Đề kiểm tra học kì II lớp 7 - Môn: Ngữ Văn

docx 5 trang hoaithuong97 5001
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II lớp 7 - Môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_lop_7_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II lớp 7 - Môn: Ngữ Văn

  1. Đề thi học kì 2 Văn 7 năm 2021 số 1 Ma trận đề thi Mức độ Đọc hiểu Vận dụng Tổng NLĐG Nhận biết Thông hiểu - C1-0,5đ. Xác đinh được - C3-1,0đ. phương thức biểu Khái quát I. Đọc – hiểu đạt chính đoạn - C4 -1,0đ Rút ra bài học bản được nội Lòng khiêm tốn trích. thân từ lòng khiêm tốn; lòng dung chính Lòng biết ơn - C2-0,5đ. Chỉ ra biết ơn. của đoạn được biện pháp tu trích. từ trong đoạn trích. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% - C5 (2,0đ) Viết một đoạn văn II. Phần Tạo lập văn nghị luận xã hội ( khoảng 120 bản chữ) trình bày suy nghĩ của em - Câu 5: Nghị luận xã về lòng khiêm tốn; lòng biết hội ( khoảng 120 ơn. chữ) - C6 (5,0đ) Viết bài văn nghị - Câu 6: Nghị luận: luận về một vấn đề tư tưởng về tư tưởng đạo lý. đạo lý. Số câu 2 2 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ % 70% 70% Tổng số câu 2 1 3 6 Số điểm 1,0 1,0 8,0 10 Tỉ lệ % 10% 10% 80% 100% 1
  2. TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 7 Số tờ: Môn: Ngữ văn Năm học: 2020 – 2021 Số phách: Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) ĐỀ II PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi. Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy. Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn. Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản là như vậy. [ .] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ. (Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn. Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn. Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm) Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn. Câu 6 (5,0 điểm). Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” . . Hết 2
  3. TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 7 Môn: NGỮ VĂN Năm học: 2020 - 2021 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) A. Yêu cầu chung - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, miễn là đảm bảo các nội dung chính của từng phần. GV chú ý trân trọng bài viết của học sinh, khuyến khích các bài viết sáng tạo. - Căn cứ vào hướng dẫn chấm, GV có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài kiểm tra không làm tròn điểm. B. Yêu cầu cụ thể ĐỀ II Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận 0,5 2 Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê. 0,5 3 Nội dung chính của đoạn văn: Lòng biết ơn. 1,0 - Về hình thức: Học sinh viết (3-5 dòng), không mắc lỗi chính tả, 0,25 dùng từ, diễn đạt, viết câu. - Về nội dung: Hs có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau song 0,75 phải nêu được điều tác giả muốn gửi gắm qua văn bản. Đảm bảo một số ý sau: I Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người. - Ghi nhớ công ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là 4 điều nên làm. - Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể. - Sống có trách nhiệm, ân nghĩa, thủy chung với ông bà cha mẹ, với tổ quốc, với những người cho ta cuộc sống hạnh phúc, bình an. - LÀM VĂN (7,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) Hãy viết một đoạn văn trình 2,0 bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của 0,25 lòng biết ơn. c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần trình bày các ý sau: II 5 *Giải thích: lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong cuộc sống con 0,25 người. “Biết ơn là hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình”. - Bàn luận: + Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân 0,25 tộc, đất nước. + Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn đối với người giúp đỡ mình thể hiện lối sống có nghĩa có tình, cách ứng xử có văn hóa, văn minh, lịch sự của con người. + Bày tỏ lòng biết ơn đâu hẳn chỉ là những thứ vật chất cao sang, có 3
  4. khi chỉ là một câu cảm ơn, một lời hỏi thăm, động viên chân thành, ấm áp tình người. + Nếu không có lòng biết ơn, con người trở nên ích kỷ, bạc tình, bất nhân . (D/C). - Mở rộng: Trong cuộc sống, đâu đó vẫn còn những kẻ vô ơn đối với 0,25 cha mẹ, thầy cô, với những người đã giúp đỡ mình mà chúng ta cần phải lên án, phê phán. - Bài học: Lòng biết ơn thể hiện nhân cách của con người. Nhưng 0,25 không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo : Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề 0,25 trên. CM làm sáng tỏ câu ca dao: 5,0 “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần mở 0,25 bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 CM làm sáng tỏ vấn đề: Sức mạnh của tinh thần đoàn kết. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Gv có thể tham khảo gợi ý sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp 0,25 dẫn. BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 MÔN VĂN CẤP HUYỆN FILE WORD Zalo 0946095198 180 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6=90k; 170 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7=80k; 6 225 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8=110k; 280 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9=140k. 2. Chứng minh bằng lý lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ ý kiến. + Dẫn dắt nêu vấn đề cần CM 0,5 + Trích dẫn câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” - * Giải thích: 0,5 - Câu ca dao dùng hình ảnh ẩn dụ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đoàn kết là sự gắn bó mật thiết, cùng chung tay góp sức để làm việc lớn. “một cây” thì không thể làm “nên non” - “ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao =>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo - “chụm” từ được dùng để thể hiện sự đoàn kết - “cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành một biểu tượng sinh 4
  5. động thấm thía về tinh thần đoàn kết. 1,5 * Bàn luận: Tại sao đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công? - Đoàn kết tạo nên sức mạnh, giúp con người làm nên những công việc lớn lao. Đoàn kết tạo nên sức mạnh trong trong cuộc sống lao động, học tập, chiến đấu. Biểu hiện của tinh thần đoàn kết: - Trong lịch sử chống ngoại xâm: Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược: ( D/C) + Chống kẻ thù phương Bắc xâm lược: Nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh + 3 lần ta chiến thắng Chống quân Nguyên –Mông nức tiếng hùng mạnh + Chiến thắng TD Pháp và đế quốc Mĩ : kẻ thù giàu có, trình độ kĩ thuật hiện đại, vũ khí tối tân, lực lượng quân đội thiện chiến - Sức mạnh của đoàn kết trong đời sống hàng ngày +Nhân dân ta đoàn kết trong lao động, trong sản xuất: ( D/C) Con đê Sông Hồng ngăn lũ cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ ; Công trình thủy điện Sông Đà đưa ánh áng đến mọi nhà + Đoàn kết trong công cuộc đấu tranh chống những âm mưu chia rẽ dân tộc, bôi nhọ chính quyền - Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định nên thành công. Bác Hồ dã từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. *Bàn luận - mở rộng: - Thực tiễn cũng như đã cho thấy được rằng, không phải ai cũng có ý 1,0 thức đoàn kết, chung sức đồng lòng để tạo sức mạnh đi đến thành công. - Những người có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong cuộc sống sẽ bị sống đơn lẻ, bị tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội, làm việc gì cũng khó thành công, cần phải lên án. 3. Kết bài: 0,25 - Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao + Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố quan trọng để thành công. - Bài học - liên hệ: khuyên mọi người sống phải đoàn kết để tạo lên sức mạnh để thành công. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc vè vấn đề nghị luận, có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ( đi từ vấn đềlí luận hoặc so sánh với các tác phẩm khác) ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10 điểm 5