Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường TH, THCS, THPT Hòa Bình

doc 5 trang hoaithuong97 5060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường TH, THCS, THPT Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_li_10_truong_th_thcs_thpt_hoa_b.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 10 - Trường TH, THCS, THPT Hòa Bình

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. TPHCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG TiH – THCS – THPT HÒA BÌNH Môn: Vật lý – 10 Năm học: 2019 – 2020 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC: Theo chương trình Chuẩn. Câu 1 (1.0 điểm): Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì? Câu 2 (1.0 điểm): Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gì? Câu 3 (1.0 điểm): Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực? Câu 4 (1.5 điểm): Thế nào là cân bằng bền? Tại sao con lật đật không bao giờ ngã dù ta có tác dụng lực, kéo, đẩy nó? Con lật đật Câu 5 (1.0 điểm): Một vật có khối lượng 500 g chuyển động tròn đều trên đường tròn có r = 20 cm, tốc độ dài là 2 m/s. Tính lực hướng tâm tác dụng lên vật? Câu 6 (1.5 điểm): Một thanh mỏng AB đồng chất có chiều dài thanh d =1,2 m, ở đầu A treo vật có trọng lượng 30 N, ở đầu B treo vật có trọng lượng 50 N. Hỏi điểm đặt vai cách đầu A, B bao nhiêu để thanh nằm ngang cân bằng? Tổng lực tác dụng lên vai là bao nhiêu? Câu 7 (1.5 điểm): Một vật có khối lượng 7 kg đang chuyển động thẳng trên mặt sàn nằm ngang, khi vật đạt tốc độ 2 m/s thì chịu tác dụng của một lực kéo song song với mặt sàn, cùng chiều chuyển động của vật và có độ lớn bằng 21 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tính gia tốc của vật? Câu 8 (1.5 điểm): Theo trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/11/2019, bão số 6 (tên quốc tế là Nakri) cách đảo Song Tử Tây quần đảo Trường Sa khoảng 360 km về phía Đông Bắc, là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm 2019. Trong cơn bão, để tiếp tế cho người dân, một máy bay ở độ cao 500 m so với mặt đất, với vận tốc 540 km/h theo phương ngang thả xuống một gói hàng tiếp tế. Lấy g = 10m/s2. Gói hàng được thả rơi không có dù và bỏ qua mọi lực cản, gói hàng chỉ chịu tác dụng của trọng lực. a. Tính thời gian từ lúc vật được thả rơi đến lúc chạm đất? b. Tính tầm ném xa của gói hàng. Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích thêm.
  2. ĐÁP ÁN VẬT LÝ 10 Câu 1 Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: 1,0đ - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy. 0,5đ x 2    - Hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba: F1 F2 F3 Câu 2 Điều kiện cân bằng: 1,0đ - ĐKCB của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt 1đ chân đế (hay trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế). Câu 3 Ngẫu lực: 0,5đ 1đ - Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực. Ví dụ: Dùng tay vặn vòi nước, dùng tuanơvít để vặn đinh ốc, 0,5đ Câu 4 - Cân bằng bền: Một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng có thể tự trở về vị trí đó. 0,5đ 1,5đ Do trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận. 0,5đ - Muốn cho một vật ổn định, không đổ thì cần phải thoả mãn hai điều kiện là 0,5đ diện tích đáy của vật đó phải lớn, trọng lượng phải tập trung ở phần đáy. Trọng tâm của vật phải thấp. Con lật đật sở dĩ không đổ là vì toàn bộ thân hình con lật đật đều rất nhẹ chỉ có phần đáy của nó có một vật tương đối nặng ₋ một miếng chì hoặc miếng thép. (Tùy cách trình bày của học sinh chỉ cần đúng trọng tâm đáp án) Câu 5 Lực hướng tâm: F= = 10 (N) 0,5đ – 0,5đ 1,0đ Câu 6 Gọi dA là khoảng cách từ vai đến đầu A, dB là khoảng cách từ vai đến đầu B. 1,5đ Lập hệ phương trình: dA+ dB = d = 1,2 và PA dA= PB dB 0,5đ Giải hệ: dA=0,75m ; dB= 0,45m 0,5đ Tổng lực tác dụng lên vai: F = FA +FB = 80 N 0,5đ Câu 7 - Chọn hệ trục tọa độ Oxy với trục Ox cùng hướng chuyển động, trục Oy 0,25đ 1,5đ vuông góc trục Ox. - Áp dụng định luật II Niuton: (1) 0,25đ 0,25đ - Chiếu (1) lên phương Ox và Oy: và P = N -Ta có: =m.a => 0,25đ => a= (m/s2) 0,5đ Câu 8 a. Chọn: - Gốc thời gian lúc thả vật. 0,25đ 1,5đ -Gốc tọa độ vị trí thả vật. -Hệ trục: Ox theo chiều v0 , Oy thẳng đứng hướng xuống. v0 = 540 km/h = 150 m/s
  3. 2h -Thời gian rơi: t 10s g b. Tầm ngang ném xa: L = v0t = 1500 m 0,5đ – 0,25đ 0,5đ - Làm bằng phương pháp khác, kết quả đúng, vẫn được trọn điểm. Thiếu hoặc sai đơn vị trừ 0,25đ. Cả bài, không trừ quá 0,5 điểm lỗi sai đơn vị. - Hiểu sai bản chất vật lý không cho điểm. - Học sinh trình bày cẩu thả, không rõ ràng trừ tối đa là 0,5 đ. HẾT
  4. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÍ 10 Phạm vi kiểm tra: Chương II, III Vận dụng ở mức Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cộng Vận dụng cao hơn Chủ đề 1: - Vận dụng định Chương II luật II Newton tính gia tốc. - Vận dụng công thức lực hướng tâm để giải các bài tập liên quan đến chuyển động tròn của vật. -Bài toán về chuyển động ném ngang 3 Số câu 3 4,5 Số điểm 4,5 45% Tỉ lệ 45% (Câu 5, 7) - Nắm được qui -Giải bài toán về tắc hợp lực hai quy tắc hợp lực lực có giá động song song cùng qui và ba lực chiều. Chủ đề 2: không song Chương 3 song. -Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. -Ngẫu lực. -Cân bằng bền 4 1 5 Số câu 4,5 1,5 5,5 Số điểm 45% 15% 55% Tỉ lệ (Câu 1, 2, 3, 4) (Câu 6) Tổng số câu 4 Số câu: 4 Số câu: 8 Tổng số điểm 4,5 Số điểm: 5,5 Số điểm: 10
  5. Tỉ lệ % 45% 55% Tỉ lệ: 100 %