Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Tạ Quang Bửu
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Tạ Quang Bửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_ta_quang.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Tạ Quang Bửu
- MA TRẬN ĐỀ CHÍNH THỨC – KHỐI 10 CẤP ĐỘ NỘI TỔNG Vận dụng DUNG Nhớ Thông hiểu ĐIỂM Cấp độ thấp Cấp độ cao Câu 1a Chương 1 0,5 điểm Câu 4b Câu 2 Câu 4a Chương 2 Câu 5 4,5 điểm Câu 1b, 1c Chương 3 Câu 3 Câu 3d Câu 6 5,0 điểm Tổng số câu 5 1 2 2 10 điểm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2019 - 2020) TRƯỜNG THPT TẠ QUANG BỬU Môn VẬT LÝ – Khối 10 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp: Câu 1 (1,5đ): Hãy trình bày: a. định nghĩa chất điểm? b. định nghĩa vật rắn? c. điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng đồng thời của ba lực không song song? Câu 2 (1,5đ): Hãy phát biểu các định luật sau: a. định luật I – Newton? b. định luật vạn vật hấp dẫn? c. định luật Hooke đối với biến dạng đàn hồi của lò xo? Câu 3 (2,0đ): Hãy phát biểu: a. quy tắc tổng hợp của hai lực có giá đồng quy? b. quy tắc momen lực? c. quy tắc hợp lực song song cùng chiều? d. khi nào thì một lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định không có xu hướng làm cho vật quay? Câu 4 (1,5đ): Một vật được ném theo phương nằm ngang từ đỉnh tháp cao 180 m so với mặt đất. Biết vật rơi tại điểm cách chân tháp 360 m. Bỏ qua mọi ma sát và sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Chọn hệ trục Oxy, gốc O tại điểm ném, Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng hướng xuống. a. Tính thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất và vận tốc ném ban đầu của vật? b. Tại điểm chạm đất, vectơ vận tốc hợp với phương ngang một góc bằng bao nhiêu?
- Câu 5 (1,5đ): Một vật có khối lượng 100 kg sẽ chuyển động đều lên một mặt phẳng nghiêng góc 300 khi chịu tác dụng của lực kéo có độ lớn 600 N dọc theo mặt nghiêng. Hỏi khi thả vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng thì nó sẽ chuyển động với gia tốc là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2. Coi ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là đáng kể. A O B Câu 6 (2,0đ): Cho hệ cơ học như hình vẽ. Thanh AB đồng chất tiết diện đều có khối lượng 0,3 kg có thể quay quanh trục qua O. Cho AB = 40 cm, OA = 2 10 cm, FA = 12 N. Lấy g = 10 m/s . Tính độ lớn FB để thanh AB cân bằng ? 퐹⃗ 퐹⃗ - HẾT - ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ – KT HỌC KỲ 1 (2019 - 2020) – KHỐI 10 – CHÍNH THỨC Câu Đáp án Điểm Ghi chú 1 Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của (2,0đ) nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến). Vật rắn: là những vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực. 0,5đx3 Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng đồng thời của ba lực không song song: Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì: + ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng qui. + hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. 2 Phát biểu định luật I – Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực (1,5đ) nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì 0,5đx3 tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Phát biểu định luật Hooke đối với biến dạng đàn hồi của lò xo: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. 3 Quy tắc tổng hợp của hai lực có giá đồng quy: Muốn tổng hợp hai lực có (2,0đ) giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai véctơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực. Quy tắc momen lực: Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim 0,5đx4 đồng hồ. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều + Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy. + Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy. Khi nào thì một lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định không có xu hướng làm cho vật quay? Một lực tác dụng vào một vật có trục quay cố
- định không có xu hướng làm cho vật quay khi giá của lực đi qua trục quay (vì cánh tay đòn của lực : d = 0). 4 (1,5đ) a. - Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất: gt2 2 h h= =180( m ) t = = 6 s 0,25đx2 2 g - Vận tốc ban đầu của vật: L = v0.t = 360 m 0,25đ => v0 = 60 m/s 0,25đ v g.t 10.6 b. tanα = y = = = 1 0,25đ vx v0 60 0,25đ 0 → α = 45 . 5 Vẽ hình phân tích đầy đủ các lực tác dụng lên vật đang chuyển động lên mặt (1,5đ) phẳng nghiêng. 0,25đ F⃗⃗ + F⃗⃗⃗⃗ms⃗⃗⃗⃗ + P⃗⃗⃗t + P⃗⃗⃗n⃗ + N⃗⃗⃗ = m. a⃗⃗ = 0⃗⃗ 0,25đ Chiếu lên trục Oy: → N = Pn = mgcosα Chiếu lên trục Ox: → μ = (F – mgsinα)/(mgcosα) = √3/15 0,25đ Khi thả vật trượt xuống → F = 0 → a = (Pt – Fms)/m = g(sinα – μcosα) 0,25đ → a = 4 m/s2. 0,5đ 6 Vẽ hình đúng và đầy đủ các lực 0,25đ OB = AB – OA = 0,3 m 0,25đ (2,0đ) GA = GB = = 0,2 m 0,25đ 2 OG = GA – OA = 0,1 m 0,25đ Để thanh cân bằng: ⃗ = ⃗⃗ + ⃗ 0,25đ 퐹 ⁄ 푃⁄ 퐹 ⁄ 0,25đ FA.OA = P.OG + FB.OB 0,5đ FB = 4 N Ghi chú: • Trường hợp thiếu đơn vị ở đáp án chính của câu hỏi thì trừ 0.25(đ) cho mỗi đơn vị thiếu và trừ tối đa 1 điểm trên toàn bộ bài kiểm tra. • Trường hợp trình bày tự luận mà thiếu lời dẫn giải cho câu hỏi chính thì trừ từ 0.25(đ) cho mỗi lần thiếu và trừ tối đa 1 điểm trên toàn bộ bài kiểm tra. • Mọi trường hợp vi phạm kỷ luật phòng thì đều bị cho điểm không (00) đối với bài kiểm tra của học sinh vi phạm. - HẾT – MA TRẬN ĐỀ DỰ BỊ – KHỐI 10 CẤP ĐỘ NỘI TỔNG Vận dụng DUNG Nhớ Thông hiểu ĐIỂM Cấp độ thấp Cấp độ cao Câu 1a Chương 1 0,5 điểm Câu 4b Câu 2 Câu 4a Chương 2 Câu 5 4,5 điểm Câu 1b, 1c Chương 3 Câu 3 Câu 3d Câu 6 5,0 điểm
- Tổng số câu 5 1 2 2 10 điểm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2019 - 2020) TRƯỜNG THPT TẠ QUANG BỬU Môn VẬT LÝ – Khối 10 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ DỰ BỊ Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp: Câu 1 (1,5đ): Hãy trình bày: a. định nghĩa chất điểm? b. định nghĩa vật rắn? c. điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng đồng thời của ba lực không song song? Câu 2 (1,5đ): Hãy phát biểu các định luật sau: a. định luật I – Newton? b. định luật vạn vật hấp dẫn? c. định luật Hooke đối với biến dạng đàn hồi của lò xo? Câu 3 (2,0đ): Hãy phát biểu: a. quy tắc tổng hợp của hai lực có giá đồng quy? b. quy tắc momen lực? c. quy tắc hợp lực song song cùng chiều? d. khi nào thì một lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định không có xu hướng làm cho vật quay? Câu 4 (1,5đ): Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất với vận tốc đầu là 90 m/s và lúc chạm đất nó có vận tốc là 150 m/s. Bỏ qua mọi ma sát và sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Chọn hệ trục Oxy, gốc O tại điểm ném, Ox nằm ngang, Oy thẳng đứng hướng xuống. a. Xác định độ cao h rồi suy ra thời gian vật chuyển động trong không khí và tầm bay xa của vật? b. Tại điểm chạm đất, vectơ vận tốc hợp với phương ngang một góc bằng bao nhiêu? Câu 5 (1,5đ): Một vật có khối lượng 100 kg sẽ chuyển động đều lên một mặt phẳng nghiêng góc 300 khi chịu tác dụng của lực kéo có độ lớn 600 N dọc theo mặt nghiêng. Hỏi khi thả vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng thì nó sẽ chuyển động với gia tốc là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2. Coi ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là đáng kể. Câu 6 (2,0đ): Thanh AB = 1,2 m đồng chất, tiết diện đều có trọng lượng 5 N. A O B Người ta treo tại đầu A một vật có trọng lượng 4,5 N. Biết trục quay O cách đầu A là 0,5 m. Hãy tìm trọng lượng của vật treo tại đầu B để giữ cho thanh AB cân bằng. - HẾT -
- ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ – KT HỌC KỲ 1 (2019 - 2020) – KHỐI 10 – DỰ BỊ Câu Đáp án Điểm Ghi chú 1 Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của (2,0đ) nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến). Vật rắn: là những vật có kích thước đáng kể và hầu như không bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực. 0,5đx3 Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng đồng thời của ba lực không song song: Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì: + ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng qui. + hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. 2 Phát biểu định luật I – Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực (1,5đ) nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì 0,5đx3 tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Phát biểu định luật Hooke đối với biến dạng đàn hồi của lò xo: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. 3 Quy tắc tổng hợp của hai lực có giá đồng quy: Muốn tổng hợp hai lực có (2,0đ) giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai véctơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực. Quy tắc momen lực: Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim 0,5đx4 đồng hồ. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều + Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy. + Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy. Khi nào thì một lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định không có xu hướng làm cho vật quay? Một lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định không có xu hướng làm cho vật quay khi giá của lực đi qua trục quay (vì cánh tay đòn của lực : d = 0). 4 a. Thời gian vật chuyển động: (1,5đ) v=+ v22(.) g t 0 0,25đ 150 = 9022 + (10.t ) =ts12( ) 0,25đ Độ cao h: 11 h=. g . t22 = .10.12 = 720( m ) 0,25đx2 22
- Tầm bay xa của vật: 2h Lxvm===max0 .90.121080() 0,25đx2 g v g.t 10.12 4 b. tanα = y = = = vx v0 90 3 0,25đx2 → α = 530. 5 Vẽ hình phân tích đầy đủ các lực tác dụng lên vật đang chuyển động lên mặt (1,5đ) phẳng nghiêng. 0,25đ F⃗⃗ + F⃗⃗⃗⃗ms⃗⃗⃗⃗ + P⃗⃗⃗t + P⃗⃗⃗n⃗ + N⃗⃗⃗ = m. a⃗⃗ = 0⃗⃗ 0,25đ Chiếu lên trục Oy: → N = Pn = mgcosα Chiếu lên trục Ox: → μ = (F – mgsinα)/(mgcosα) = √3/15 0,25đ Khi thả vật trượt xuống → F = 0 → a = (Pt – Fms)/m = g(sinα – μcosα) 0,25đ → a = 4 m/s2. 0,5đ 6 Cho: AB = 1,2 m; OA = 0,5 m; P = 5 N; PA = 4,5 N. (2,0đ) →OB = AB – OA = 1,2 – 0,5 = 0,7 m. 0,25đ AG = BG = AB/2 = 0,6 m. 0,25đ OG = AG – OA = 0,6 – 0,5 = 0,1 m. 0,25đ Điều kiện cân bằng của thanh AB: M → = M → + M → 0,25đ P P P A /0 /0 B/0 PA .OA = P.OG + PB.OB 0,25đ 4,5.0,5 = 5.0,1+ P .0,7 B 0,25đ → P = 2,5N B 0,5đ Để thanh AB cân bằng thì trọng lượng của vật treo tại đầu B là 2,5 N. Ghi chú: • Trường hợp thiếu đơn vị ở đáp án chính của câu hỏi thì trừ 0.25(đ) cho mỗi đơn vị thiếu và trừ tối đa 1 điểm trên toàn bộ bài kiểm tra. • Trường hợp trình bày tự luận mà thiếu lời dẫn giải cho câu hỏi chính thì trừ từ 0.25(đ) cho mỗi lần thiếu và trừ tối đa 1 điểm trên toàn bộ bài kiểm tra. • Mọi trường hợp vi phạm kỷ luật phòng thì đều bị cho điểm không (00) đối với bài kiểm tra của học sinh vi phạm. - HẾT –