Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Đề 2 - Trường THPT Quang Trung Nguyễn Huệ

docx 3 trang hoaithuong97 5030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Đề 2 - Trường THPT Quang Trung Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_11_de_2_truong_thpt_qua.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Đề 2 - Trường THPT Quang Trung Nguyễn Huệ

  1. SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS, THPT Môn: Vật lí 11 QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ Năm học: 2019 -2020 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 2 Câu 1: ( 2,0 điểm) Phát biểu và viết công thức định luật Ôm đối với toàn mạch. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? Có cách nào để phòng tránh hiện tượng đoản mạch? Câu 2: ( 2,0 điểm) Nêu định nghĩa suất điện động của nguồn điện. Viết công thức, chú thích. Áp dụng: Suất điện động của một pin là 1,5 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2 C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện. Câu 3: ( 1,0 điểm) Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại. Câu 4: ( 3,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 48 V, điện trở trong r = 2 Ω. Điện trở R1 = 6 Ω, đèn R2 ( 6 V- 6 W), bình điện phân R3 = 10 Ω chứa dung dịch CuSO4 với điện cực bằng Cu ( A = 64, n =2). a) Tìm cường độ dòng điện trong mạch. b) Tính khối lượng đồng thu được ở catot của bình điện phân sau 10 phút 20 giây. c) Đèn R2 sáng như thế nào? d) Tính hiệu suất của nguồn điện. E, r A B R1 R2 R3 Câu 5: ( 2,0 điểm) Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là I = 2 A. Tính: a) điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 15 phút. b) số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong thời gian trên. Biết điện tích e = - 1,6.10-19 C. HẾT Họ và tên thí sinh: SBD: ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  2. Đáp án và thang điểm đề 2 lý 11- hk1 Câu Đáp án Thang điểm 1 Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện ( 0,5đ) và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó. ( 0,5đ) E I ( 0,5đ) 2,0 điểm R N + r Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi cường độ dòng điện đạt giá trị lớn nhất khi điện trở mạch ngoài không đáng kể (RN 0) và I =  . (0,25đ) Để phòng tránh tác hại của hiện tượng đoản r mạch người ta thường sử dụng cầu chì, áp tô mát hoặc các rơ le điện từ trong mạch điện. (0,25đ) 2 Định nghĩa: Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện (0,5đ) và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích q dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó. ( 0,5đ). 2,0 điểm A Công thức:E = ( 0,25 đ) q trong đó:E (V) là suất điện động của nguồn điện. A (J) là công của lực lạ thực hiện. q (C) là độ lớn điện tích q. Đúng chú thích 2/3 ( 0,25đ ) Áp dụng: Tính đúng A = 3 J. ( 0,5đ) 3 Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các 1,0 điểm electron tự do dưới tác dụng của điện trường. 2 4 a) R = 푈 (0,25 đ) 2 푃 = 6 Ω RN = R1 + R2 + R3 = 6+6+10 = 22 Ω . ( 0,25 đ) I = ( 0,25 đ) + 푅 3,0 điểm 48 = 2 + 22 = 2 . ( 0,25 đ) b) 10 phút 20 giây = 620 s công thức đúng ( 0,5 đ) thay số đúng ( 0,25 đ ) kết quả đúng m = 0,41 g. ( 0,25 đ) c) IđmĐ = 1 A. I2 = I = 2 A. ( 0,25 đ) Vì I2 > IđmĐ . Suy ra đèn sáng hơn bình thường. ( 0,25 đ) d) UN = I.RN = 2.22 = 44 V. ( 0,25 đ)
  3. Hiệu suất nguồn H = UN / E = 11/12. ( 0,25 đ) 5 15 phút = 900 s ( 0,25đ) a) q = I.t ( 0,5 đ) = 1800 C ( 0,25đ) 2,0 điểm b) N = q/|푒| ( 0,5 đ ) = 1,125.1022 ( 0,5 đ )