Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Thủ Thiêm

docx 3 trang hoaithuong97 5110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Thủ Thiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_thu_thie.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Thủ Thiêm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN VẬT LÝ – KHỐI 10 TRƯỜNG THPT THỦ THIÊM Thời gian làm bài 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (1 điểm): Hãy phát biểu định luật 1 Newton. Câu 2 (1 điểm): Phát biểu và viết biểu thức định luật Húc. (Chú thích các đại lượng trong công thức, đơn vị). Câu 3 (1 điểm): Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì? Câu 4 (1 điểm): Momen lực đối với một trục quay là gì? Câu 5 (1 điểm): Cho hai chất điểm có khối lượng giống nhau, khi đặt cách nhau 100 m thì lực hấp dẫn giữa chúng là 667 N. Tính khối lượng của hai chất điểm. Cho hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. Câu 6 (1,5 điểm): Một lò xo có chiều dài 28 cm, một đầu được giữ cố định. Khi treo vật có khối lượng m = 360 g thì lò xo dãn ra 2 cm. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính độ cứng của lò xo. b) Nếu treo một vật có khối lượng 630 g thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Câu 7 (1,5 điểm): Một người gánh hai thúng; thúng gạo nặng 150 (N), thúng bắp nặng 100 (N). Đòn gánh dài 1 m. Hỏi vai của người đó phải đặt ở điểm nào và chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Câu 8 (2 điểm): Một thùng gỗ có khối lượng 30 kg đang nằm yên trên mặt sàn nằm ngang tại A. Thùng gỗ được kéo bằng một lực F = 60 N theo phương ngang. Lấy g = 10 m/s 2. Cho hệ số ma sát t = 0,1. a) Tính gia tốc của thùng. Suy ra vận tốc của thùng sau khi chuyển động được 10 s đến B. b) Tại B, ngừng tác dụng lực lên thùng. Thùng trượt đến C rồi dừng hẳn. Biết hệ số ma sát vẫn là 0,1. Tính đoạn đường BC. Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: .Lớp: SBD:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN VẬT LÝ – KHỐI 10 TRƯỜNG THPT THỦ THIÊM Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (1 điểm): Hãy phát biểu định luật 1 Newton. NỘI DUNG ĐIỂM -2 ý 1 đ Câu 2 (1 điểm): Phát biểu và viết biểu thức định luật Húc. (Chú thích các đại lượng trong công thức, đơn vị). Phát biểu định luật Húc 0,5 đ Biểu thức Fđh = k|∆푙| 0,25 đ Chú thích, đơn vị 0,25 đ Câu 3 (1 điểm): Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì? Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy. - Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. Câu 4 (1 điểm): Momen lực đối với một trục quay là gì? Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đoàn của nó. M = F.d Câu 5 (1 điểm): Cho hai chất điểm có khối lượng giống nhau, khi đặt cách nhau 100 m thì lực hấp dẫn giữa chúng là 667 N. Tính khối lượng của hai chất điểm. Cho hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. NỘI DUNG ĐIỂM 2 1. 2 0,5 đ + 0,5 đ 퐹 = = => = 316227766 2 2 Câu 6 (1,5 điểm): Một lò xo có chiều dài 28 cm, một đầu được giữ cố định. Khi treo vật có khối lượng m = 360 g thì lò xo dãn ra 2 cm. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính độ cứng của lò xo. b) Nếu treo một vật có khối lượng 630 g thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? a. Fđh = P 0,25 đ k|∆푙| = mg, k. 0,02 = 0,36.10 0,25 đ k = 180 N/m 0,5 đ b. Fđh’ = P’ k|∆푙′| = m’g, 180.|∆푙′| = 0,63. 10 ∆l’ = 0,035 m, 0,25 đ
  3. l’= 0,28 + 0,035 m = 0,315 m 0,25 đ Câu 7 (1,5 điểm): Một người gánh hai thúng; thúng gạo nặng 150 (N), thúng bắp nặng 100 (N). Đòn gánh dài 1 m. Hỏi vai của người đó phải đặt ở điểm nào và chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. 퐹 = 퐹1 + 퐹2 = + 퐹 = 250 퐹 = 250 1 2 + = 1 = 0,4 0,5 + 0,5 퐹1 2 1 2 1 = 150 1 ― 100 2 = 0 2 = 0,6 퐹2 1 Vai của người đó đặt cách thúng gạo 0,4m và cách thúng bắp 0,5 0,6m, chịu một lực bằng 250N. Câu 8 (2 điểm): Một thùng gỗ có khối lượng 30 kg đang nằm yên trên mặt sàn nằm ngang tại A. Thùng gỗ được kéo bằng một lực F = 60 N theo phương ngang. Lấy g = 10 m/s 2. Cho hệ số ma sát t = 0,1. a) Tính gia tốc của thùng. Suy ra vận tốc của thùng sau khi chuyển động được 10 s đến B. b) Tại B, ngừng tác dụng lực lên thùng. Thùng trượt đến C rồi dừng hẳn. Biết hệ số ma sát vẫn là 0,1. Tính đoạn đường BC. Áp dụng phương pháp động lực học tínhđược a. Gia tốc của chuyển động và vận tốc là a 1m / s2 ;v 10m / s b. Trên đoạn BC. Gia tốc của chuyển động và quãng đường trên đoạn BC là a 1m / s2 ;s 50m Hết