Đề kiểm tra học kì II - Môn: Văn 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II - Môn: Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_van_9.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II - Môn: Văn 9
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HỢP HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2020 - 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. ĐỌC, HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Âm nhạc là một trong những món quà kì diệu khiến đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó - một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Chúng khiến tâm trí bạn trở nên thư thái, đưa lại cho bạn cảm giác bình yên sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nhưng bạn có biết rằng, ngoài những thanh âm vang vọng từ thế giới bên ngoài kia còn có một thứ âm thanh khác kì diệu hơn cất lên từ chính tâm hồn bạn. Mỗi người trong chúng ta đều ẩn chứa một khúc nhạc huyền bí. Khúc nhạc ấy được tạo nên bởi một chuỗi suy nghĩ nối tiếp nhau. Nó được kết tinh từ những kí ức đã qua. Khi bạn mãi ám ảnh về một điều gì, điều đó sẽ được lưu lại trong khúc nhạc tâm hồn và trở đi, trở lại trong tâm trí bạn. (Theo Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, tr.88) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. Chỉ ra thành phần phụ chú, thành phần tình thái trong câu văn: Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó - một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Câu 4. Điều kì diệu mà âm nhạc mang đến cho em là gì? (viết 3 đến 5 dòng) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm): Viết bài văn nghị luận khoảng 300 chữ với chủ dề: Hãy sống chan hoà với mọi người. Câu 2: (5.0 điểm): Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc. (Trích “Nói với con” - Văn 9 tập II) 1
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS HỢP HƯNG NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 9 CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5 “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là: 0,5 2 âm thanh cất lên từ chính tâm hồn con người. - Thành phần phụ chú: - một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui 0,5 3 tươi. 0,5 - Thành phần tình thái trong câu văn: Chắc hẳn. - Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể tự do bày tỏ suy nghĩ nhưng cần diễn 1,0 đạt rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. 4 Ví dụ: âm nhạc giúp giải toả những áp lực cuộc sống, mang lại niềm vui, xoa dịu nỗi buồn . II. LÀM VĂN 1 Viết bài văn nghị luận khoảng 300 chữ với chủ dề: Hãy sống chan hoà với mọi người. 2 *Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đày đủ, rõ ràng, lời văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. *Yêu cầu cụ thể: a. Nội dung trình bày - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hãy sống chan hoà với mọi người. 0,25 - Giải thích: sống chan hoà là sống vui vẻ hoà hợp với mọi người và sẵn 0,25 sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích. - Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. 1,25 + Biểu hiện của lối sống chan hoà: cởi mở gần gũi với mọi người; quan tâm, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động tập thể + Ý nghĩa của lối sống chan hoà: Giúp ta có được nhiều niềm vui trong cuộc sống, góp phần xây dựng một tập thể đoàn kết; giúp ta được mọi người yêu quý và sẽ nhận được sự giúp đỡ từ mọi người khi ta gặp khó khăn + Tuy nhiên sống chan hoà không có nghĩa là a dua, đua đòi theo đám 2
- đông, khiến ta đánh mất bản thân + Phê phán lối sống ích kỉ, khép kín, không hoà nhã với mọi người - Liên hệ, rút ra bài học. 0,25 b. Hình thức trình bày - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm ba phần: Mở bài, thân bài, Kết bài. - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. c. Sáng tạo Thể hiện cảm nhận riêng, sâu sắc, sáng tạo, có nhiều cách diễn đạt độc đáo 2 Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ 5,0 *Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lời văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy; đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả. từ ngữ ngữ pháp. *Yêu cầu cụ thể: a. Nội dung trình bày - Giới thiệu tác giả, tác phậm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình qua đoạn thơ: * Người đồng mình có sống giàu ý chí và nghị lực. "Người đồng mình thương lắm con ơi! Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn". - Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua. - Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người. - Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ. => Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc. * Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn. “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 3
- Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”. - Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc. - Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ. => Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương. - Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả. - Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người *Đánh giá: Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ 0.5 Tổng điểm toàn bài 10.0 *Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng chấm, GV cần trân trọng sự sáng tạo trong bài làm của học sinh để cho điểm. 4