Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường Thpt Nguyễn Tất Thành
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường Thpt Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_11_truong_thpt_nguyen_t.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường Thpt Nguyễn Tất Thành
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN VẬT LÍ – KHỐI 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: o0o Câu 1 (1,5đ):Định nghĩa điện dung của tụ điện. Viết công thức tính điện dung tụ điện? Câu 2(1,0đ):Hãy nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân? Câu 3(1,5đ):Hãy nêu cách ghép nối tiếp các nguồn điện.Viết biểu thức tínhsuất điện động và điện trở trong của bộnguồn gồm n nguồn giống nhau ghép nối tiếp. Vận dụng: Ghép 5 pin giống nhau nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V và điện trở trong 0,5Ω. Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ pin. Câu 4(1,0đ): Bình điện phân chứa dung dịch AgNO 3 có a-nốt bằng bạc Ag, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 2 A. Biết Ag có A = 108 g/mol, hóa trị là 1. Tính khối lượng bạc bám vào ca-tốt của bình điện phân trong thời gian 30 phút. Câu 5(1,0đ):Một máy lạnh trong lớp học có thông số(220V – 1500W) được sử dụng mỗi ngày 6 giờ. Biết máy hoạt động bình thường. Tính tiền điện lớp đó phải trả cho máy lạnh đó trong một tháng (30 ngày), biết giá 1kWh là 3000đồng/1kW.h. Câu 6(3,0đ):Cho mạch điện như hình vẽ. Biết ε = 12V, r = 2Ω , R 1 = 10Ω , R2 = 4 Ω , bóng đèn ghi ( 6V – 6W ),R3 = 12Ω. a) Tính số chỉ Ampe kế ? b) Độ sáng của đèn thế nào? c) Nếu để đèn sáng bình thường thì phải cần nguồn điện có suất điện động bằng bao nhiêu? Tất cả điện trở coi như có giá trị không đổi.
- Câu 7 (1,0đ): Một nguồn điện có suất điện động là 6V, điện trở trong r = 2Ω. Lúc đầu, mạch ngoài gồmcó điện trở R 1=0,5 Ω. Mắc thêm vào mạch điện trở R 2thì công suất mạch ngoài không thay đổi. Hỏi phải mắc R2 nối tiếp hay song song với R1 và có giá trị bao nhiêu? HẾT (Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm; Thí sinh không được sử dụng tài liệu) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN VẬT LÍ – KHỐI 11 Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện 1đ của tụ ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương 1,5đ số của điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa 2 bản của nó. Q C U 0,5đ Câu 2 Dòng điện trong chất điện phân là dòng các ion dương và ion âm 1đ chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau. 1đ Câu 3 Ghép nối tiếp các nguồn điện là ghép sao cho cực âm của nguồn 0,5đ điện trước nối với cực dương của nguồn điện sau một cách liên tiếp. 1,5đ 0,5 đ 휉b = n.휉rb = n.r - Suất điện động của bộ: 휉b = 15V 0,5đ - Điện trở trong của bộ: rb = 2,5 1A Câu 4 - Khối lượng bạc bám vào catốt là: 0,5đ m = Fn I.t 1đ 1 108 0,5đ - Hay m = 96500 . 1 .2.1800 = 4,03g Câu 5 Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày 0,5đ A = 30.P.t = 972.000.000=270kWh 1đ 0,5đ Tiền điện: 270.3000= 810.000đ 2 Câu 6 a/ - Tính Rđ = U đm/ Pđm = 6Ω R1 Rd (R2 RP ) 3đ - Tính RN = = 8Ω 0,5 R1 Rd R2 RP
- 0,5 - I = IA= = 1,2A RN r b/ - UAB = I. RN= 9,6 V U AB - Tính Iđ = I1đ= = 0,6A 0,5 R1 R d Pdm - Tính Iđm = = 1A 0,25 Udm - Vì Id 푃 = 2.푅 = 2,88=>R = 0,5 Ω hoặc = 8 Ω 1đ 0,5đ Suy ra: R = 8 , vì R > R1 , nên cần mắc R2 nối tiếp R1 R2 = R – R1 = 7,5 Ω Tổng 10 đ Chú ý: Mỗi bài toán có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn được trọn số điểm bài toán đó. Sai đơn vị trừ 0,25đ và không trừ quá 2 lần trong mỗi bài toán. Công thức đúng nhưng đáp số sai: cho 0,25 điểm công thức. HẾT