Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Hóa 9 - Mã đề 101

doc 2 trang hoaithuong97 7600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Hóa 9 - Mã đề 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_9_ma_de_101.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Hóa 9 - Mã đề 101

  1. Mã đề 101 PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN HÓA 9 TRƯỜNG THCS Năm học 2020-2021 TRẦN QUỐC TOẢN Thời gian : 45 phút ĐỀ 1 Mã đề 101 I.TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) Khoanh tròn đáp án đúng nhất A;B;C hoặc D Câu 1. Dung dịch AlCl3 có lẫn tạp chất là CuCl2. Kim loại dùng để làm sạch dung dịch AlCl3 là A. Al B. Fe C. Mg D. Cu Câu 2. Dung dịch để loại bỏ các khí độc: HCl, H2S, SO2, CO2 là A. nước vôi trong B. bariclorua C. axit sunfuric D. muối ăn Câu 3. Dãy các kim loại nào sau đây được xế́p theo chiều hoạt động hoá học tăng dần? A. Na, Al, Cu, K, Mg, Fe B. Mg, Na, K, Al, Fe, Cu C. Na, Mg, K, Al, Fe, Cu D. Cu, Fe, Al, Mg, Na, K Câu 4. Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng để lấy khí H2 khử oxit kim loại Y (Các phản ứng đều xảy ra). X và Y có thể là những kim loại: A. Đồng và bạc B. Đồng và sắt C. Sắt và đồng D. Bạc và đồng Câu 5. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là A. K2O B. SO2 C. CO2 D. N2O5 Câu 6. Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với A. axit, sản phẩm là muối và nước. B. nước, sản phẩm là bazơ C. nước, sản phẩm là axit. D. bazơ, sản phẩm là muối và nước Câu 7. Dãy chất sau đây phù hợp với sơ đồ chuyển hóa: Oxit → Bazơ→ Muối → Axit là: A. K2O → KOH →KNO3 → KNO2 B. CO2 → Na2CO3 → NaCl → NaNO3 C. SO3 → H2SO4 → CuSO4 → Cu(OH)2 D. Na2O → NaOH → Na2SO3 → SO2 +H2O t0 + X +Y Câu 8. Cho sơ đồ: CaCO3  A  Ca(OH)2  CaCO3. Chất X, Y lần lượt là: A. H2, CO2 B. H2O, Na2CO3 C. CaO, CO2 D. H2O, SO2 Câu 9. Cho CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1 M, khí CO2 thoát ra (ở đktc) là 2,24 lít. Thể tích dung dịch HCl phản ứng là A. 0,2 lít B. 2 lit C. 20 lít D. 0,2 ml Câu 10. Kim loại nào sau đây là kim loại dẻo nhất, trong số tất cả các kim? A. Đồng B. Vàng C. Nhôm D. Bạc Câu 11. Cặp chất tác dụng với nhau tạo ra chất kết tủa màu xanh là: A. NaOH và FeCl3 B. NaOH và CuSO4 C. MgCO3 và HNO3 D. AgNO3 và HCl Câu 12. Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất, trong số tất cả các kim? A. Nhôm B. Đồng C. Bạc D. Vàng B/ TỰ LUẬN. (7điểm) Câu 13. (1,0đ) Có 3 kim loại là nhôm, sắt, bạc. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ và hoá chất coi như có đủ. Viết phương trình hóa học. Câu 14. (2,0đ) Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn dãy chuyển hóa sau và ghi rõ điều kiện (1) (2) (3) (4) phản ứng (nếu có). Fe  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3 Fe2(SO4)3 Trang 1/2
  2. Mã đề 101 Câu 15. (2,5đ) Cho 25,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí (đktc). a. Viết phương trình hóa học. b. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp. c. Lấy toàn bộ khối lượng kim loại Cu có trong hỗn hợp cho tác dụng vừa đủ với H 2SO4 đặc, nóng 98 % rồi nung nóng. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đặc đã dùng. Câu 16. (1,5đ). Hòa tan 13 gam một kim loại A hóa trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch AgNO3 dư được 57,4 gam kết tủa. Xác định kim loại A (Cho: Cu = 64; Zn = 65; O = 1;, H = 1; S = 32; Cl = 35,5; Ag = 108) HẾT Trang 2/2