Đề kiểm tra học kì II - Môn: Văn 7

docx 9 trang hoaithuong97 6450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II - Môn: Văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_van_7.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II - Môn: Văn 7

  1. UBND QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: Ngữ văn - LỚP 7 NGUYỄN VĂN LINH Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY VẬN VẬN NHẬN THÔNG DỤNG DỤNG TỔNG BIẾT HIỂU THẤP CAO NỘI DUNG TN TL TN TL TN TL TN TL CÂU ĐIỂM 1. Văn học: Tinh thần 2 1 yêu nước của nhân 1, 2, 3 1.5 câu câu dân ta 2. Văn học: Đức tính 1 1 2.0 giản dị của Bác Hồ câu 3. Tiếng Việt: Liệt kê 1 4 0.5 câu 4. Tiếng Việt: Rút gọn câu, câu đặc biệt, chuyển đổi câu chủ 1 5 1.0 động thành câu bị câu động, dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu 5. Tập làm văn: 1 câu 2 5.0 Văn nghị luận 1
  2. UBND QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: Ngữ văn - LỚP 7 NGUYỄN VĂN LINH Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Trích Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Hoài Thanh C. Hồ Chí Minh B. Phạm Văn Đồng D. Đặng Thai Mai Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả C. Biểu cảm B. Tự sự D. Nghị luận Câu 3: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn trích? A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Câu 4: Trong câu: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” tác giả sử dụng phép tu từ nào? A. Nhân hóa C. Tăng cấp B. Tương phản D. Liệt kê Câu 5: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp: Cột A Cột B 1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. a. Câu đặc biệt 2. Hoa sim! b. Câu rút gọn 3. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy c. Câu bị động đặn. 4. Lan bị thầy giáo phê bình vì đi học muộn. d. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Phần II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Vẻ đẹp trong đời sống của Bác được thể hiện như thế nào trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ? Qua đó em học tập được gì từ Bác? Câu 2. (5.0 điểm) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. 2
  3. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 – HỌC KÌ II Năm học 2020 – 2021 Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) 1 2 3 4 5 C D C D 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 Phần II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) - Sự giản dị trong đời sống của Bác được chứng minh qua 3 phương diện: + Bữa cơm: vài ba món; không để rơi vãi; bát sạch, sắp xếp tươm tất (0.5 điểm) + Nơi ở: nhà sàn vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, hương thơm của hoa vườn (0.5 điểm) + Tác phong làm việc và quan hệ với mọi người: suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ; tự làm được thì không cần người giúp (0.5 điểm) - Em học tập được gì từ Bác: Học sinh trình bày những suy nghĩ của riêng mình về bài học rút ra được từ sự giản dị của Bác. (0.5 điểm) Câu 2: (5.0 điểm) 1. Hình thức: (1.0 điểm) - Vận dụng tốt kiểu bài nghị luận. - Trình bày bố cục ba phần. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. - Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, mạch lạc. - Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác. 2. Nội dung: (4.0 điểm) Dàn bài gợi ý: a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim". b. Thân bài - Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim". - Bàn luận: Tại sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại? - Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim. + Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tộc. + Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán. + Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất. + Những nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp, . 3
  4. + Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác. + Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt. + Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công” - Rút ra bài học. - Liên hệ bản thân. c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ. 3. Biểu điểm: - 5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung như trên; không mắc lỗi chính tả; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bố cục cân đối. - 4 – 4.5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, diễn đạt trôi chảy, mắc 3 – 4 lỗi chính tả. - 3 – 3.5 điểm: Đảm bảo về nội dung nhưng diễn đạt chưa trôi chảy, mắc 5 – 6 lỗi chính tả. - 2 – 2.5 điểm: Nội dung chưa đầy đủ, bố cục không rõ ràng, diễn đạt lủng củng, mắc 9 – 10 lỗi chính tả. - 1 – 2 điểm: Bài làm chưa xong, nội dung chưa đầy đủ, viết chiếu lệ, mắc quá nhiều lỗi chính tả. - 0 điểm: Lạc đề, không làm bài. *Ghi chú : - Phần nội dung nêu trên chỉ là gợi ý, tổ chấm thảo luận thống nhất dàn ý và biểu điểm chi tiết. - Cần khuyến khích những HS có cách làm sáng tạo. HẾT Ngày tháng năm 2020 Người ra đề Lương Quỳnh Uyên 4
  5. UBND QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: Ngữ văn - LỚP 7 NGUYỄN VĂN LINH Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY VẬN VẬN NHẬN THÔNG DỤNG DỤNG TỔNG BIẾT HIỂU THẤP CAO NỘI DUNG TN TL TN TL TN TL TN TL CÂU ĐIỂM 1. Văn học: Tinh thần 2 1 yêu nước của nhân 1, 2, 3 1.5 câu câu dân ta 2. Văn học: Đức tính 1 1 2.0 giản dị của Bác Hồ câu 3. Tiếng Việt: Liệt kê 1 4 0.5 câu 4. Tiếng Việt: Rút gọn câu, câu đặc biệt, chuyển đổi câu chủ 1 5 1.0 động thành câu bị câu động, dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu 5. Tập làm văn: 1 câu 2 5.0 Văn nghị luận BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 MÔN VĂN CẤP HUYỆN FILE WORD Zalo 0946095198 180 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6=90k; 170 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7=80k; 225 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8=110k; 280 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9=140k. 5
  6. UBND QUẬN CẨM LỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: Ngữ văn - LỚP 7 NGUYỄN VĂN LINH Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Trích Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai? C. Hoài Thanh C. Hồ Chí Minh D. Phạm Văn Đồng D. Đặng Thai Mai Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? C. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự D. Nghị luận Câu 3: Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn trích? E. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. F. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. G. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. H. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Câu 4: Trong câu: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” tác giả sử dụng phép tu từ nào? C. Nhân hóa C. Tăng cấp D. Tương phản D. Liệt kê Câu 5: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp: Cột A Cột B 5. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. e. Câu đặc biệt 6. Hoa sim! f. Câu rút gọn 7. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy g. Câu bị động đặn. 8. Lan bị thầy giáo phê bình vì đi học muộn. h. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Phần II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Vẻ đẹp trong đời sống của Bác được thể hiện như thế nào trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ? Qua đó em học tập được gì từ Bác? Câu 2. (5.0 điểm) 6
  7. Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 – HỌC KÌ II Năm học 2020 – 2021 Phần I. Trắc nghiệm (3.0 điểm) 1 2 3 4 5 C D C D 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 Phần II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) - Sự giản dị trong đời sống của Bác được chứng minh qua 3 phương diện: + Bữa cơm: vài ba món; không để rơi vãi; bát sạch, sắp xếp tươm tất (0.5 điểm) + Nơi ở: nhà sàn vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, hương thơm của hoa vườn (0.5 điểm) + Tác phong làm việc và quan hệ với mọi người: suốt ngày làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ; tự làm được thì không cần người giúp (0.5 điểm) - Em học tập được gì từ Bác: Học sinh trình bày những suy nghĩ của riêng mình về bài học rút ra được từ sự giản dị của Bác. (0.5 điểm) Câu 2: (5.0 điểm) 1. Hình thức: (1.0 điểm) - Vận dụng tốt kiểu bài nghị luận. - Trình bày bố cục ba phần. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. - Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, mạch lạc. - Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác. 2. Nội dung: (4.0 điểm) Dàn bài gợi ý: a. Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. b. Thân bài: (3.0 điểm) - Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. - Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày: * Ngày xưa: 7
  8. - Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền, Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh, tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới (tế thần và biếu bậc trên, những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia, thầy, ông lang ) - Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già - Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và giữ nước. * Ngày nay: - 10/3 (âm lịch) giỗ tổ Hùng Vương - Các bảo tàng . nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc - 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ - Các phong trào đền ơn đáp nghĩa . - Các ngày lễ 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề - Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy - Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa c. Kết bài: (0.5 điểm) - Lòng biết ơn là tình cảm cao quí, thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất - Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của VN. 3. Biểu điểm: - 5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung như trên; không mắc lỗi chính tả; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bố cục cân đối. - 4 – 4.5 điểm: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, diễn đạt trôi chảy, mắc 3 – 4 lỗi chính tả. - 3 – 3.5 điểm: Đảm bảo về nội dung nhưng diễn đạt chưa trôi chảy, mắc 5 – 6 lỗi chính tả. - 2 – 2.5 điểm: Nội dung chưa đầy đủ, bố cục không rõ ràng, diễn đạt lủng củng, mắc 9 – 10 lỗi chính tả. - 1 – 2 điểm: Bài làm chưa xong, nội dung chưa đầy đủ, viết chiếu lệ, mắc quá nhiều lỗi chính tả. - 0 điểm: Lạc đề, không làm bài. *Ghi chú : - Phần nội dung nêu trên chỉ là gợi ý, tổ chấm thảo luận thống nhất dàn ý và biểu điểm chi tiết. - Cần khuyến khích những HS có cách làm sáng tạo. HẾT Ngày tháng năm 2020 Người ra đề 8
  9. Lương Quỳnh Uyên 9