Đề kiểm tra 15 phút số 2 - Môn Vật lí

docx 2 trang hoaithuong97 6720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút số 2 - Môn Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_so_2_mon_vat_li.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút số 2 - Môn Vật lí

  1. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 2 Câu 1: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có truyền vào mắt ta. Cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu trên là A. nguồn sáng. B. ánh sáng. C. nguồn tối. D. bóng tối. Câu 2: Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng được gọi là A. tia hắt ánh sáng. B. tia sáng. C. độ dài tia sáng. D. hướng quang học. Câu 3: Bóng nửa tối là A. vùng nằm ở phía sau vật cản và nhận được ánh sáng một phần từ vật sáng truyền tới. B. vùng nằm ở phía trước vật cản và nhận được ánh sáng một phần từ vật sáng truyền tới. C. vùng nằm ở phía sau vật cản và nhận được ánh sáng một phần từ nguồn sáng truyền tới. D. vùng nằm ở phía trước vật cản và nhận được ánh sáng một phần từ nguồn sáng truyền tới. Câu 4: Qua một gương phẳng, ứng với góc tới i và góc phản xạ i’ thì biểu thức nào sau đây là đúng? A. i > i’. B. i = i’. C. i < i’. D. 90° < i + i’ < 180°. Câu 5: Ta nhìn thấy màu vàng của hoa mai vì A. bản thân bông hoa mai có màu vàng. B. hoa mai là nguồn sáng. C. có ánh sáng màu vàng từ hoa mai truyền đến mắt ta. D. hoa mai là vật sáng. Câu 6: Trong trường hợp nào sau đây ánh sáng truyền đi theo đường thẳng? A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính. B. Trong môi trường màu xanh. C. Trong môi trường có màu và đồng tính. D. Trong môi trường màu trắng. Câu 7: Nhật thực toàn phần xảy ra khi A. Mặt Trăng nằm trong khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất, quan sát được ở chỗ có bóng tối. B. Mặt Trăng nằm trong khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất, quan sát được ở chỗ có bóng nửa tối. C. Mặt Trăng nằm ngoài khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất, quan sát được ở chỗ có bóng tối. D. Mặt Trăng nằm ngoài khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất, quan sát được ở chỗ có bóng nửa tối. Câu 8: Hình của một vật quan sát được trong gương được gọi là A. bóng của một vật tạo bởi gương. B. ảnh của một vật tạo bởi gương. C. hình chiếu của một vật tạo bởi gương. D. ảo ảnh của một vật tạo bởi gương. Câu 9: Trong một phòng hoàn toàn đóng kín tất cả các cửa ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi A. ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt. B. ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt. C. ban đêm, không bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt. D. ban ngày, không bật đèn, mở mắt. Câu 10: Trên thực tế,có bao nhiêu loại chùm sáng chính? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 11: Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng là chùm sáng A. hội tụ. B. phân kì. C. giao thoa. D. song song. Câu 12: Khi mua thước thẳng, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào sau đây? A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. C. Định luật truyền thẳng của ánh sáng. D. Định luật khúc xạ ánh sáng. Câu 13: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào? A. Tạo với nhau một góc 90°. B. Tạo với nhau một góc 45°. C. Cùng nằm trên một đường thẳng. D. Nằm trên một cung tròn. Câu 14: Chiếu một tia sáng lên một bề mặt phẳng phản xạ ánh sáng, ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40°. Giá trị của góc tới là A. 40°. B. 60°. C. 80°. D. 20°. Câu 15: Ví dụ nào sau đây là về nguồn sáng? A. Mặt Trăng sáng vào ban đêm. B. Chai thủy tinh để dưới trời nắng. C. Bóng đèn đang tắt vào ban ngày. D. Ngọn lửa đang cháy. Câu 16: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm Âm lịch? A. Vì khi đó Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và có cường độ sáng nhất. B. Vì khi đó hệ ba hành tinh (Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng) cùng nằm trên một đường thẳng. C. Vì khi đó Mặt Trăng chịu ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời. D. Vì vào đêm Âm lịch, Mặt Trăng không đi vào vùng tối của Trái Đất. Câu 17: Trong các vật sau đây, vật nào có thể được coi là một gương phẳng?
  2. A. Mặt đất. B. Mặt đĩa CD. C. Mặt tường màu đen. D. Mặt phẳng của tờ giấy. Câu 18: Ví dụ nào sau đây là đúng về nguồn sáng? A. Miếng thủy tinh hắc lại ánh sáng khi để nó ngoài nắng. B. Gương phẳng phản chiếu lại ánh sáng Mặt Trời. C. Dây tóc bóng đèn tự phát sáng khi có dòng điện chạy qua. D. Soi đèn pin vào miếng gỗ thấy có ánh sáng trên miếng gỗ. Câu 19: Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta thường dùng một hệ thống gồm nhiều đèn mà không dùng một bóng đèn lớn. Mục đích chính của việc này là gì? A. Dùng nhiều đèn để thu được ánh sáng mạnh phát ra từ những bóng đèn. B. Dùng nhiều đèn để phòng khi có bóng bị cháy. C. Dùng nhiều đèn để tránh hiện tượng xuất hiện các bóng đen. D. Dùng nhiều đèn để không bị chói mắt. Câu 20: Một tia sáng SI truyền theo phương hợp mới mặt phẳng nằm ngang một góc 66°. Để tia phản xạ có phương nằm ngang thì phải đặt gương phẳng hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc là A. 57°. B. 33°. C. 66°. D. 24°. BẢNG ĐÁP ÁN 1. B 2. B 3. C 4. C 5. B 6. A 7. A 8. B 9. B 10. B 11. A 12. C 13. C 14. D 15. D 16. B 17. B 18. C 19. C 20. A