòi hỏi phải đi nhiều nơi để mở rộng tầm nhìn. - Ngày nay chúng ta cần phải đi tham quan, dã ngoại để học hỏi, hiểu biết được nhiều điều. + Học ở đây là để tăng vốn hiểu biết, kiến thức của mình và phải học tất cả các lĩnh vực như trên sách báo, truyền hình + Học ở những người có kiến thức, có kinh nghiệm, hiểu biết nhiều, học ở thầy cô, bạn bè. Đề 20 Nội dung đề: Câu1(2đ) a.Thế nào là tục ngữ? b.Chép 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 49
  40. Câu 2(2đ) a.Thế nào là phép liệt kê? b.Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để: -Tả một hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi. -Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Câu 3(6điểm) Người Việt Nam sống có đạo lí, có nghĩa tình. Em hãy chứng minh đạo lí nghĩa tình cao đẹp ấy qua câu tục ngữ: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Đáp án: Câu 1: a.Khái niệm tục ngữ(Chú thích sao/trang 3 SGK tập 2)(1đ) b.Chép đúng mỗi câu 0,5 đ Câu 2: a.khái niệm: SGK/trang104 b.Đúng mỗi câu (0,5đ) Câu 3 Bài làm thể hiện rõ: -Luận điểm:Lòng biết ơn những người đã tạo thành quả, để mình được hưởng thụ. Một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. -Luận điểm phụ: + Lẽ sống về đạo đức, tình nghĩa cao đẹp của con người + Lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của người trồng cây + Biết ơn và nhớ ơn là truyền thống đạo đức làm nên bản sắc, tính cách và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn con người Việt Nam. - Dẫn chứng: + Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. + Các lễ hội văn hoá. + Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ. + Ngày 27-7 hằng năm là dịp để chúng ta tỏ rõ lòng biết ơn đó. + Hoc trò biết ơn thầy cô giáo - Bố cục cân đối, liên kết chặt chẽ Đề 21 50
  41. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II –Năm học2008-2009 Câu1(2 điểm) Thế nào là câu đặc biệt? Viết một đoạn văn ngắn có ít nhất một câu đặc biệt, gạch chân dưới câu đặc biệt đó? Câu2(2 điểm) Chép một cách chính xác một câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7 Giải thích nghĩa câu tục ngữ đó? Câu3(6 điểm) Hãy chứng minh đạo lý”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”của dân tộc ta. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu1(2 điểm) Nêu đúng khái niệm câu đặc biệt (1đ) Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu (0,75đ) Gạch chân đúng câu đặc biệt (0,25) Câu2(2 điểm) Chép chính xác (1đ) Giải thích đúng nghĩa của câu tục ngữ (1đ) Câu3(6 điểm) + Đề yêu cầu học sinh chứng minh truyền thống của dân tộc ta. + Yêu cầu kỹ năng: - Có luận điểm rõ ràng. - HS phải biết lý lẽ kết hợp với dẫn chứng, đúng yêu cầu văn nghị luận + Yêu cầu nội dung: - HS phải giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ cho đúng. - Nội dung chính là lòng biết ơn thế hệ đi trước. - Chọn dẫn chứng trong thực tế đời sống hoặc từ thơ văn. - Câu tục ngữ cho em suy nghĩ gì? Biểu điểm - Điểm 6 : Thực hiện tốt các yêu cầu của đề, diễn đạt tốt - Điểm 5 – 4: Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài nhưng còn mắc vài lỗi chính tả và diễn đạt - Điểm 3 : Thực hiện ở mức trung bình yêu cầu của đề - Điểm 2 – 1: Thực hiện sơ sài yêu cầu của đề - Điểm 0 : lạc đề hoặc bỏ giấy trắng 51
  42. Đề 22 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II –Năm học 2008-2009 Câu 1 (2 điểm) Tục ngữ là gì?Chép bốn câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7. Câu 2 (2 điểm) Thế nào là câu đặc biệt? Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có 2 câu đặc biệt? Câu 3 (2 điểm) Em hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin:”Học, học nữa, học mãi” ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu1 (2 điểm) Tục ngữ: -Câu nói dân gian, ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu hình ảnh, đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống (1đ) -Chép đúng mỗi câu tục ngữ (0.25đ) Câu2 (2 điểm) Nêu đúng khái niệm câu đặc biệt (0,5đ) Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu đề ra (1,5 đ) Câu 3 1. Về nội dung đảm bảo nội dung nghị luận. Gồm 3 phần: - Mở bài: Nêu được vấn đề cần giảI thích - Thân bài: giảI thích làm sáng tỏ nội dung lời khuyên + giảI thich lời khuyên + ý nghĩa lời khuyên đối với học sinh, mọi người +Những biểu hiện và tác dụng của lời khuyên -Kết bài: +Khẳng định nội dung ý nghĩa của lời khuyên +Liên hệ bản thân 2. Về hình thức - Bố cục rành mạch hợp lý, lập luận giảI thích rõ ràng chặt chẽ - Dùng từ chính xác, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. Biểu điểm - Điểm 6 : Thực hiện tốt các yêu cầu của đề - Điểm 5 – 4: Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài - Điểm 3 : Thực hiện tương đối yêu cầu của đề - Điểm 2 – 1: Thực hiện sơ sài yêu cầu của đề - Điểm 0 : lạc đề hoặc bỏ giấy trắng Một số bài văn giải thích lớp 7 (Tham khảo) Đề bài 1 “Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nớc càng ngày càng xuân” 52
  43. Em hiểu 2 câu thơ trên của Bác nh thế nào? Lập dàn ý 1/ Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: Mùa xuân rất đẹp - Nêu giới hạn vấn đề: Vì thế Bác phát động phong trào trồng cây 2/ Thân Bài a/ Giải thích sơ lợc vấn đề - Mùa xuân: Tết: - Càng xuân: Hiểu nh thế nào? b/ Vì sao ra tham gia phong trào trồng cây này? Vì: - Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên nó giúp ta điều hoà không khí nh hút khí CO2 nhả khí O2 - Ngăn chặn lũ lụt - T”điểm màu xanh cho đất nớc thêm đẹp c/ Làm nh thế nào để thực hiện lời dạy của Bác - Chống phá hoại rừng xanh - Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống - Giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn 3/ Kết bài: - Thực hịên lời dạy của Bác mùa xuân nào nhân dân ta cũng trồng cây đầu xuân - Bản thân em ý thức nh thế nào? - Tham gia nhiệt tình việc trồng cây ở nhà, ở trờng Bài làm tham khảo MB: Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Ngời cũng rất quan tâm đến môi trờng và hiểu đợc ý nghĩa thiết thực của môi trờng sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống: “Mùa xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nớc càng ngày càng xuân” TB : Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trờng ngày càng xanh tơi,”làm cho đất nớc càng ngày càng xuân”.Từ”xuân”Bác dùng ở câu thơ này đợc hiểu với những hàm ý khác nhau. Trớc hết, ta thấy từ”xuân”ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ”xuân”thứ hai với nghĩa tợng trng là nói về sức sống, vẻ tơi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi ngời khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hơng, đất nớc ngày càng tơi đẹp hơn. Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nớc? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trờng sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con ngời đợc sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn đợc bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hơng, đất nớc. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình, Trồng cây sẽ tạo ra đợc những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ 53
  44. đẹp của nơi ở. Hơn nữa,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh đợc. Trồng cây, làm cho cây xanh tơi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nớc sẽ xanh tơi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Nh thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nớc”càng ngày càng xuân”. KB: Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hơng thơm để t- ởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu. Đề 2 Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy? a. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao. b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán - Để cùng chống giặc ngoại xâm - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư (có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện * Liên hệ bản thân: - Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian (yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp ) c. Kết bài: - khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. Bài làm tham khảo: 1/ Mở bài: Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thơng đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu: 54
  45. “Nhiễu điều phủ lấy giá gơng Ngời trong một nớc phải thơng nhau cùng.” 2/ Thân bài: a) Giải thích: Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc.”Nhiễu điều”là tấm vải đỏ;”giá gơng”là giá đỡ tấm gơng. Hình ảnh”Nhiễu điều phủ lấy giá gơng”có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gơng cùng cả tấm gơng. Hai tiếng”phủ lấy”nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gơng và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thơng, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi ngời trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thơng, đùm bọc, che chở cho nhau:”Ngời trong một nớc phải thơng nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa. b)Vậy thì tại sao ngời trong một nớc phải yêu thơng giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi ngời Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nớc ta là anh em. Con ngời cùng một nớc, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi ngời trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nớc, đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thơng yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi ngời, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thơng đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con ngời vợt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lợc của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều ngời nghèo khó, bệnh tật khắc phục đợc hoàn cảnh, vợt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thờng. c)Chúng ta phải làm thế nào để phát huy đợc đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm: “Đèn nhà ai ngời ấy rạng.”, có thái độ dửng dng đứng trớc nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thơng giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy đợc đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những ngời xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thơng yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi ngời cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt dẹp đó. 3/ KB: ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó. Đề 3 Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. a. Mở bài: - Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại. - Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. b. Thân bài: 55
  46. * Giải thích câu tục ngữ: - Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công. * Tại sao nói: Thất bại là mẹ thành công: - Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục. - Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi. * Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công. - Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công. Bµi lµm tham kh¶o: MB: Trong học tập, lao động hằng ngày ta thờng gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con ngời trởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công” TB: Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe nh chứa một mâu thuẫn. Nhng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, h hỏng.”Mẹ”ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi ngời vững chí bền lòng, kiên trì không nản trớc khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì”thất bại”sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn. Vì sao lại nói”Thất bại là mẹ thành công”? Đối với ngời nản chí thì không đúng nh vậy, nhng đối với những ngời bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, ngời ta sẽ rút ra đợc những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vơn lên cho mỗi ngời. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bớc đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm đợc điều đó ngời ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có nh vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo. Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trớc những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hởng đến công việc và cuộc đời. Ngợc lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vơn lên và đạt đợc thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó. KB: Vậy xin chớ lo thất bại. điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thờng trong cuộc sống. 56
  47. Đề 4 Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. b. Thân bài: * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. * Tại sao phải Học, học nữa, học mãi. - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. * Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi * Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ ) c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. Bài làm tham khảo MB: Trớc yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng nh tất cả mọi ngời phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở:”Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại. TB: Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động t duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài ng- ời để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần đợc tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài ngời thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức. 57
  48. Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nớc nhỏ bé, điều ta cha biết là biển cả, cho nên, chúng ta không đợc thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu đợc quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con ngời cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn. Vì sao chúng ta phải hiểu nh vậy? Trớc hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp nh ta mong đợi. Ngời xa có câu:”Nhân bất học bất tri lí- ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bớc tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời. Nhng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trờng phải học nh thế nào cho có hiều quả? Với con ngời có nhiều cách học khác nhau; nhng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta đợc học qua nhà tr- ờng, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở, phải biết dựa vào những điều đã học đợc để vận dụng vào cuộc sống. Cần say me, sáng tạo trong học tập. KB: Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thờng xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng. Đề bài 5 Một nhà văn có nói:”Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con ngời”. Hãy giải thích câu nói đó. Bài làm tham khảo MB: Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con ngời, sách là nguồn của cải v”giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói:”Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con ngời”. TB: Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con ngời nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đờng đa con ngời ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đờng giúp cho con ng- ời thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt đợc thắp lên từ chính trí tuệ con ngời. Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con ngời. Nhng những cuốn sách có giá trị thì đúng là nh thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con ngời thâu tóm đợc trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội (Dẫn chứng). Nh sách kĩ thuật hớng dẫn con ngời cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao, Do đó,”Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con ngời”Những hiểu biết đợc sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy đợc truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con ngời. Đó là điều mà 58
  49. đã đợc mọi ngời ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết:”Sách mở rộng trớc mắt tôi những chân trời mới”.”Một quyển sách tốt là một ngời bạn hiền”- La Roche fou. Hiểu đợc giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy nh thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không đợc chọn sách giở, có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách. KB: Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là ngời bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt. Đề 6: Hãy giải thích câu tục ngữ sau:”Có công mài sắt, có ngày nên kim” Mỗi chúng ta muốn có thành công không phải tự nhiên mà có đợc,chúng ta phải biết vợt qua những thử thách và trở ngại. Để khuyên thế hệ trẻ phải có lòng kiên trì, có ý chí quyết tâm,ông cha ta đã răn dạy: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết”sắt”là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay đợc. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có đợc. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con ngời may vá quần áo.”Mài sắt”để”thành kim”chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi ngời phải có một quyết tâm lớn thì dù việc khó đến mấy cũng có thể làm đợc. Tại sao ông cha ta lại nói”Có công mài sắt, có ngày nên kim”? Mỗi chúng ta trong cuộc đời ai chẳng muốn thành đạt, nhng con đờng đi đến thành công không phải lúc nào cũng là con đờng bằng phẳng mà có thể là con đờng chông gai, đầy khó khăn. Vì vậy để động viên mọi ngời biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi ngời biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Bỏ công mài một thanh sắt thành cây kim có ích, tác giả dân gian muốn ngầm ý khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó thì phải chú ý đến tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của công việc thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp. Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa nh thế nào đối với đời sống chúng ta? ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con ngời. Dù con ngời có những mục đích đúng đắn nhng không có lòng kiên trì thì cũng khó mà thành công đợc. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc. Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì? Chúng ta không đợc ngại khó, ngại khổ; trớc những khó khăn thử thách không đợc chán nản. Phải có nghị lực để vợt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào. câu tục ngữ”Có công mài sắt, có ngày nên kim”thật sự có ý nghĩa v”cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vơn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con ngời. Đề 7: Tục ngữ có câu:”Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Hãy giải thích câu câu nói trên. Từ đó, em có thể rút ra bài học gì trong việc”chọn bàn mà chơi”? 59
  50. Con ngời là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trờng, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hởng rất lớn đối với mỗi ngời. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Trớc tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ đợc soi sáng. Nhng mực và đèn còn là hai hình ảnh tợng trng cho môi trờng sống của con ngời. Khi sống trong một môi trờng xấu thì con ngời cũng sẽ bị ảnh hởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trờng tốt thì con ngời đó cũng sẽ đợc ảnh hởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trờng sống thật tốt. Bởi vì môi trờng sống có ảnh hởng lớn tới nhân cách của con ngời. Vậy, tại sao ông cha ta lại nói:”Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”? Mỗi một ngời đều sống trong một môi trờng khác nhau nhng phải biết chọn cho mình một môi trờng sống tốt. Môi trờng sống tốt đó là một môi trờng biết đoàn kết yêu thơng, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ . Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trờng sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trờng xấu, bởi vì nếu sống trong môi trờng xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh h- ởng những cái xấu xa; còn ở những môi trờng tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con ngời có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con ngời khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự nh là một lời giáo huấn của ông cha ta. Ngời học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trờng sống bên ngoài. Vì vậy để giữ đợc nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức đợc vai trò của môi trờng sống v”cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con ngời. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu đợc gía trị của phẩm chất đạo đức con ngời. Chúng ta phải luôn luôn biết đợc bổn phận của ngời học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trờng sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình. Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tợng trng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy đợc vai trò của môi trờng sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi ngời. Đề bài 8: Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu:”Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, Em hãy cho biết dân gian đã hiểu nh thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phơng tiện để con ngời trao đổi t tởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi ngời cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu:”Lời nói gói vàng”và lời khuyên;”Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trứơc hết, khi gói gọn những kinh nghiệm sống bao đời qua câu:”Lời nói gói vàng”, đó là cách nói so sánh để tôn vinh đề cao giá trị của lời nói. Lời nói nh một vật quý giá”gói vàng”. Với câu nói ngắn gọn nhng ai cũng có thể suy ra đợc giá trị quý báu của lời nói 60
  51. hằng ngày đáng giá nh thế nào. Chính vì lời nói quý báu nh vậy nên dân gian lại có câu khuyên ta:”Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ngời xữa đã thật sâu sắc. Họ đã khẳng định đợc sự tự nhiên, vốn có của lời nói đối với con ngời, để nhắc nhở chúng ta muốn giao tiếp có kết quả tốt thì phải biết chọn lọc cách nói; phải nói năng lễ độ, hoà nhã để tạo ra sự đoàn kết, thông cảm giữa những ngời giao tiếp. “Lời nói chẳng mất tiền mua”nhng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con ngời, lời nói không phải mua bán mới có đợc, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thớc đo phẩm giá của mỗi ngời. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải”lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến ngời nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tợng giao tiếp sẽ khiến ngời nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa ngời với ngời sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xợc là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị ngời khac coi thờng Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu:”lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy”không mất tiền mua”, nhng lựa đợc lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có đợc. Nội dung của hai câu nói trên mãi mãi có ý nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống giao tiếp nào. Hiểu đợc giá trị của lời nói và biết cách sử dụng nó chính là bí quyết thành công trong cuộc đời. Đề bài 9: Ca dao xa có bài: “Công cha nh núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ nh nớc trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. !” Em hãy giải thích ý nghĩa của bài ca dao trên. Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã đợc ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao: “Công cha nh núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ nh nớc trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!” Bài ca dao đã đi sâu vào lòng ngời bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo:”Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nớc trong nguồn”.”Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.”Nớc trong nguồn”là dòng nớc tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tợng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào v”tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tợng to lớn bất diệt 61
  52. của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là v”cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh đợc? Bởi vì cha mẹ là ngời đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con ngời. Cha mẹ lại là ngời nuôi dỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên ngời, dạy cho ta biết cách c xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm ngời, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thơng đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tởng và nền móng vững chắc cho con vào ng- ỡng cửa của cuộc đời. Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có nh vậy mới là”đạo con”. Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm ngời. Đề bài 10: Em hãy giải thích câu tục ngữ sau: “Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn”. Từ xa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con ngời với hình thức bề ngoài. Điều đó đợc thể hiện qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn”. Trớc tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đa ra hai hình ảnh cụ thể”gỗ và nớc sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng h hỏng. Nớc sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ:”Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn”muốn khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lợng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con ngời là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. Tại sao ông cha ta lại nói:”Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn:”? Ngay từ xa xa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con ngời. Một con ngời có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con ngời chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con ngời đó sẽ bị mọi ngời xa lánh. Vì vậy, một ngời có phẩm chất, t cách đạo đức tốt bao giờ cũng đợc mọi ngời quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói:”Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một ngời nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con ngời đó càng đợc tôn trọng hơn Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung. Hiểu đợc ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có đợc phẩm chất đạo đức tốt? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trờng, chúng ta phải rèn luyện, tu dỡng đạo đức sao cho tốt. Phải”Học ăn, học nói, học gói, học mở”để hoàn thiện nhân cách của ngời 62
  53. học trò .Và trong cuộc sống của mỗi ngời, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn. Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh. 63