Đề giao lưu học sinh giỏi THCS - Môn: Vật lý lớp 7

doc 4 trang hoaithuong97 5731
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu học sinh giỏi THCS - Môn: Vật lý lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_giao_luu_hoc_sinh_gioi_thcs_mon_vat_ly_lop_7.doc

Nội dung text: Đề giao lưu học sinh giỏi THCS - Môn: Vật lý lớp 7

  1. PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI THCS VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1:(1 điểm) Lấy một thanh êbônit cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào trong những kết quả sau đây là đúng? Hãy nêu một phương án đơn giản có thể kiểm tra được kết quả của mình? A. Chỉ có thanh ê bônit bị nhiễm điện, còn miếng len thì không nhiễm điện. B. Chỉ có miếng len nhiễm điện còn thanh ê bônit không nhiễm điện. C. Cả thanh ê bônit và miếng len đều bị nhiễm điện. D. Không có vật nào nhiễm điện. Câu 2: (1 điểm) Khi nói về hiện tượng nhiễm điện của các vật. An cho rằng: Khi vật A đã nhiễm điện, nó có thể hút được các vật khác. Còn Bình thì lại cho rằng: Khi vật A hút được vật B, thì vật A chắc chắn đã bị nhiễm điện. Theo em bạn nào đúng? bạn nào sai? Vì sao? Câu 3: (2,5 điểm) Người ta dùng một bình để đo khối lượng riêng của thủy tinh hạt bằng cách dùng cân thực hiện một số phép đo và thu được kết quả sau: -Khối lượng bình không: m1=26,5g - Khối lượng bình có chứa thủy tinh hạt: m2=61,5g -Khối lượng bình có chứa số hạt thủy tinh kể trên và được đổ đầy nước : m3=97g -Khối lượng bình chỉ chứa đầy nước : m4 =76g Dựa vào các kết quả trên hãy xác định khối lượng riêng của thủy tinh. (cho biết khối lượng riêng của nước D=1000kg/m3). Câu 4 (2 điểm): Một người đứng trước một gương phẳng treo sát trên tường nhà, người này muốn nhìn thấy ảnh của toàn thân mình trong gương. Hỏi người này có nhất thiết phải mua một chiếc gương phẳng có chiều cao bằng người mình không? Em hãy đưa ra câu trả lời và giải thích trên hình vẽ? Câu 5 (2,5 điểm): Cho hai gương phẳng quay mặt sáng vào nhau và tạo với nhau một góc α. Một tia sáng nằm trong mặt phẳng vuông góc với hai gương chiếu tới gương thứ nhất, phản xạ sang gương thứ hai rồi phản xạ một lần nữa. Tia phản xạ cuối này hợp với tia tới một góc β. Tính β. Câu 6 (1 điểm): Một tấm thép mỏng hình chữ nhật kích thước vừa phải để có thể thuận tiện cho làm thí nghiệm. Bằng các dụng cụ có trong phòng thí nghiệm Vật lý (không có thước cặp). Em hãy nêu một phương án để xác định chính xác nhất bề dày của tấm thép. Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI THCS NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Vật Lý lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu Nội dung Điểm Câu 1 Đáp án C 0,5 1,0đ Phương án kiểm tra: Có thể đưa thanh ê bônit và miếng len lại gần những vật nhẹ khác (như mẩu giấy vụn) ta sẽ thấy cả hai vật đều có thể hút được mẩu giấy. Điều đó chứng tỏ cả hai vật sau khi cọ xát với nhau, chúng 0,5 đều bị nhiễm điện Câu 2 Một vật khi nhiễm điện thì có khả năng hút khác vật khác, đó là 1,0đ một đặc điểm quan trọng của vật nhiễm điện. Vậy An nói chính xác. 0,5 Khi một vật hút được một vật khác thì chưa hẳn vật ấy đã nhiễm điện (ví dụ, Nam châm hút sắt). Về bản chất thanh nam châm có thể hoàn toàn không phải là vật bị nhiễm điện. Vậy ý kiến của Bình là không chính xác. 0,5 Câu 3 Theo kết quả đề bài cho ta thấy: KLR của nước D=1000kg/m3=1g/cm3 2,5 đ - Khối lượng thủy tinh hạt có trong bình : M1= m2 - m1 =61,5-26,5=35g 0,25 -Khối lượng nước trong bình (không có hạt thủy tinh) là: M2= m4 – m1 =76-26,5=49,5g 0,5 3 Dung tích bình chứa V1=M2/D=49,5cm 0,25 -Khối lượng nước trong bình có chứa thủy tinh hạt: M3=m3 – m2=97-61,5=35,5g 0,25 Thể tích nước trong bình có chứa hạt thủy tinh: 3 V2=M3/D=35,5Cm 0,25 - Thể tích của thủy tinh hạt trong bình 3 - V0=V1-V2=49,5 - 35,5=14 cm 0,5 3 -Khối lượng riêng của thủy tinh D0= M1/V0 =35/14=2,5g/cm 0,5 Câu 4 Người này không nhất thiết phải mua gương có chiều cao bằng chiều cao của người mình. Hình vẽ: Giả sử chiều cao người ĐC; gương EG; đầu Đ, mắt M, 2,0 đ chân C
  3. Đ E Đ’ H. vẽ M K 1,0 Đ I I C C’ G Gọi Đ’ là ảnh của Đ ; M’ là ảnh của M; C’ là ảnh của C qua gương. Ảnh đối sứng với vật qua gương. Để mắt nhìn thấy ảnh của chân C’ thì phải có ánh sáng từ C phát ra truyền tới gương tại I và phản xạ qua mắt M, IM có phương 0,5 qua C’ hay M,I,C’ thẳng hàng. Vì M nằm giữa C và Đ nên I nằm giữa EG. Tương tự K nằm giữa EG. ( IK<GE) 0,5 Vậy người ấy chỉ cần mua chiếc gương có chiều cao ít nhất bằng đoạn IK là có thể soi được từ đầu đến chân. Câu 5 TH 1: α là góc nhọn 2,5đ G1 R M S I β N 0,25 α A J G2 Hai gương G1và G2 cắt nhau tại A; tia tới SI cho các tia phản xạ lần lượt trên 2 gương là IJ, JR. Hai tia SI và JR cắt nhau tại M. Góc β =góc SMJ. Tam giác MIJ có góc SMJ =góc MIJ + góc IJM. 0,25 Từ định luật phản xạ ta suy ra góc G1IM = góc AIJ; góc IJA=MJG2 0,25 β = 180 0-2(AIJ)+ 1800-2(AJI)=3600-2(AIJ+AJI) 0,25 =3600-2(1800- α). Hay β =2 α.
  4. TH 2: góc α là góc tù S G1 R I α 0,25 A J G2 M β Tương tự như phần trên và góc SIG1=AIM; góc RJG2=AJM ta có Góc β =góc MIJ +góc MJI = 2(AIJ + AJI) = 2(1800- α) 0,75 β =360-2α 0,25 TH 3: đặc biệt khi α=900 vẽ hình chứng minh được hai tia SI và JR song song nhau => β=1800 0,25 (nếu hs tính góc kề β mà đúng vẫn cho điểm) Câu 6 Dụng cụ cần dùng : 1,0đ Bĩnh chia độ; thước thẳng có vạch chia mm. Khăn lau; giấy, bút, cốc đựng nước. Cách làm: Xác định thể tích tấm thép bằng bình chia độ. - đổ một lượng nước đủ ngập tấm thép ghi lại thể tích nước 0,25 3 ban đầu V1 (cm ). - Thả tấm thép vào bình chia độ xác định mực nước dâng lên 3 gọi thể tích đó là V2 (cm ). 0,25 3 - Thể tích tấm thép V= V2-V1 (cm ). - lấy tấm thép ra lau khô. - dùng thước đo chiều dài (a), chiều rộng (b) của tấm thép ta 0,25 có diện tích tấm thép S=a.b (cm2) 0,25 - Bề dày tấm thép h= (V2-V1)/ab Tùy theo lỗi giám khảo thống nhất cách trừ điểm. chú ý các hình vẽ có đường truyền ánh sáng.