Đề kiểm tra học kỳ 1 - Môn: Vật lý khối 7

docx 10 trang hoaithuong97 6151
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 - Môn: Vật lý khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_vat_ly_khoi_7.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ 1 - Môn: Vật lý khối 7

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN I ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 – 2020 VÕ TRƯỜNG TOẢN MÔN: Vật Lý – KHỐI 7 Ngày kiểm tra: 10 tháng 12 năm 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (gồm 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm) a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. b) Cho 1 tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng, hợp với gương 1 góc 500. Tính góc phản xạ,vẽ hình ghi chú thích đầy đủ Câu 2: (2,0 điểm) Bảng sau cho biết tốc độ truyền âm trong một số chất ở 20oC. Không khí Nước Thép 340 m/s 1500 6000 a) Âm thanh truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào? Trong môi trường nào âm truyền nhanh nhất ? b) Một người đứng xem bắn pháo hoa ở vị trí khá xa nơi bắn pháo hoa. Người này nhận thấy thời gian từ lúc nhìn thấy pháo hoa nổ tung trên bầu trời đến lúc nghe được tiếng nổ là 5 giây. Em hãy cho biết người này đứng cách nơi bắn pháo hoa bao xa? Câu 3 : (2,0 điểm) Hãy tìm các câu sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng. a) Khi có hiện tượng nhật thực trên trái đất thì mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất b) Âm có tần số dao động càng lớn thì phát ra âm càng to. c) Khi tia tới chiếu tới vuông góc với gương phẳng thì góc phản xạ bằng 900. d) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo vì ảnh đó không hứng được trên màn chắn. e) Chùm tia sáng từ Mât trời chiếu đến Trái đất là chùm sáng phân kì f) Vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồilà bằng nhau ( học sinh chỉ viết lại câu trả lời đúng đã được chỉnh sửa chính xác) Câu 4: (2,0 điểm) Bếp năng lượng Mặt Trời là một thiết bị giữ các tia nắng và dùng năng lượng này để đun nấu các loại thực phẩm hoặc đun nước sôi. Bếp năng lượng Mặt Trời là một thiết bị ứng dụng của gương cầu vào thực tế cuộc sống. Em hãy cho biết: a-Bếp năng lượng Mặt Trời là một ứng dụng của loại gương cầu nào? b-Bếp hoạt động dựa trên tác dụng nào của gương? Câu 5 : (2,0 điểm) Một học sinh nam và một học sinh nữ cùng phát ra âm “àààà” nhưng ta nghe được hai âm trầm ,bổng khác nhau .Trong 0,1s dây thanh quản học sinh nam thực hiện được 13 dao động,dây thanh quản học sinh nữ thực hiện được 29 dao động. a) Định nghĩa tần số dao động.Đơn vị tần số dao động là gì ? b) Tính tần số dao động của học sinh nam ,nữ . c) Tai ta nghe được âm nào trầm hơn,âm nào bổng hơn ? – HẾT – (Học sinh không được sử dung tài liệu – Giám thị không giải thích gì thêm) Họ tên học sinh: – Số báo danh: - Trường:
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN I ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 – 2020 VÕ TRƯỜNG TOẢN MÔN: Vật Lý – KHỐI 6 Ngày kiểm tra: 10 tháng 12 năm 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (gồm 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm) Quan sát hình H.1 và H.2, em hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước. Hãy ghi lại kết quả đo. 0cm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hình H.1 0cm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hình H. 2 Câu 2: (2,0 điểm) a/ Trọng lực là gì? b/ Trọng lượng là gì ? Câu 3: (2,0 điểm) Một quả cầu có khối lượng 350 g được treo vào một lò xo. a/ Viết công thức tính trọng lượng và chú thích rõ. b/ Tính trọng lượng của quả cầu trên. Câu 4: (2,0 điểm) Dùng tay giương ná bắn hòn đá đi. Hòn đá bay được một đoạn, rồi rơi xuống đất. a/ Lực kéo của tay gây ra kết quả gì lên dây ná? b/ Lực đẩy của dây ná đã gây ra kết quả gì lên hòn đá Câu 5: (2,0 điểm) Từ hơn mười năm qua, tại một số công trình xây dựng nhà ở, chung cư, nhà cao tầng ở Việt Nam, sàn bê tông và tường gạch đã được thay thế bằng các tấm 3D. Sản phẩm tấm 3D gồm 2 tấm lưới thép được hàn nối với nhau, giữa là một tấm xốp. Sau khi lắp đặt xong,hai bề mặt của tấm sẽ được tô phủ bằng xi măng hoặc bê tông. Sản phẩm này giúp thi công nhanh,chịu lực và cách âm, cách nhiệt tốt. Điều quan trọng là sàn và tường nhà làm bằng các tấm này nhẹ hơn khi sử dụng các vật liệu thông thường ( gạch , bê tông) đến gần một nửa. a/ Ngày nay trong ngành xây dựng thường sử dụng vật liệu nào để thay thế sàn bê tông và tường gạch? b/ Hãy xác định khối lượng của thép ứng với thể tích V = 0,002m 3. Biết khối lượng riêng 3 của thép là Dthép = 7850 kg/m . c/ Tính trọng lượng riêng của thép ? – HẾT – (Học sinh không được sử dung tài liệu – Giám thị không giải thích gì thêm) Họ tên học sinh: – Số báo danh: - Trường:
  3. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN I ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 – 2020 VÕ TRƯỜNG TOẢN MÔN: Vật Lý – KHỐI 8 Ngày kiểm tra: 10 tháng 12 năm 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (gồm 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm) a. Thế nào là chuyển động đều? Cho ví dụ về loại chuyển động trên. b. Có mấy loại lực ma sát thường gặp? Điều kiện xuất hiện của loại lực ma sát trượt là gì? Câu 2: (2,0 điểm) a. Hãy nêu các yếu tố của hai lực tác dụng lên quả bóng ở hình bên. 5N b. Lúc này quả bóng đang chuyển động hay đứng yên? Vì sao? 푃 Câu 3: (2,0 điểm) Hoa đạp xe đạp đến trường thì phải đi ngang qua cơ quan của mẹ rồi mới đến trường. Đoạn đường đi từ nhà đến cơ quan mẹ dài 1,5km Hoa đi mất 15 phút, đoạn đường còn lại dài 600m đi mất 5 phút. Tính tốc độ trung bình của Hoa đi từ nhà đến trường theo đơn vị m/s và km/h. Câu 4: (2,0 điểm) Một người thợ lặn xuống biển ở độ sâu 32m so với mực nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3. a. Hỏi ở độ sâu này người thợ lặn có được an toàn không? Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn có thể chịu được là 432600N/m2. b. Người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu tối đa là bao nhiêu để có thể an toàn? Tính áp lực do nước biển tác dụng lên người thợ lặn ở độ sâu này? Biết diện tích bề mặt cơ thể của người này là 2m2. Câu 5: (2,0 điểm) “Hiện nay các phương tiện giao thông càng ngày càng phát triển. Việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác không còn quá khó khăn. Cùng với sự phát triển của các hãng hàng không thì nhu cầu đi lại của người dân càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhưng trong quá trình máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, một số hành khách cảm thấy bị ù tai hoặc có cảm giác đau nhức trong tai. Triệu chứng này làm cho tai hành khách bị ù trong một khoảng thời gian dài hay ngắn tùy theo thể trạng của từng người. Nó cũng có thể gây đau nhẹ hoặc rất đau, cộng thêm hiện tượng giảm thính lực tạm thời vô cùng khó chịu, kéo dài khoảng 20 ~ 30 phút sau khi máy bay hạ cánh và sau đó tự hết.” a. Em hãy cho biết nguyên nhân của triệu chứng ù tai trong trường hợp này là gì? b. Làm thế nào để phòng tránh triệu chứng này khi đi máy bay?( 2 cách trở lên) – HẾT – (Học sinh không được sử dụng tài liệu – Giám thị không giải thích gì thêm) Họ tên học sinh: – Số báo danh: - Trường:
  4. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN I ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 – 2020 VÕ TRƯỜNG TOẢN MÔN: Vật Lý – KHỐI 9 Ngày kiểm tra: 10 tháng 12 năm 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (gồm 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm) a. Tại sao dòng điện mang năng lượng? Năng lượng của dòng điện gọi là gì? Năng lượng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ nào? b. Kể tên các cực của nam châm. Hai nam châm đặt gần nhau sẽ tương tác với nhau như thế nào? Câu 2: (2,0 điểm) a. Vì sao bàn ủi điện khi đang sử dụng có nhiệt độ khoảng vài trăm độ, trong khi đó dây dẫn nối với nguồn và bàn ủi hầu như không nóng thêm? b. Biến trở có ghi (10Ω – 2,5A). Mắc hai chốt ở hai đầu của biến trở này vào một hiệu điện thế 32V thì biến trở này có bị hỏng không? Vì sao? Câu 3: (2,0 điểm) Từ hình 1 hãy xác định : C D - Tên hai cực từ ở hai đầu C và D của ống dây.(chỉ cần nêu không cần vẽ lại) - Hai cực của nguồn điện tại hai điểm A và B. Câu 4: (2,0 điểm) “Rò rỉ điện là một hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các thiết bị điện. Dòng điện rò rỉ là dòng dư thừa trong quá trình tổn hao năng lượng, hoặc bị hở nên truyền ra vỏ thiết bị và gây nên tai nạn điện giật nếu cường độ lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rò rỉ điện. Tuổi thọ hoạt động của các thiết bị càng cao thì nguy cơ bị rò rỉ điện càng lớn, chúng làm việc liên tục trong thời gian dài dễ bị xuống cấp và oxy hóa sẽ xuất hiện dòng rò. Đặt các thiết bị quá sát tường, gần nơi ẩm ướt làm cho thiết bị dễ bị ẩm mốc cũng là nguyên nhân xuất hiện dòng rò. Hoặc trong quá trình lắp đặt và sửa chữa các bộ phận thực hiện không đúng qui trình dẫn đến sự cố rò rỉ điện. Tại một số các thiết bị có lắp đặt các bộ phận chống rò điện nhưng vì một lí do nào đó chúng bị hỏng và xảy ra sự cố dẫn đến rò điện. Rò điện cũng có thể do tay ướt chạm vào vỏ thiết bị, hoặc chuột, côn trùng cắn hở dây điện nằm bên trong thiết bị .Con
  5. người khi tiếp xúc với các thiết bị điện gặp phải dòng rò rỉ có cường độ vượt qua các giới hạn về ngưỡng chịu đựng của con người thì xuất hiện các hiện tượng của điện giật như: co cơ, khó thở, tim ngừng đập hoặc tử vong ” a. Em hãy nêu hai biện pháp giữ an toàn khi tiếp xúc với các dụng cụ, thiết bị điện trong mạch điện gia đình. b. Để phòng tránh tác hại do điện giật khi cơ thể tiếp xúc với đất và chạm vào dụng cụ bị rò điện, người ta thường sử dụng loại thiết bị điện có tên gọi là gì? Và cho biết nó hoạt động ngắt mạch điện khi cường độ dòng điện rò qua cơ thể là bao nhiêu? Câu 5: (2,0 điểm) Trên hóa đơn tiền điện tháng 11 của một hộ gia đình có ghi chỉ số cũ 4582, chỉ số mới 4915. Cho bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam bên dưới. Thuế VAT là 10%. Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang (của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam) Bậc Giá tiền Bậc 1: Cho kWh từ 0 đến 50 1 678 đ/kWh Bậc 2: Cho kWh từ 51 đến 100 1 734 đ/kWh Bậc 3: Cho kWh từ 101 đến 200 2 014 đ/kWh Bậc 4: Cho kWh từ 201 đến 300 2 536 đ/kWh Bậc 5: Cho kWh từ 301 đến 400 2 834 đ/kWh Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 2 927 đ/kWh a. Tính tiền điện mà hộ gia đình này phải trả trong tháng 11. b. Hỏi tháng nào sử dụng nhiều điện hơn? Nhiều hơn bao nhiêu tiền?Biết tiền điện phải trả trong tháng 10 của gia đình này là 691 277 đồng. – HẾT – (Học sinh không được sử dung tài liệu – Giám thị không giải thích gì thêm) Họ tên học sinh: – Số báo danh: - Trường:
  6. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN I ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 – 2020 VÕ TRƯỜNG TOẢN MÔN: Vật Lý – KHỐI 9 Ngày kiểm tra: 10 tháng 12 năm 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (gồm 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm) a. Tại sao dòng điện mang năng lượng? Năng lượng của dòng điện gọi là gì? Năng lượng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ nào? b. Kể tên các cực của nam châm. Hai nam châm đặt gần nhau sẽ tương tác với nhau như thế nào? Câu 2: (2,0 điểm) a. Vì sao bàn ủi điện khi đang sử dụng có nhiệt độ khoảng vài trăm độ, trong khi đó dây dẫn nối với nguồn và bàn ủi hầu như không nóng thêm? b. Biến trở có ghi (10Ω – 2,5A). Mắc hai chốt ở hai đầu của biến trở này vào một hiệu điện thế 32V thì biến trở này có bị hỏng không? Vì sao? Câu 3: (2,0 điểm) Từ hình 1 hãy xác định : C D - Tên hai cực từ ở hai đầu C và D của ống dây.(chỉ cần nêu không cần vẽ lại) - Hai cực của nguồn điện tại hai điểm A và B. Câu 4: (2,0 điểm) “Rò rỉ điện là một hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các thiết bị điện. Dòng điện rò rỉ là dòng dư thừa trong quá trình tổn hao năng lượng, hoặc bị hở nên truyền ra vỏ thiết bị và gây nên tai nạn điện giật nếu cường độ lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rò rỉ điện. Tuổi thọ hoạt động của các thiết bị càng cao thì nguy cơ bị rò rỉ điện càng lớn, chúng làm việc liên tục trong thời gian dài dễ bị xuống cấp và oxy hóa sẽ xuất hiện dòng rò. Đặt các thiết bị quá sát tường, gần nơi ẩm ướt làm cho thiết bị dễ bị ẩm mốc cũng là nguyên nhân xuất hiện dòng rò. Hoặc trong quá trình lắp đặt và sửa chữa các bộ phận thực hiện không đúng qui trình dẫn đến sự cố rò rỉ điện. Tại một số các thiết bị có lắp đặt các bộ phận chống rò điện nhưng vì một lí do nào đó chúng bị hỏng và xảy ra sự cố dẫn đến rò điện. Rò điện cũng có thể do tay ướt chạm vào vỏ thiết bị, hoặc chuột, côn trùng cắn hở dây điện nằm bên trong thiết bị .Con
  7. người khi tiếp xúc với các thiết bị điện gặp phải dòng rò rỉ có cường độ vượt qua các giới hạn về ngưỡng chịu đựng của con người thì xuất hiện các hiện tượng của điện giật như: co cơ, khó thở, tim ngừng đập hoặc tử vong ” a. Em hãy nêu hai biện pháp giữ an toàn khi tiếp xúc với các dụng cụ, thiết bị điện trong mạch điện gia đình. b. Để phòng tránh tác hại do điện giật khi cơ thể tiếp xúc với đất và chạm vào dụng cụ bị rò điện, người ta thường sử dụng loại thiết bị điện có tên gọi là gì? Và cho biết nó hoạt động ngắt mạch điện khi cường độ dòng điện rò qua cơ thể là bao nhiêu? Câu 5: (2,0 điểm) Trên hóa đơn tiền điện tháng 11 của một hộ gia đình có ghi chỉ số cũ 4582, chỉ số mới 4915. Cho bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam bên dưới. Thuế VAT là 10%. Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang (của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam) Bậc Giá tiền Bậc 1: Cho kWh từ 0 đến 50 1 678 đ/kWh Bậc 2: Cho kWh từ 51 đến 100 1 734 đ/kWh Bậc 3: Cho kWh từ 101 đến 200 2 014 đ/kWh Bậc 4: Cho kWh từ 201 đến 300 2 536 đ/kWh Bậc 5: Cho kWh từ 301 đến 400 2 834 đ/kWh Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 2 927 đ/kWh a. Tính tiền điện mà hộ gia đình này phải trả trong tháng 11. b. Hỏi tháng nào sử dụng nhiều điện hơn? Nhiều hơn bao nhiêu tiền?Biết tiền điện phải trả trong tháng 10 của gia đình này là 691 277 đồng. – HẾT – (Học sinh không được sử dung tài liệu – Giám thị không giải thích gì thêm) Họ tên học sinh: – Số báo danh: - Trường:
  8. Uạ BAN NHÂN DÂN QUạN I ĐẢ KIẢM TRA HẢC KẢ 1 TRƯẢNG TRUNG HẢC CƠ SẢ NĂM HẢC 2019 – 2020 VÕ TRƯẢNG TOẢN MÔN: VẢt Lý – KHẢI 7 Ngày kiạm tra: 10 tháng 12 năm 2019 Thềi gian: 45 phút (không kề thềi gian phát đề) HƯẢNG DẢN CHẢM (gạm 01 trang) Câu Đáp án ĐiẢm 1 a) Tia phạn xạ nạm trong mạt phạng 0,5 đ chạa tia tại và pháp tuyạn cạa gương 0,5 đ tại điạm tại Góc phạn xạ bạng góc tại 0,5 đ b) Tính góc phạn xạ : 900 – 500 = 400 0,5 đ Vạ hình đúng 2 a) Âm truyạn đưạc trong môi trưạng chạt 0,75đ rạn, lạng ,khí. Âm không truyạn trong chân không 0,25đ b) S= v.t = 340 .5 = 1700 m 1đ 3 Sai :b,c,e,f Sạa đúng mại câu : ( 0,5đ) 4 Bạp Mạt Trại là mạt ạng dạng cạa 0,5 đ gương cạu lõm 0,5đ Chùm tia sáng song song tại gương cạu lõm có chùm tia phạn xạ hại tạ tại mạt điạm trưạc gương 5 Tạn sạ dao đạng 0,5 đ Đơn vạ Hz 0,25đ Nam : 13:0,1= 130 Hz 0,5 đ Nạ : 29 :0,1 = 290 Hz 0,5 đ 290 Hz : nghe bạng hơn 0,25đ
  9. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 – 2020 VÕ TRƯỜNG TOẢN MÔN: Vật Lý – KHỐI 8 Ngày kiểm tra: 10 tháng 12 năm 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (gồm 01 trang) Câu Phần Lược giải Điểm - Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời 0, 5đ 1 a gian Ví dụ: cánh quạt quay khi ổn định 0, 5đ Có 3 lực ma sát thường gặp: ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. 0,75đ 1 b - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. 0,25đ - Trọng lực: điểm đặt tại quả bóng; phương thẳng đứng; chiều từ trên 0,5đ xuống; độ lớn: 10N. 2 a - Lực nâng: điểm đặt tại quả bóng; phuong thẳng đứng; chiều từ dưới 0,5đ lên, độ lớn 10N. Quả bóng đứng yên vì lúc này quả bóng chịu tác dụng của hai lực cân 1đ 2 b bằng. - Đổi đơn vị đúng: 1,5km = 1500m ; 15 phút = 900s ; 5 phút = 300s 0,5đ - Tốc độ trung bình của Hoa: 3 푠1 + 푠2 1500 + 600 1đ 푣푡 = = = 1,75( ) 푡1 + 푡2 900 + 300 푠 - Đổi : 1,75m/s = 6,3(km/h) 0,5đ - Áp suất của nước biển gây ra tại độ sâu 32m: 4 a = .ℎ = 10300.32 = 329600(푃 ) 0,75đ Vì < nên người thợ lặn vẫn an toàn ở độ sâu này. 0,25đ - Người này chỉ nên lặn ở độ sâu tối đa là: 432600 0,5đ ℎ = = = 42( ) 4 b 10300 - Áp lực nước biển tác dụng lên cơ thể người thợ lặn lúc này: 퐹 = .푆 = 432600.2 = 865200( ) 0,5đ - Khi máy bay bay lên hoặc hạ cánh, áp suất khí quyển bên ngoài thay đổi đột ngột tạo ra sự chênh lệch với áp suất không khí bên trong cơ 1đ 5 a thể người. Sự chênh lệch áp suất này gây ra áp lực lên màng nhĩ khiến tai bị ù và đau nhức. - Nuốt nước bọt liên tục. 1đ - Bịt bông gòn vào tai. 5 b - Nhai kẹo cao su. - Hít khí vào phổi sau đó bịt mũi, miệng và cố gắng thở ra qua tai. - Ngáp nhiều lần. -HẾT- Lưu ý: - Làm đúng mẫu;
  10. - Điểm: 0,25 – 0,5 – 0,75 – 1,0. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2019 – 2020 VÕ TRƯỜNG TOẢN MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 9 Ngày kiểm tra: 10 tháng 12 năm 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (gồm 01 trang) Câu Phần Lược giải Điểm - Dòng điện có khả năng cung cấp nhiệt và thực hiện công để làm thay 0,5đ đổi nhiệt năng của vật nên dòng điện có mang năng lượng. 1 a - Năng lượng điện gọi là điện năng. - Năng lượng điện tiêu thụ được đo bằng điện kế (công tơ điện). 0,25đ 0,25đ - Mỗi nam châm có hai cực từ là: Cực từ Bắc (N) và cực từ Nam (S). - Hai nam châm đặt gần nhau thì tương tác với nhau: hai cực cùng tên 0,5đ 1 b đẩy nhau, hai cực khác tên hút nhau. 0,5đ Bàn ủi có điện trở lớn hơn dây dẫn nên nhiệt lượng tỏa ra từ bàn ủi lớn 1đ 2 a hơn nhiệt lượng tỏa ra từ dây dẫn. - Ubmax = Ibmax.Rbmax =2,5.10 = 25V 0,5đ 2 b - U> Ubmax nên biến trở bị hư 0,5đ C: cực Nam ; D: cực Bắc 1đ 3 A: cực (+) ; B: cực (-) 1đ - Chỉ tiếp xúc với các bộ phận của các thiết bị điện trong mạng điện gia 4 a đình khi chúng làm bằng chất cách điện hoặc sau khi đã kiểm tra được 1đ sự cách điện giữa chúng với mạng điện chạy trong thiết bị. - Sử dụng ELCB (cầu dao chống giật). 0,5đ 4 b - khi CĐDĐ rò qua cơ thể là 15 mA. 0,5đ - Lượng điện năng tiêu thụ trong tháng 11: 4915 – 4582 = 333 = 50 + 50 + 100 + 100 + 33 (kW.h) 0,5đ 5 a - Số tiền phải trả: (50.1678 + 50.1734 + 100.2014 + 100.2536 + 33.2834) +(50.1678 + 50.1734 + 100.2014 + 100.2536 + 33.2834).10% = 791034,2 (đồng) 0,5đ - Tháng 11 dùng nhiều điện hơn. 0,5đ 5 b - Nhiều hơn 791034,2 - 691 277 = 99757,2 (đồng) 0,5đ -HẾT- Lưu ý: - Làm đúng mẫu; - Điểm: 0,25 – 0,5 – 0,75 – 1,0.